Module xử lý nước bải chôn lấp rác thải

Tìm hiểu chung về nước rỉ rác

Nước rỉ rác là chất lỏng rỉ ra từ các bãi chôn lấp rác, các khu xử lý nước thải. Với nồng độ ô nhiễm rất cao, nước rỉ rác thường được thu gom về hồ chứa để thuận tiện trong công tác xử lý. Vấn đề xử lý nước rỉ rác đạt chuẩn vẫn đang gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường – TN&MT) đến năm 2020, Việt Nam hiện có hơn 900 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chỉ có 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đồng nghĩa với việc xử lý chất thải và nước thải rỉ rác đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

Module xử lý nước bải chôn lấp rác thải
Bãi chôn lấp rác thải rắn
Module xử lý nước bải chôn lấp rác thải
Hố thu nước rỉ rác từ bãi chôn lấp

Nước rỉ rác có rất nhiều các thành phần ô nhiễm với nồng độ cao, tại các bãi chôn rác giá trị chỉ số ô nhiễm thay đổi theo thành phần rác và tuổi thọ của từng bãi rác.

Tính chất và thành phần ô nhiễm tại các bãi chôn lấp chất thải rắn

Bảng 1:  Chỉ số chất lượng nước rỉ rác trước xử lý

Thông số Đơn vị đo Bãi rác mới

(<2-3 năm)

Bãi rác lâu năm

(>3 năm)

Bãi rác lâu năm

(>10 năm)

pH mg/l 4.5-7.5 6.6-7.5
BOD5  mg/l 2.000-20.000 100-200
COD  mg/l 3.000-60.000 100-500
TDS  mg/l 2.000-60.000
Tổng Nito  mg/l
Amoni  mg/l 10-800 20-40

Bảng 2: Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn theo QCVN 25:2009 BTNMT được trình bày trong bảng sau:

Thông số Nồng độ tối đa cho phép
(mg/l)
A B1 B2
BOD5 30 100 50
COD 50 400 300
Tổng Ni tơ 15 60 60
Amoni 5 25 25

Trong đó:

–         Cột A quy định nồng độ tối đa cho phép khi xả vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

–         Cột B1 quy định nồng độ tối đa cho khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (01/01/2010);

–         Cột B2 quy định nồng độ tối đa cho phép khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (01/01/2010)

Các phương pháp xử lý nước rỉ rác:

1. Phương pháp hóa lý vi sinh

Đây là phương pháp phổ biến nhất và được sử dụng từ rất lâu. Bao gồm các quy trình xử lý:

–         Xử lý cơ học sơ bộ;

–         Xử lý ni tơ và khử canxi

–         Xử lý sinh học (màng MBR, MBBR, …)

–         Xử lý hóa lý

–         Oxy hóa fenton (1 bậc, 2 bậc tùy thuộc vào tính chất và thành phần của nước thải)

–         Lọc và khử trùng nước

–         Xử lý bùn thải

Ưu điểm của phương pháp có chi phí đầu tư kinh tế, tuy nhiên tính hiệu quả khó ổn định, tiêu tốn nhiều nhân sự để nghiên cứu, duy trì tính ổn định, chi phí vận hành khá cao.

2. Phương pháp sinh học:

Phương pháp sử dụng vi sinh vật trong việc xử lý. Phương pháp này chỉ hiệu quả một phần đối với các bãi chôn lấp có nồng độ ô nhiễm thấp.

3. Phương pháp xử lý oxy bậc cao (Fenton, ozon, điện thẩm tích, điện phân,…)

4. Phương pháp công nghệ màng

Hiện nay, hầu hết công nghệ màng lọc được ứng dụng trong việc xử lý nước sạch, hệ thống máy lọc nước uống vì khả năng loại bỏ hoàn toàn các chất vì lỗ màng chỉ cho các chất có kích thước nhỏ hơn 0.0001 đến 0.001 micro met đi qua.

Từ những năm 1970, công nghệ màng RO ROCHEM từ Đức đã được ứng dụng trong việc sản xuất nước ngọt từ nước biển trên các tàu hải quân, tàu chiến, … Đây là công nghệ tiên phong trong lĩnh vực xử lý nước thải bằng công nghệ màng trên toàn thế giới.

Ngoài ra, công nghệ màng có thể ứng dụng kết hợp với các phương pháp truyển thống để nâng cao hiệu quả xử lý và tỉ lệ thu hồi nước sạch.

Ưu điểm của công nghệ màng trong xử lý nước thải là tính hiệu quả khi xử lý triệt để hoàn toàn các chất có hại và có thể tái sử dụng nước thải đó cho hoạt động dân sự.

Tuy nhiên, công nghệ màng có một nhược điểm rất lớn là đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm chuyên sâu trong công tác lắp đặt và vận hành.

