Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết

Rối loạn đường huyết lúc đói là tình trạng đường huyết tăng hoặc giảm bất thường khi đói khiến cho nhiều người lo lắng. Không ít người cho rằng, rối loạn đường huyết lúc đói là “điềm báo” về nguy cơ mắc đái tháo đường. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ cùng bạn.

Mục lục

  • Lý giải “tất tần tật” về rối loạn đường huyết lúc đói
    • Rối loạn đường huyết lúc đói là gì?
    • Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết khi đói
    • Cách xác định rối loạn đường huyết lúc đói.
    • Chỉ số đường huyết lúc đói an toàn là bao nhiêu?
  • Rối loạn đường huyết lúc đói là “điềm báo” của bệnh đái tháo đường?
  • Kiểm soát rối loạn đường huyết lúc đói không khó như bạn tưởng!
    • Rối loạn tụt đường huyết lúc đói
    • Rối loạn tăng đường huyết lúc đói
  • Trà Giảo cổ lam giúp kiểm soát rối loạn đường huyết lúc đói hiệu quả
  • Lời kết

Rối loạn đường huyết lúc đói có thể do một số bệnh lý hoặc biến đổi sinh lý của cơ thể gây ra. Do đó, bạn cần hiểu rõ tình trạng này để thái độ điều trị đúng đắn, tránh gặp phải những bất an, lo lắng không cần thiết.

Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết
ối loạn đường huyết lúc đói có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Rối loạn đường huyết lúc đói là gì?

Trong khái niệm rối loạn đường huyết lúc đói, bạn cần làm rõ 3 vấn đề bao gồm: “đường huyết” là gì, “lúc đói” là khi nào và “rối loạn” là như thế nào?

Đầu tiên, chúng ta nói đến đường huyết. Đây đây là chỉ số biểu thị cho nồng độ đường glucose trong máu. Chỉ số này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các loại thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể.

Tiếp theo, “thời điểm đường đói” của cơ thể được xác định là sau bữa ăn ít nhất 8 – 14 tiếng. Trong suốt thời gian này, người bệnh sẽ nhịn ăn hoàn toàn và chỉ được uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.

Cuối cùng, tình trạng “rối loạn” đường đói được xác định khi chỉ số đường huyết vượt ngoài ngưỡng bình thường từ 3,9 – 5,6 mmol/ L (hay 70 -100 mg/dL).

Như vậy, có thể hiểu được, rối loạn đường huyết lúc đói là tình trạng đường huyết sau khi ăn 8 – 14 tiếng của một người nằm ngoài khoảng 3,9 – 5,6 mmol/ L.

Khi đường huyết thấp hơn 3,9 mmol/ L có nghĩa bạn đang bị tụt đường huyết. Ngược lại, nếu đường huyết vượt 5,6 mmol/ L bạn đang bị tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết khi đói

Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết được chia làm 2 nhóm chính bao gồm: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

  • Do căng thẳng, stress kéo dài: Thông thường, đường huyết của cơ thể sẽ được kiểm soát bởi hormon insulin. Tuy nhiên, khi bạn bị áp lực kéo dài dẫn đến rối  loạn nội tiết có thể khiến cơ thể giảm tiết insulin. Tình trạng này kết hợp với chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột có thể khiến đường huyết bị tăng bất thường.
  • Tụt đường huyết: Nếu bạn lao động với cường độ cao trong thời gian dài  hoặc nhịn ăn quá lâu sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết. Lúc này, cơ thể sẽ tăng tiết glucagon để đưa đường ở gan ra dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như: Thuốc chống viêm thuộc nhóm Corticoid, thuốc trầm cảm, thuốc tránh thai có thể gây tăng đường huyết.
Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết
Khi căng thẳng, stress kéo dài sẽ gây rối loạn nội tiết khiến cơ thể giảm tiết insulin.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Do tiểu đường: Bệnh tiểu đường khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu insulin hoặc kháng insulin. Lúc này, đường huyết sẽ tăng lên bất thường và gây nguy hiểm cho người bệnh. ☛ Có thể bạn sẽ cần tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết: Insulin là gì? Vai trò của insulin
  • Bệnh tuyến tụy: Tụy là cơ quan sản xuất ra hormon insulin chịu trách nhiệm vận chuyển đường glucose từ máu vào tế bào. Khi tụy suy yếu, chức năng tiết insulin bị giảm hoặc mất đi gây tăng đường huyết.
  • Cường giáp: Bệnh cường giáp khiến cơ thể tăng tiết hormon glucagon làm tăng chuyển hóa glycogen ở gan thành đường. Do đó, bệnh cường giáp có thể là một trong số nguyên nhân gây rối loạn đường huyết lúc đói.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn đường huyết lúc đói, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn thực hiện xét nghiệm kiểm tra.

