Mua chứng khoán bao lâu thì được bán

Các sàn bắt đầu giao dịch từ 9h [trừ sản phẩm hợp đồng tương lai giao dịch từ 8h45], nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h và đóng cửa lúc 15h.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể đặt lệnh khi sàn chưa mở cửa. Trong trường hợp này lệnh sẽ ở trạng thái "chờ gửi", sau đó có giá trị suốt thời gian giao dịch. Các lệnh đặt trong buổi sáng chưa khớp, khớp một phần và chưa huỷ thì sẽ tiếp tục có hiệu lực trong các đợt khớp lệnh buổi chiều.

Thời gian giao dịch cụ thể như sau:

Tại HoSE, 15 phút đầu tiên là phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa [ATO], được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán tại một thời điểm nhất định. Giá thực hiện là giá có khối lượng giao dịch lớn nhất. Nhà đầu tư không được huỷ hay sửa lệnh trong khung giờ này.

Sau đó đến 14h30 là thời gian khớp lệnh liên tục, thực hiện theo nguyên tắc so khớp lệnh mua và bán ngay khi đưa vào hệ thống giao dịch thay vì cộng dồn và chờ đến một thời điểm nhất định. Các lệnh có mức giá tốt nhất [mua cao, bán thấp] được ưu tiên thực hiện trước.

14h30 đến 14h45 là phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa [ATC] với nguyên tắc tương tự ATO. 15 phút cuối phiên là thời gian dành riêng cho các giao dịch thoả thuận dù trước đó nhà đầu tư vẫn được mua bán thoả thuận.

Bảng giá Công ty Chứng khoán DNSE.

HNX không có phiên ATO nên ngay khi mở cửa giá sẽ được khớp liên tục. Từ 14h30 đến 14h45 là phiên ATC. 15 phút còn lại là phiên khớp lệnh sau giờ theo nguyên tắc mua hoặc bán chứng khoán tại giá đóng cửa.

UPCoM chỉ có phương thức khớp lệnh định kỳ suốt phiên từ 9h đến 15h, trừ giờ nghỉ trưa.

Các sàn giao dịch HSX, HNX và Upcom giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 các ngày làm việc trong tuần
 

    Phương thức giao dịch

   HSX

   HNX

   Upcom

       Lệnh áp dụng

  - Khớp lệnh định kì: Được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.

  + Nguyên tắc xác định giá là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

  + Trong phiên khớp lệnh định kỳ không được sửa, hủy lệnh.

  - Khớp lệnh thỏa thuận: Bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó thông báo cho công ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch. Hoặc bên mua/bên bán thông qua công ty chứng khoán để tìm đối tác giao dịch thỏa thuận đối ứng.

9h00’ đến 9h15’

  - ATO, LO
  [ATO ưu tiên trước LO]

  - Lệnh thỏa thuận

  - Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

  - Khớp lệnh thỏa thuận

9h15’ đến 11h30’

9h00’ đến 11h30’

  - LO/ MP/ MOK/ MAK/ MTL
  - Lệnh thỏa thuận

  - Nghỉ giữa phiên

11h30’ đến 13h00’

  - Khớp lệnh liên tục

  - Khớp lệnh thỏa thuận

13h00’ đến 14h30’

13h00’ đến 15h00’

   - LO/ MP/ MOK/ MAK/ MTL

   - Lệnh thỏa thuận

  - Khớp lệnh định kỳ

  - Khớp lệnh thỏa thuận

14h30’ đến 14h45’

  - ATC, LO
    [ATC ưu tiên trước LO]

  - Lệnh thỏa thuận

  - Khớp lệnh thỏa thuận

14h45’ đến 15h00’

  - Lệnh thỏa thuận

  - Giao dịch sau giờ

Chỉ áp dụng với sàn HNX từ 14h45’ đến 15h00’

PLO


Chi tiết về các loại lệnh, Quý khách vui lòng xem tại đây
 

Cổ phiếu mua thành công bao lâu thì mới bán được và cổ phiếu bán thành công bao lâu tiền mới về tài khoản? Để trả lời cho câu hỏi này các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về thuật ngữ ngày giao dịch, ngày thanh toán, giao dịch T+2, T+3… trong chứng khoán.

