Nguyên nhân của bệnh hắc lào

Nhiều người thắc mắc không biết nguyên nhân bị hắc lào là gì? Chỉ thấy bệnh lây lan rất nhanh, có thể dễ dàng lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể và lây lan sang người khác. Biết được nguyên nhân bị bệnh hắc lào sẽ giúp người bệnh có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như phương pháp xử trí tốt nhất cho căn bệnh này.

  • Bệnh hắc lào là gì?
  • Nguyên nhân bị hắc lào
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào
  • Điều trị bệnh hắc lào
  • Phương pháp phòng bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào là gì?

Bệnh hắc lào là một loại bệnh nấm da do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra, thường gặp nhất là ba loại microsporum, trychophyton (chiếm tỷ lệ nhiều nhất) và epidermophyton. Bệnh có thể xuất hiện toàn thân, ở tại da đầu, da chân, da đùi, móng tay,… Bệnh hắc lào có khả năng lây lan rất nhanh nếu như không có biện pháp xử trí ngăn chặn sự phát triển của vi nấm.

Nguyên nhân của bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào là bệnh ngoài da, do vi nấm gây ra ( chủ yếu là nấm trychophyton).

Nguyên nhân bị hắc lào

Bệnh hắc lào do vi nấm gây ra, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh nguồn nước, … chưa sạch sẽ, khiến vi nấm dễ phát triển trên da và gây bệnh. Cụ thể như:

– Vệ sinh thân thể kém, ít tắm gội khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi khiến vi nấm dễ phát triển và gây bệnh trên da.

– Mặc quần áo ẩm, ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh và phát triển trên da

– Tắm hay bơi lội ở những vùng nước bẩn, nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh khiến vi nấm dễ xâm nhập và gây bệnh.

Nguyên nhân tiếp theo, cũng là nguyên nhân phổ biến lây bệnh hắc lào là do lây nhiễm từ người nhiễm bệnh qua các hoạt động như:

– Mặc chung quần áo với người nhiễm hắc lào hoặc đang bị các bệnh nấm ngoài da.

– Bơi lội tại các khu vực công cộng có người nhiễm bệnh.

– Tiếp xúc trực tiếp lên vị trí da bị nấm của người bệnh

– Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh,..

Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào

Nguyên nhân của bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào thường có biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường trong như đồng tiền. (ảnh minh họa)

Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh hắc lào là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường trong như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa thường nhiều hơn về đêm, nhất là khi thời tiết nóng bức.

Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn sau đó chúng lan sang các vị trí khác trên cơ thể như bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực và có thể lan khắp cơ thể nếu không có biện pháp xử trí hiệu quả.

Điều trị bệnh hắc lào

Nguyên nhân của bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là gây mất thẩm mỹ trên các vùng dễ nhìn thấy như da mặt, cổ, tay, chân,… khiến người bệnh ngứa và đưa tay gãi liên tục gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên bệnh lại không khó chữa trị. Hiện nay bác sĩ chuyên khoa da liễu thường sử dụng kem bôi da để bôi trực tiếp lên vị trí nấm phát triển mà người bệnh ít phải dùng thuốc uống.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi ngoài da như ketoconazol, miconazol, clotrimazol, doxycyclin,… nhưng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Nếu dùng thuốc không đúng, bôi sang cả vùng da lành, da non có thể gây tình trạng phỏng, hoặc vô tình làm vị trí lây nhiễm trở nên nặng hơn. Do đó bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và sử dụng loại thuốc (kem) bôi da phù hợp để tránh xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Phương pháp phòng bệnh hắc lào

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do môi trường sống, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, lây nhiễm do tiếp xúc với người mang bệnh, do đó để phòng bệnh hắc lào bạn nên:

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, hang ngày, có thể sử dụng xà bông hoặc các dung dịch vệ sinh da an toàn.

– Vệ sinh chăn, gối, đệm và môi trường sống sạch sẽ

– Không mặc quần áo ẩm, ướt

– Hạn chế bơi lội ở các khu vực đông người, đặc biệt là các vùng nước bẩn.

– Không nên mặc chung quần áo với người khác.

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Hắc lào là một bệnh lý ở da do nhiễm vi nấm gây nên. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, có thể do môi trường, nguồn nước...Vậy người bệnh bị hắc lào có nguy hiểm không? Hắc lào có ảnh hưởng gì không?

Hắc lào là một bệnh lý ở da do nhiễm vi nấm gây nên. Bệnh hắc lào có thể xuất hiện trên nhiều vùng da của cơ thể như: da đầu, da chân, kẽ chân, đùi, móng tay ... Bệnh hắc lào xuất hiện nhiều nhất vào thời gian giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân hoặc mùa xuân và mùa hạ. Vì lúc này thời tiết nóng ẩm mưa phùn kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để virus sinh sôi, phát triển bùng phát.