Cách xác định rối loạn đường huyết lúc đói.

Cách xác định đường huyết lúc đói chính xác nhất là tiến hành xét nghiệm. Xét nghiệm này có thể thực hiện ở hầu hết các bệnh viện gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Người bệnh nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi xét nghiệm và đến đăng ký khám bệnh tại bệnh viện.
  • Bước 2: Bác sĩ khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm cho bệnh nhân
  • Bước 3: Bệnh nhân được lấy máu tại khu vực lấy mẫu xét nghiệm.
  • Bước 4: Bệnh nhân nhận kết quả xét nghiệm và nghe đánh giá từ bác sĩ.
Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết
Xét nghiệm xác định rối loạn đường huyết lúc đói cần được thực hiện tại bệnh viện.

Xét nghiệm đường đói chỉ có một lưu ý đặc biệt là trong vòng 8 – 14 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn phải nhịn ăn hoàn toàn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nếu có chỉ định từ bác sĩ.

Tần suất xét nghiệm rối loạn đường huyết lúc đói được Hiệp hội tiểu đường khuyến cáo cho từng nhóm đối tượng như sau:

  • Thực hiện định kỳ 2 – 3 năm/ lần: Đối với người khỏe mạnh trên 45 tuổi
  • Thực hiện định kỳ 1 năm/ lần: Đối với những người một trong những yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình bị tiểu đường, ít vận động, sinh con trên 4kg, huyết áp cao trên 140/90 mmHg, người có men gan cao, người bị hội chứng đa nang buồng trứng, người mắc bệnh tim mạch, người có tiền sử bệnh tim mạch.
  • Thực hiện định kỳ 2 – 3 tháng/ lần: Đối với người được xác định tiền tiểu đường.
  • Thực hiện 1 – 2 tháng/ lần: Đối với bệnh nhân tiểu đường.

Chỉ số đường huyết lúc đói an toàn là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết lúc đói được xác định là an toàn sẽ có sự thay đổi theo từng đối tượng. Ví dụ, ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm, mức chỉ số đường huyết lúc đói mục tiêu sẽ cao hơn những người khỏe mạnh hoặc mới mắc tiểu đường.

Tài liệu của Bộ y tế khuyến cáo mức chỉ số đường huyết lúc đói an toàn cho từng trường hợp cụ thể như sau:

  • Người trưởng thành, không mang thai, không bị tiểu đường: 3,9 – 5,6 mmol/L.
  • Người trường thành bị tiểu đường, không mang thai: 4,4 – 7,2 mmol/L.
  • Người già khỏe mạnh: 5,0 – 7,2 mmol/ L.
  • Người già sức khỏe trung bình: 5.0 – 8.3 mmol/L.
  • Người già sức khỏe rất yếu: 5.5 – 10.0 mmol/L.

Những trường hợp có đường huyết lúc đói nằm ngoài ngưỡng, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị và hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Việc bạn cần làm lúc này là tuân thủ hướng dẫn để kiểm soát sức khỏe tốt nhất.

Rối loạn đường huyết lúc đói là “điềm báo” của bệnh đái tháo đường?

Nhiều người cho rằng, đường huyết lúc đói tăng cao đồng nghĩa với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, quan điểm này chưa chính xác hoàn toàn.

