Ngân hàng citibank việt tắt là gì năm 2024

Citigroup sẽ bán mảng bán lẻ ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cho United Overseas Bank (UOB) với giá khoảng 3,6 tỷ USD.

Giao dịch trị giá 4,9 tỷ đôla Singapore (3,6 tỷ USD) này bao gồm các hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ và thẻ tín dụng, các danh mục cho vay tín chấp và có bảo đảm, các doanh nghiệp quản lý tài sản và tiền gửi bán lẻ của Citigroup ở cả bốn quốc gia. Citigroup dự kiến khoảng 5.000 nhân viên sẽ chuyển đến UOB sau khi thỏa thuận kết thúc.

UOB sẽ trả một khoản tiền mặt đối với tài sản ròng của các doanh nghiệp bị mua lại, cộng với khoản phí bảo hiểm là 915 triệu đôla Singapore. Ngân hàng này sẽ sử dụng thặng dư vốn cổ phần để hoàn tất thương vụ.

Thỏa thuận trên có thể mang lại cho UOB - ngân hàng lớn thứ ba Đông Nam Á - một chỗ đứng lớn hơn trong khu vực. Theo UOB, hoạt động cho vay tiêu dùng của Citigroup tại 4 quốc gia có tổng giá trị tài sản ròng khoảng 4 tỷ đôla Singapore và tệp khách hàng khoảng 2,4 triệu người tính đến nửa đầu năm ngoái. Những hoạt động này đã tạo ra doanh thu khoảng 500 triệu đôla Singapore trong nửa đầu năm 2021.

Ngân hàng citibank việt tắt là gì năm 2024

Bên ngoài chi nhánh Citigroup tại Kuala Lumpur (Malasia). Ảnh: Bloomberg

Peter Babej - người giám sát hoạt động kinh doanh của Citigroup tại châu Á cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng UOB, với văn hóa mạnh mẽ và tham vọng khu vực rộng lớn, sẽ mang đến những cơ hội tuyệt vời và là ngôi nhà lâu dài cho các ngân hàng bán lẻ của chúng tôi ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam".

Theo Giám đốc Tài chính Mark Mason, việc bán bốn thị trường tiêu dùng này, cùng với các giao dịch đã công bố trước đây cho thấy sự cấp bách của Citigroup trong việc làm mới chiến lược của mình. "Chúng tôi cam kết làm việc vì lợi ích tốt nhất của cổ đông bằng cách tập trung nguồn lực vào các doanh nghiệp có thể mang lại sự tăng trưởng và tăng vốn", ông nói.

Động thái trên cũng nằm trong kế hoạch đơn giản hóa và tập trung kinh doanh của CEO Jane Fraser. Đại diện ngân hàng này cho biết thêm, tập trung kinh doanh sẽ tạo điều kiện đầu tư bổ sung vào các lĩnh vực trọng tâm chiến lược của Citigroup, bao gồm mạng lưới thiết chế trên khắp châu Á - Thái Bình Dương và mang lại lợi nhuận tối ưu.

Dưới thời Jane Fraser, Citigroup đã lên kế hoạch loại bỏ các hoạt động ngân hàng bán lẻ của mình tại 13 quốc gia khác nhau trên khắp châu Á và châu Âu. Thay vào đó, ngân hàng này tập trung vào việc xây dựng nhánh quản lý tài sản đang phát triển của mình.

Tuần này, Citigroup thông báo sẽ tìm cách thoát khỏi các hoạt động kinh doanh ngân hàng tiêu dùng, doanh nghiệp nhỏ và thị trường trung bình ở Mexico.

Citigroup đã công bố thỏa thuận bán thị trường bán lẻ đầu tiên trong số 13 quốc gia vào tháng 8/2021, khi ngân hàng National Australia Bank tiếp quản thị trường tại Australia. Vào tháng 11 năm ngoái, Citigroup được cảnh báo rằng họ sẽ phải chịu khoản phí từ 1,2-1,5 tỷ USD khi ngừng hoạt động bán lẻ ở Hàn Quốc. Tháng trước, Ngân hàng Union của Philippines đã đồng ý mua các tài sản tại thị trường trên.

Sáng nay, Ngân hàng UOB thông báo hoàn tất mua lại mảng ngân hàng bán lẻ, trong đó có nhận chuyển giao 575 nhân viên của Citi tại Việt Nam.