Giới thiệu công nghệ màng RO ROCHEM cho xử lý nước rỉ rác

Mô-đun màng RO của ROCHEM chuyên dụng trong việc lọc, xử lý nước thải. Sự khác biệt của Mô-đun màng RO ROCHEM so với các màng RO khác đó là do thiết kế cấu trúc mô-đun ống, đĩa xếp chồng kết hợp với kênh hở và dòng chảy xoáy.

Module xử lý nước bải chôn lấp rác thải

Module RO ROCHEM

Đĩa thủy lực & màng

Module xử lý nước bải chôn lấp rác thải

Sơ đồ dòng chảy trên Module RO

So sánh khả năng xử lý giữa màng RO ROCHEM và màng RO khác:

Chỉ tiêu RO ROCHEM RO khác
Chỉ số mật độ bùn SDI max = 20 SDI < 5
Độ đục NTU max = 5 NTU = 1
Tổng chất rắn hòa tan TDS max = 42.000 ppm TDS < 32.000 ppm

Ưu điểm của màng RO ROCHEM:

– Giảm thiểu tắc nghẽn tối đa

– Công nghệ đã được chứng minh hiệu quả trên toàn thế giới

– Có thể xử lý các loại nước thải có chứa hàm lượng COD, BOD, Nitơ, Amoni rất cao

– Bảo đảm chi phí vận hành tối ưu, tổng chi phí vận hành cho toàn vòng đời sản phẩm thấp

– Bảo đảm tuổi thọ màng lâu dài

– Tổng chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn so các hệ thống xử lý truyền thống có cùng lưu lượng

Ứng dụng công nghệ màng RO ROCHEM cho xử lý nước rỉ rác cụ thể:

Ứng dụng trong xử lý tại khu xử lý chất thải tỉnh Thái Nguyên

Thông số tích chất lượng nước đầu vào tại địa điểm công trình được trình bày theo bảng sau:

Bảng 4: Thông số nước rỉ rác tại bãi rác thuộc khu xử lý chất thải Tình Thái Nguyên mà TVTS đã tham gia thực hiện

Thông số Đơn vị Giá trị
pH 5
BOD5 mg/l 4.000
COD mg/l 5.500
NH4+ mg/l 800
Ni tơ tổng mg/l 1.000
Phốt pho tổng mg/l 100

Nước thải tại khu xử lý gồm: nước rỉ từ rác sinh hoạt, nước mưa từ bãi rác, nước thải công nghiệp đổ lên bãi rác….

Nước thải có tính chất đặc biệt, bao gồm các thông số chất lượng nước, COD, TDS, Nitơ tổng cao. Thuộc nhóm nước thải khó xử lý.

Sơ đồ công nghệ:

Module xử lý nước bải chôn lấp rác thải
Sơ đồ sơ bộ cho xử lý nước thải rỉ rác

Kết quả:

Đơn vị RO ROCHEM
Lưu lượng cực đại với dòng tuần hoàn m3/ngày đêm 50
Lưu lượng nước sạch sau xử lý m3/ngày đêm 35-40
Tỉ lệ thu hồi % 70-80

Tại Công ty chúng tôi – TVTS

Trước khi tiến hành lên phương án thiết kế, thi công, lắp đặt chúng tôi sẽ có hệ thống Pilot chạy thử nghiệm để đánh giá sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế, tránh những phát sinh trong quá trình thực hiện. Nội dung chạy Pilot thử nghiệm được diễn giải cụ thể như sau:

– TVTS sẽ cung cấp hệ thống PILOT, kỹ thuật vận hành, hoá chất đến công trình tại nhà máy

– Chi phí vận chuyển Pilot do Chủ đầu tư chịu chi phí (chi phí này sẽ được khấu trừ khi hai bên ký kết hợp đồng chính thức)

– Chủ đầu tư thu xếp người hỗ trợ, xe nâng hạ hệ thống, chuẩn bị nguồn điện và đấu nối đường ống cho việc chạy Pilot tại công trường.

– Việc chạy thử nghiệm thực tế trên hệ thống Pilot được tiến hành trong 5 ngày liên tục để đánh giá chất lượng sau xử lý.

Trong năm đầu vận hành hệ thống, TVTS cung cấp các hoạt động hỗ trợ trên căn bản khi chủ đầu tư có yêu cầu. Đội ngũ nhân viên của TVTS luôn sẵn sàng hỗ trợ qua điện thoại, fax, qua mail khi quá trình vận hành hệ thống gặp trục trặc.

Trong trường hợp cần thiết kỹ thuật viên của TVTS sẽ có mặt trực tiếp tại công trường để xử lý các sự cố xảy ra đồng thời hướng dẫn cách khắc phục sự cố cho nhân viên của nhà máy.

Bài viết liên quan:

Tái sử dụng nước thải nguy hại

Khử muối nước biển, sản xuất nước ngọt