2. Nguyên nhân gây bệnh hắc lào

Hắc lào là bệnh do nhiễm vi nấm gây nên, thường gặp nhất là 3 loại:

  • Trichophyton
  • Microsporum
  • Epidermophyton

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào chủ yếu đến từ thói quen vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, nguồn nước bị nhiễm bẩn, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, ... khiến vi nấm dễ phát triển và gây bệnh hắc lào trên da. Các nguyên nhân gây bệnh hắc lào cụ thể như sau:

  • Thói quen vệ sinh thân thể kém, chưa sạch sẽ, ít tắm gội, cơ thể đổ nhiều mồ hôi khiến cho vi nấm dễ sinh sôi phát triển và gây bệnh trên da.
  • Mặc quần áo bị ẩm, ướt tạo điều kiện cho vi nấm phát triển thuận lợi và gây bệnh.
  • Tắm gội ở những nơi có nguồn nước bị nhẫm bẩn khiến cho vi nấm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
  • Do lây nhiễm từ người đã mắc bệnh hắc lào, bao gồm: Mặc chung quần áo với người bệnh bị nhiễm hắc lào hoặc đang bị các bệnh nhiễm nấm trên da; Bơi hoặc tắm chung với người bị nhiễm hắc lào; Quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp lên vùng da bị hắc lào của người bệnh.

3. Dấu hiệu của bệnh hắc lào

Đặc điểm nổi bật nhất của bệnh hắc lào là nổi mẩn đỏ, xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ mọc thành hình đồng tiền. Bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị thương tổn, ngứa nhiều về đêm nhất là khi thời tiết nóng bức. Ngứa nhiều khiến bệnh nhân cào, gãi gây xước làm vỡ các mụn nước dễ làm vùng da bị hắc lào bị nhiễm khuẩn có thể có mụn mủ vàng, mụn nước phồng rộp.

Người bệnh bị hắc lào có thể bị nổi mẩn đỏ ở một vùng da trên cơ thể sau đó chúng lan sang các vị trí khác như: mặt, cổ, ngực, bẹn, ...Nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể lan khắp cơ thể gây các tổn thương trên da hoặc chàm hóa.

4. Bị hắc lào có nguy hiểm không?

Bệnh hắc lào gây ngứa ngáy, khó chịu đặc biệt nếu bị hắc lào trên các vùng da dễ nhìn thấy như: da mặt, da cổ, tay, chân ... gây mất thẩm mỹ khiến cho người bệnh mất tự tin. Người bệnh bị hắc lào nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ dễ lây lan khắp các vùng da trên cơ thể gây nên các tổn thương da hoặc chàm hóa, để lại sẹo ở vùng da bị thương tổn và lây sang cho người khác.

Tuy nhiên bệnh hắc lào là bệnh lý da liễu lành tính, thường gặp, không để lại những biến chứng nguy hiểm và không khó chữa trị.

5. Điều trị bệnh hắc lào như thế nào?

Để điều trị bệnh hắc lào cần kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân

5.1. Đối với điều trị tại chỗ

Sử dụng các thuốc chống nấm bôi tại vùng da bị hắc lào như:

  • Ketoconazol
  • Miconazol
  • Clotrimazol,...

Người bệnh cần bôi thuốc lên vùng da bị thương tổn do hắc lào đều đặn để làm giảm triệu chứng ngứa và lan rộng, lây qua vùng khác trên cơ thể. Khi bị hắc lào, bạn cần tránh gãi, làm trầy xước vùng da bị hắc lào để tránh gây bội nhiễm.

5.2. Đối với điều trị toàn thân

  • Thuốc điều trị kháng nấm như: Itraconazole, nizoral ...
  • Dùng thuốc kháng histamin để giúp bệnh nhân bị hắc lào giảm ngứa.
  • Sử dụng kháng sinh điều trị nếu có bội nhiễm và theo chỉ định của bác sĩ.

Để tránh bệnh tái phát người bệnh hắc lào cần tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ.

6. Phòng ngừa bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào là bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác và người đã từng bị bệnh hắc lào có thể bị tái nhiễm lại. Do đó việc phòng ngừa lây nhiễm và tái phát bệnh hắc lào là rất cần thiết. Để phòng bệnh hắc lào bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Không mặc chung quần áo, dùng chung đồ dùng cá nhân của người khác.
  • Không mặc quần áo ẩm, ướt.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt mồ hôi.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm gội thường xuyên, lựa chọn xà phòng tắm, sữa tắm gội phù hợp với làn da.
  • Nếu mắc bệnh hắc lào cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ để tránh bệnh tái phát.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ các vật nuôi trong nhà như: chó, mèo và các thú cưng khác.
  • Tập luyện thể dục nâng cao sức đề kháng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Người bệnh hắc lào cần hạn chế tiếp xúc gần với những người xung quanh để tránh lây nhiễm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Thuốc chống nấm: Phân loại, cách thức hoạt động
  • Dấu hiệu bệnh zona ở trẻ em
  • Mang thai bị nhiễm virus herpes ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?