Chỉ số đường huyết lúc đói chỉ thể hiện cho bệnh đái tháo đường khi bệnh nhân thực hiện xét nghiệm 2 lần cách nhau 1 – 7 ngày mà chỉ số đều vượt quá 7mmol/ L. Lúc này, bệnh nhân cần tiến hành điều trị theo phác đồ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, nếu chỉ số đường huyết lúc đói nằm ở khoảng 5.6 – 6.9mmol/l, bệnh nhân được xếp vào nhóm tiền đái tháo đường. Đây là nhóm nguy cơ cao có khả năng tiến triển thành bệnh. Trường hợp này, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt để đưa mức đường đói về ngưỡng bình thường.

Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết
Rối loạn đường huyết lúc đói cảnh báo nguy cơ về đái tháo đường

Như vậy, rối loạn đường huyết lúc đói không phải là tiểu đường nhưng nó cảnh báo nguy cơ tiến tới căn bệnh này. Do đó, bạn không nên quá hoang mang nhưng cũng đừng chủ quan, lơ là. Cách tốt nhất là thăm khám định kỳ thường xuyên và trao đổi các vấn đề của mình với bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác.

☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Hiểu đúng và đủ về bệnh Tiểu đường

Kiểm soát rối loạn đường huyết lúc đói không khó như bạn tưởng!

Biện pháp kiểm soát rối loạn đường huyết lúc đói được xây dựng dựa trên tình trạng thực tế của người bệnh.

Rối loạn tụt đường huyết lúc đói

Trường hợp này, bạn nên chuẩn bị sẵn những đồ ngọt bên người như bánh, kẹo, nước ngọt,… Ngay khi thấy các dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, lạnh người, đổ mồ hôi lạnh, mờ mắt thì hãy sử dụng ngay những thực phẩm này để cân bằng lại đường huyết.

Rối loạn tăng đường huyết lúc đói

Ở ngưỡng đường huyết tăng, rối loạn tăng đường huyết lúc đói được chia làm 2 trường hợp, bao gồm: Đái tháo đường và tiền đái tháo đường.

Bệnh nhân đái tháo đường

Những người đã được xác định đái tháo đường cần tiến hành điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Phác đồ điều trị thường gồm nhiều loại thuốc, cụ thể:

  • Insulin: Là thuốc được chỉ định bắt buộc cho bệnh nhân đái tháo đường type 1. Insulin được bổ sung vào cơ thể giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào hiệu quả. Nhờ đó, nồng độ đường huyết sẽ được kiểm soát.
  • Thuốc nhóm Sulfonylurea: Thường gặp nhất là các thuốc: Gliclazide, Glipizide, Glibenclamide, Glimepiride, Glyburide. Thuốc được chỉ định cho người đái tháo đường type 1 với tác dụng kích thích tuyến tụy tăng bài tiết insulin.
  • Thuốc nhóm Biguanid: Thường gặp nhất là Metformin. Metformin có tác dụng ức chế thoái hóa đường từ gan đồng thời tăng tính nhạy cảm của insulin với đường glucose. Do đó, thuốc được chỉ định cho cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2.
  • Thuốc nhóm Glitinide: Điển hình của nhóm thuốc này là các thuốc Repaglinide và Nateglitinide. Thuốc có tác dụng kích thích tăng tiết insulin nên được chỉ định trong điều trị tiểu đường type 1.
  • Thuốc nhóm Alpha Glucosidase: Phổ biến nhất là các thuốc: Acarbose, Voglibose, Miglitol. Nhóm thuốc này làm vỡ cấu trúc của glucose để tạo ra các phân tử đường đơn. Nhờ đó giúp giảm đường huyết. Thuốc có thể được chỉ định cho người đái tháo đường type 1 và type 2.
  • Nhóm thuốc Thiazolidinedione: Thường gặp nhất là thuốc Pioglitazone. Thuốc làm tăng tính nhạy cảm của Insulin với đường Glucose nên thường được chỉ định trong điều trị đái tháo đường type 2.
  • Nhóm thuốc ức chế men DPP – 4: Bao gồm các thuốc: Sitagliptin, Sitagliptin, Vildagliptin, Linagliptin. Thuốc có tác dụng kích thích tăng bài tiết insulin ở tụy, giảm thoái hóa đường ở gan nhờ đó kiểm soát được đường huyết. Các thuốc ức chế men DPP – 4 thường được chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường type 1.
Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết
Bệnh đái tháo đường cần được kiểm soát bằng thuốc.