Đây là một phần trong thỏa thuận Citi chuyển nhượng mảng ngân hàng bán lẻ tại 4 thị trường gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia cho UOB với tổng giá trị 3,6 tỷ USD được hai bên công bố lần đầu vào tháng 1/2022. Thương vụ chuyển nhượng tại Thái Lan và Malaysia đã kết thúc cách đây 4 tháng, còn tại Indonesia dự kiến hoàn tất cuối năm nay.

Ông Victor Ngo, Tổng giám đốc UOB Việt Nam, nói rằng việc mua lại mảng bán lẻ của Citi góp phần củng cố chiến lược và cam kết dài hạn của ngân hàng này tại Việt Nam. Ông gọi việc Citi chào bán mảng kinh doanh này tại 4 thị trường Đông Nam Á "là một cơ hội lớn và đúng lúc" cho UOB, bởi thương vụ này giúp đẩy nhanh mục tiêu phát triển của ngân hàng lên sớm 5 năm.

Ông Victor Ngo ước tính số lượng khách hàng của UOB tại thị trường Việt Nam sẽ tăng gấp ba sau thương vụ này, dư nợ cho vay và tiền gửi tăng gấp đôi, còn nhân sự tăng từ 500 lên trên 1.100 người.

"Chúng tôi sẽ có khả năng cung cấp đầy đủ sản phẩm cho vay tín chấp, bao gồm thẻ tín dụng và khoản vay tín chấp cá nhân, đồng thời bổ sung các khoản vay thế chấp, vay mua ôtô nên có thể đa dạng nguồn thu", người đứng đầu UOB Việt Nam nói.

Trả lời VnExpress, ông Victor Ngo cho biết gần 100% khách hàng mảng bán lẻ của Citibank Việt Nam đồng ý chuyển sang UOB Việt Nam. Hai ngân hàng đang thực hiện quá trình chuyển giao và dự kiến mất khoảng 12-18 tháng để hợp nhất hoàn toàn về hệ thống. Trong giai đoạn này, sản phẩm dịch vụ và lợi ích của khách hàng hai bên vẫn được đảm bảo. Ngoài ra, 96% nhân sự mảng ngân hàng tiêu dùng của Citibank Việt Nam cũng chấp nhận thư mời làm việc của UOB Việt Nam.

Về phía Citi, ngân hàng này khẳng định "vẫn gắn bó chặt chẽ với Việt Nam và sẽ đầu tư nhiều hơn nữa để hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp tại đây" sau khi bán mảng bán lẻ.

Giám đốc điều hành Citi Legacy Franchises Titi Cole cho rằng hoàn tất chuyển nhượng mảng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam là bước tiến gần hơn đến việc hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn mảng này tại nhiều thị trường như một phần trong quá trình thay đổi mới chiến lược.

Trước đó, Citi đã ký thỏa thuận chuyển nhượng mảng này tại 9 thị trường và đến nay đã hoàn tất chuyển nhượng tại 6 thị trường bao gồm Úc, Bahrain, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Citi cũng thông báo ngừng mảng ngân hàng bán lẻ tại Trung Quốc và Hàn Quốc, đồng thời rút toàn bộ hiện diện thương mại khỏi Nga.

Citibank NA viết tắt của từ gì?

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân Hàng Citibank, N.A. Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Citibank, N.A. Tên viết tắt: Ngân hàng Citi.

Ngân hàng Citibank Việt Nam là ngân hàng gì?

Citibank là một ngân hàng quốc tế lớn, là công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính của tập đoàn Citigroups. Citibank được thành lập năm 1812 với tên gọi City Bank of New York, sau đó là First National City Bank of New York.

Ngân hàng Citibank bán cho ai?

Citi chuyển nhượng khối ngân hàng bán lẻ cho ai? Đối tác chuyển nhượng của chúng tôi chính là UOB - một ngân hàng hàng đầu tại Châu Á với mạng lưới toàn cầu gồm hơn 500 chi nhánh và văn phòng tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ.

Làm sao để gặp tổng đài viên Citibank?

Thắc mắc chung.

Tổng đài CitiPhone: (84 28) 3521 1111 1111..

Tổng đài liên hệ khi Quý khách đang ở nước ngoài: (84 28) 3521 1118 1118..

Đường dây nóng dành riêng cho khách hàng Citigold: (84 28) 3521 1088 1088..