Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn Đọc hiểu

Những câu hỏi liên quan

Cuộc sống mang tới khó khăn và thách thức. Nhưng chúng ko tới để ngăn ta. Chúng đến để cho ta sức mạnh và tiến bộ vs nhiều kinh nghiệm hơn. Vì thế, hãy tiếp tục tiến lên, hãy học tập, làm bài như mình chỉ có 1 ngày để làm. Thành công chỉ đến vs những nỗ lực ko ngừng nghỉ thôi. Ko có thách thức lớn, ko có thành công lớn. Nếu bị bỏ lại phía sau, hãy tăng tốc lên. Đó là quy luật thôi. cái j cx phải có cái giá của nó mak. đầu tư cho học tập thật mệt mỏi nhưng thành quả lại vô cùng cao và xứng đáng.Gục ngã-đứng dậy, gục ngã- đứng dậy.con đường thành công ko có dấu chân kẻ lười biếng. Nếu ko giỏi hoặc sợ hãi điều j, hãy đối mặt vs nó, đừng trốn chạy. Cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là đi xuyên qua nó. Tuy có tổn thương, đau xót,... khi đi xuyên qua nó nhưng đó sẽ là cánh cổng tới thành công. Hãy cố gắng hết mình nhé. I LOVE MATHS
TrAnG Cá NhÂn HaY!!!!~

Nối mỗi câu tục ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B.

A B
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức. 1) Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng vì từ tay trắng mà làm nên sự nghiêp thì mới giỏi.

b) Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

2) Phải chịu khó mới có thành công.

c) Có vất vả mới thanh nhàn

Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.

3) Đừng sợ thủ thách, khó khăn vì qua thử thách, khó khăn mới biết ai có tài, có đức.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. (1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây". (2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi. (3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên. (4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa. - Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ? - Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình. (3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm! - Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói. (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai? Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp. Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu) Câu 5 Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn. Gợi ý trả lời Câu 1: Phương thức tự sự Câu 2: Ban đầu vị chuyên gia từ chối lời đề nghị của chàng trai vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn. Câu 3: Câu văn có lời dẫn trực tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai “ Ngày mai hãy đến đây” Chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai ngày mai hãy đến. Câu 4: Đồng ý, vì: - Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. - Khi tự học, người học sẽ lựa chọn những gì phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân. - Qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Câu 5: a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần: Ý nghĩa của lòng kiên nhẫn c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau: 1. Nêu khái niệm lòng kiên nhẫn: Là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, nhẫn nại chịu đựng trong hoàn cảnh khó khăn . 2. Bàn luận mở rộng - Lòng kiên nhẫn giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã. -Người có lòng kiên nhẫn thường là những người có ý trí theo đuổi mục tiêu cao, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống. - Người kiên nhẫn sẽ thường đạt được thành công bởi kiên nhẫn giúp con người khẳng định được bản thân mình thử thách được năng lực của mình trước những chướng ngại vật. - Người có lòng kiên nhẫn tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai. - Dẫn chứng cụ thể một tấm tấm gương về lòng kiên nhẫn mà em biết. - Người không có lòng kiên nhẫn thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc.Lòng kiên nhẫn cùng với sự tìm tòi và đi đúng hướng mới thành công được, còn nếu bạn kiên trì, nhẫn nại nhưng thiếu hiểu biết thì sẽ đồng nghĩa với phá hoại “ Kiên trì cộng ngu dốt sẽ là phá hoại” 3. Bài học nhận thức và hành động - Lòng kiên nhẫn là một đức tính đáng quý và đáng có của con người. - Tự rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ nhất, trau dồi sự tỉ mỉ và nhẫn nại. Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khan gian khổ d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề . e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 1. Đọc câu chuyện sau: Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái. Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn vào chàng trai. Sau một hồi ông bắt đầu nói: - Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào? Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn. (Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012). Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên bằng một bài văn ngắn (khoảng hai trang giấy thi).
Các pạn giúp mik với ạ Đề bài : KHÓ KHĂN THỬ THÁCH ĐỂ LẠI GÌ? Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái. Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn anh ta. Sau một hồi ông bắt đầu nói: - Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào? Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng khi bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn. Câu hỏi: 1. Theo bạn hình ảnh cục muối, củ cà rốt và quả trứng ẩn dụ điều gi ? Tại sao bạn lại nghĩ như vậy ? 2. Trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của câu văn trong ngữ liệu "Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?" bằng 1 đoạn văn 15 câu .

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘCĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ ITỔ: NGỮ VĂNMÔN: NGỮ VĂN 11 - CHUYÊNNăm học: 2019 – 2020A. NỘI DUNG ÔN TẬPI. Phần Tiếng ViệtHS cần lưu ý các đơn vị kiến thức sau để trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu:1. Các phương thức biểu đạt: Nhận diện phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.2. Các biện pháp tu từ: Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụngtrong văn bản.3. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: phân tích các nhân tố giao tiếp, các đặc điểm ngônngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản.4. Văn bản: xác định câu chủ đề, nội dung, đặt nhan đề.5. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: phân tích đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt, đặc trưngcủa phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.II. Phần Đọc vănHS cần nắm vững những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dungvà nghệ thuật các văn bản sau:- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)- Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)III. Phần Làm vănHS cần nắm vững phương pháp viết đoạn văn, bài văn, các thao tác lập luận giảithích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ; nội dung các chuyên đề sau:- Những yêu cầu cơ bản của một bài văn hay.- Chức năng của văn học- Đặc trưng của văn học- Nhà văn và quá trình sáng tácđể vận dụng vào việc:1. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (10 – 15 dòng) bàn về vấn đề được rút ra từ văn bảnđọc - hiểu.2. Viết bài văn nghị luận văn học.B. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ THỜI GIAN LÀM BÀII. Cấu trúc đề thiPhần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm) gồm 3 - 4 câu hỏi về xác định thể thơ, các biện pháp tu từ,phương thức biểu đạt, nội dung, chủ đề văn bản,...(Có thể lấy văn bản trong chương trình đã học hoặc văn bản ngoài chương trình)Phần II: Làm văn (7.0 điểm): gồm 2 câu:Câu 1 (2.0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã hộibàn về vấn đề được rút ra từ văn bản đọc – hiểu.Câu 2 (5.0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu, kiến thức văn học để viết bài nghị luậnvăn học.II. Thời gian làm bài: 90 phútC. ĐỀ THAM KHẢO (Thời gian làm bài 90 phút)PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm)1Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:KHÓ KHĂN THỬ THÁCH ĐỂ LẠI GÌ ?Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vàocuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái. Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉim lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cụcmuối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn vào chàngtrai. Sau một hồi ông bắt đầu nói:- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sauđó mọi việc sẽ như thế nào?Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứngcáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nướcsôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.(Theo Internet)Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó:“- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng làsau đó mọi việc sẽ như thế nào?Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốtcứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi quanước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.”Câu 4. Bài học cuộc sống nào được rút ra từ văn bản trên? Trình bày trong một đoạn vănkhoảng 5 -7 dòng.II. LÀM VĂN (7.0 điểm)Câu 1. (2.0 điểm)Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến đượcnêu trong văn bản phần Đọc - hiểu: “Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thửthách”.Câu 2. (5.0 điểm)Nhà văn Lâm Ngữ Đường (1895 - 1976), người Trung Quốc cho rằng:“Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ”.Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua một tác phẩmvăn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông..............................HẾT......................................2