Ngày T+0, T+2, T+3 là gì? Ngày giao dịch, ngày thanh toán trong chứng khoán 

Trong giao dịch chứng khoán, khi bạn tiến hành đặt lệnh mua/bán thành công một mã chứng khoán thì ngày đó được gọi là ngày giao dịch T+0. Ngày làm việc tiếp theo trên thị trường chứng khoán [không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước] được gọi là T+1. Tiếp thêm 1 ngày giao dịch được gọi là T+2 và thêm 1 ngày sau đó gọi là ngày T+3.

Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện nay thì sau khi mua xong bạn phải đợi đến cuối giờ chiều [16h30] 2 ngày làm việc sau đó [T+2] thì cổ phiếu bạn mua mới về và đến ngày làm việc tiếp theo [T+3] mới được bán. Tương tự khi bán cổ phiếu, bạn cũng phải đợi tới 16h30 chiều 2 ngày làm việc sau đó [T+2] thì tiền mới về tài khoản và bạn mới có thể tiếp tục các giao dịch khác từ số tiền này bắt đầu vào ngày giao dịch tiếp theo [T+3].

Ngày giao dịch, Ngày Thanh toán trong chứng khoán 

Có thể bạn quan tâm:

VD: Bạn mua cổ phiếu MWG vào thứ Hai đầu tuần. Bạn sẽ phải đợi đến 16h30 thứ Tư cổ phiếu về và thứ Năm mới bán được. Khi đó ngày thứ Hai được gọi là T+0, thứ Ba là T+1, thứ Tư là T+2 và thứ Năm là T+3.

– Ngày giao dịch: là ngày mà bạn tiến hành đặt lệnh mua/bán cổ phiếu thành công trên thị trường với một mức giá đã được chốt [đã được xác định].

– Ngày thanh toán: ngày mà cổ phiếu chính thức được chuyển nhượng giữa người mua và người bán trước đó. Theo quy định mới nhất thì từ 01/01/2016, ngày thanh toán là 16h30 chiều ngày T+2 tức là sau giờ giao dịch hàng ngày kết thúc vào lúc 15h. Có nghĩa là 16h30 ngày T+2 bạn đã có quyền sở hữu cổ phiếu bạn mua trước đó 2 ngày và kể từ thời điểm này bạn chính thức có quyền bán hoặc tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này.

Thời điểm tính quyền sở hữu là vào ngày thanh toán T+2 thực sự rất quan trọng liên quan tới nhiều lợi ích khác. Vì đây chính là ngày để xác định việc của bạn có nằm trong danh sách các cổ đông nắm giữ cổ phiếu hay không. Khi công ty lên danh sách họp đại hội cổ đông, trả cổ tức, cổ phiếu bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, phát hành quyền mua cho các cổ đông hiện hữu, phát hành trái phiếu chuyển đổi, lấy ý kiến các cổ đông bằng văn bản… Ngược lại nếu vừa mới bán cổ phiếu này và tới T+1 Công ty lại chốt danh sách đi họp cổ đông thì bạn vẫn có tên trong danh sách đó. Bạn vẫn có quyền sở hữu cổ phiếu và vẫn được tham dự cuộc họp như những cổ đông khác. Chỉ khi đến 16h30 chiều ngày T+2, bạn mới chính thức không còn quyền sở hữu với cổ phiếu này nữa.

Có thể mua, bán chứng khoán trong ngày không?

Theo thông tư 203 của bộ tài chính, nhà đầu tư được phép mua, bán chứng khoán trong ngày, cụ thể như sau:

Đối với những cổ phiếu nhà đầu tư đã mua trên hệ thống và đang trong quá trình chuyển quyền sở hữu, nhà đầu tư được phép bán nó ngay trong ngày hôm đó [T+0]. Điều kiện là lệnh mua trước đó của nhà đầu tư phải nằm trong phiên khớp lệnh liên tục, và số chứng khoán bán phải bằng số mua trong cùng ngày giao dịch và ngược lại.

Có thể mua, bán chứng khoán trong ngày không

Điều này có tác động rất tích cực đến ngành chứng khoán bởi tính thanh khoản được đẩy mạnh, nhà đầu tư có ít tiền nhưng vẫn giao dịch được nhiều. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên chú ý phương pháp này chứa đựng nhiều rủi ro do hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích cho mình trong giao dịch. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn thành công!

 Có thể bạn quan tâm:

KIẾN THỨC-FOREX, NGOẠI HỐI

Video liên quan

Chủ Đề