Muốn thị quân sự phải có chiều cao bao nhiêu năm 2024

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vào thời điểm cuối năm bởi đây là thời điểm các địa phương sẽ tiến hành khám nghĩa vụ quân sự để chuẩn bị cho đợt tuyển quân mới. Vậy, tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Về độ tuổi được gọi khám sức khỏe quân sự sẽ là độ tuổi gọi nhập ngũ. Theo đó, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Theo khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự diễn ra từ ngày 01/11 – 31/12 hằng năm.

Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: Lý lịch rõ ràng; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; Có trình độ văn hóa phù hợp.

Như vậy, một trong những tiêu chuẩn quan trọng để công dân được gọi nhập ngũ là đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định. Vì vậy, trước khi nhập ngũ, công dân bắt buộc phải thực hiện khám sức khỏe để kiểm tra xem có đáp ứng đủ tiêu chuẩn hay không.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Thông tư Liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP giữa Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng thì khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.

Ngoài khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự còn có khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự; giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Quy định này nhằm tránh những sai sót khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Trong đó, tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Do đó, nếu tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng của công dân thuộc loại 1, 2, 3 sẽ đáp ứng được một trong các điều kiện đi nghĩa vụ quân sự.

Cụ thể, tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng (hay gọi là tiêu chuẩn phân loại theo thể lực) được Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn như sau:

LOẠI SỨC KHỎE

NAM

NỮ

Cao đứng (cm)

Cân nặng (kg)

Vòng ngực (cm)

Cao đứng (cm)

Cân nặng (kg)

1

≥ 163

≥ 51

≥ 81

≥ 154

≥ 48

2

160 – 162

47 – 50

78 – 80

152 – 153

44 – 47

3

157 – 159

43 – 46

75 – 77

150 – 151

42 – 43

4

155 – 156

41 – 42

73 – 74

148 – 149

40 – 41

5

153 – 154

40

71 – 72

147

38 – 39

6

≤ 152

≤ 39

≤ 70

≤ 146

≤ 37

Như vậy, để đạt được loại 1, 2, 3 về chiều cao, cân nặng đi nghĩa vụ quân sự 2024, công dân phải đạt mức tối thiểu như sau: Công dân nam: Phải cao từ 1m57 và cân nặng từ 43 kg. Công dân nữ: Phải cao từ 1m5 và cân nặng từ 42 kg.

Các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI (xem phần chú dẫn khám tuyển).

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng:

BMI = Cân nặng (kg) : [Chiều cao (m)]^2 (Bình phương)

Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng và sẽ không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30.

Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa công bố điểm chuẩn vào các học viện, nhà trường quân đội năm 2023.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Phó Trưởng ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng, lý giải việc giảm yêu cầu tiêu chuẩn về chiều cao cho 2 nhóm đối tượng này để tăng cơ hội trúng tuyển, bổ sung lực lượng cho vùng sâu, vùng xa.

Theo quy định tuyển sinh của Bộ Quốc phòng, để đăng ký xét tuyển vào các trường khối ngành quân sự, thí sinh phải trải qua vòng sơ tuyển. Ngoài các yêu cầu về thể lực như mắt, tai, mũi, họng, răng, hàm, mặt... cũng có quy định riêng về chiều cao, cân nặng và tật khúc xạ.

Cụ thể, nhóm trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm: Học viện Hậu cần, Phòng không-Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa, yêu cầu nam 1,65m trở lên, cân nặng từ 50kg (không tuyển nữ). Thí sinh dự thi không bị cận thị.

Muốn thị quân sự phải có chiều cao bao nhiêu năm 2024

Thí sinh khám sơ tuyển quân sự. (Ảnh minh hoạ: T.N)

Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; hệ đào tạo Kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không - Không quân yêu cầu nam từ 1,63m trở lên, cân nặng từ 50 kg; thí sinh nữ phải từ 1,54m, cân nặng từ 48 kg. Thị sinh mắc tật cận thị không quá 3 độ.

Năm nay, Bộ Quốc phòng tiếp tục hạ chuẩn 2cm chiều cao từ 1,62m giảm xuống còn 1,60m với nhóm thí sinh nam hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo.

Còn với thí sinh nam là người dân tộc thiểu số (16 dân tộc rất ít người gồm: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) được hạ chiều cao từ 1,60m xuống còn 1,58m. Như vậy, các thí sinh dưới 1,60m thuộc khu vực trên đủ điều kiện sơ tuyển vào ngành quân đội.

Lý giải việc hạ chuẩn chiều cao với hai nhóm thí sinh trên, Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh, Phó trưởng Ban Tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng cho biết, chính sách nhằm tạo điều kiện để nhiều em có hoàn cảnh khó khăn đủ tiêu chuẩn đăng ký vào trường quân đội.

Các thí sinh ở khu vực trên sẽ trúng tuyển góp phần bổ sung lực lượng cho vùng sâu vùng xa. Nhất là bộ đội biên phòng, tuyển được người sinh ra và lớn lơn ở địa phương sẽ thuận lợi hơn việc điều động người ở nơi khác đến.

Năm nay, 17 trường quân đội tuyển gần 4.400 chỉ tiêu, giảm khoảng 450 so với năm ngoái. Khi sơ tuyển, thí sinh phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn ở bốn nội dung, gồm lý lịch chính trị, độ tuổi, văn hóa, sức khoẻ.

Nữ đi nghĩa vụ quân sự cần chiều cao bao nhiêu?

Như vậy, công dân cao nam từ 1m57 đến >= 1m63, nặng từ 43kg đến >= 51kg và công dân nữ cào từ 1m5 trở lên và nặng từ 42kg sẽ đủ điều kiện về chiều cao và cân nặng để thực hiện nghĩa vụ quân sự 2024. Ngoài ra, còn xét đến điều kiện về vòng ngực.

Quân sự nữ cao bao nhiêu?

Theo quy định hiện nay tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự thì sức khỏe tối thiểu phải đạt loại 3 trở lên. Căn cứ theo bảng thể lực nêu trên thì chiều cao tối thiểu để tham gia nghĩa vụ quân sự của nữ là 1m50 trở lên và nặng ít nhất là 42kg.

Di Linh cần tiêu chuẩn gì?

Tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: Lý lịch rõ ràng; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; Có trình độ văn hóa phù hợp.

Cần bao nhiêu đó không đi nghĩa vụ 2024?

​Căn cứ mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105, người có độ cận dưới 3 Diop sẽ được tính điểm thị lực theo thị lực sau chỉnh kính với mức điểm từ 2 - 3. Do đó, người bị cận thị vẫn có thể phải đi nghĩa vụ quân sự nếu có độ cận dưới 3 Diop.