Các thuốc điều trị tiểu đường thường cho tác dụng nhanh nhưng cũng khiến người bệnh đối diện với nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân chỉ được phép sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tích cực theo dõi đường huyết, tái khám thường xuyên và thông báo cho bác sĩ khi gặp phải dấu hiệu bất thường.

Tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường không gây nguy hiểm cho người bệnh ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, tình trạng này có thể tiến triển thành đái tháo đường sau khoảng 5 – 10 năm. Để ngăn chặn quá trình tiến triển này, người bệnh cần điều chỉnh chế độ sống để khắc phục vấn đề rối loạn đường huyết lúc đói.

Các khuyến cáo của chuyên gia cho người tiền đái tháo đường bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu đường bột, đồ ăn ngọt chứa nhiều đường. Những món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo cũng không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng các thực phẩm không tốt như: rượu, bia, thuốc lá, các loại cà phê,…
  • Về chế tập luyện: Tập luyện cường độ cao rất tốt cho kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, bạn không nên quá sức mà cần cân đối thời gian và bài tập phù hợp với sức khỏe của mình. Với những người không thể vận động mạnh nên đi lại nhẹ nhàng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Bạn không nên làm việc quá sức. Cơ thể cần có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi và điều tiết hoạt động của các cơ quan. Do đó, hãy xây dựng cho mình một thời gian biểu làm việc khoa học. Khi gặp phải áp lực, hãy thư giãn và tìm cách giải tỏa cho mình.
  • Theo dõi chỉ số đường huyết: Các chuyên gia khuyến cáo, người có nguy cơ mắc tiểu đường nên trang bị cho mình một máy đo đường cá nhân và đo đường đói mỗi ngày. Thói quen này giúp bạn theo dõi tình hình đường huyết của mình và điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Trà Giảo cổ lam giúp kiểm soát rối loạn đường huyết lúc đói hiệu quả

Giảo cổ lam là một trong những cây thuốc quý trong kho tàng thuốc cổ truyền của người Việt.  Gần đây, các nghiên cứu của Viện Karolinska Thụy Điển và Viện Dược liệu Trung ương đã chứng minh được khả năng vượt trội của thảo dược này trong việc hỗ trợ kiểm soát tình trạng tiểu đường.

Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết
Trà Giảo cổ lam tuệ linh hỗ trợ kiểm soát rối loạn đường huyết lúc đói

Theo đó, hoạt chất Phanosid được tìm thấy trong cây Giảo cổ lam có tác dụng điều hòa đường huyết. Nhờ khả năng kích thích tăng tính nhạy cảm của insulin với đường glucose, hoạt chất Phanosid giúp giảm đường huyết hiệu quả ở bệnh nhân tiểu đường và tiền tiểu đường. Đây cũng là lý do khiến cây thuốc Giảo cổ lam được nhiều bác sĩ khuyến khích sử dụng để kiểm soát rối loạn đường huyết lúc đói.

Sản phẩm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh là sản phẩm duy nhất hiện nay đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Giảo cổ lam sang các thị trường khó tính như Đức và Slovakia. Với các ưu điểm như:

  • Vùng trồng Giảo cổ lam sạch, theo tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO
  • Chỉ gồm Giảo cổ lam 5 lá – Gynostemma pentaphyllum
  • Hiệu quả – an toàn cho người mỡ máu cao, huyết áp cao, tiểu đường

Để mua được giảo cổ lam đúng loại 5 lá, đảm bảo các tiêu chuẩn từ trồng đến thu hái. Thay vì lựa chọn các sản phẩm lá giảo cổ lam trôi nổi trên thị trường hãy tìm đến các nhà thuốc địa chỉ bán Giảo cổ lam Tuệ Linh để mua nhé!

Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian bạn có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. 

Lời kết

Có thể thấy, rối loạn đường huyết là yếu tố đem lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên vì điều này mà quá hoang mang lo lắng. Thay vào đó, một thái độ lạc quan kết hợp cùng thói quen sống khoa học sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm lại sức khỏe của mình.

Nguồn tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322079#prevention

https://www.healthline.com/health/hypoglycemia-without-diabetes#symptoms