Kiểm tra là gì đánh giá là gì

Coggle requires JavaScript to display documents.

    • Kiểm tra đánh giá trong dạy học

        • đánh giá bằng điểm số lớp 4, 5

          • khái niệm: Là sử dụng những mức điểm khác nhau trên 1 thang điểm để chỉ ra mức độ kiến thức và kĩ năng mà học sinh thể hiện qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập

            • phản ánh trình độ học lực của học sinh

            • giúp học sinh định hướng học tố hơn

            • HS điều chỉnh học tập qua lời nhận xét

            • HS phấn đấu học tập tốt hơn thông qua lời nhận xét

            • đưa ra kết quả học tập của HS trong quá trình học

            • GV đưa ra những phân tích hoặc những phán xét về học lực của HS bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ quan sát các hành vi hoặc sp của HS theo những tiêu chí cho trước

            • nếu nội dung quan sát nhỏ hẹp GV phải thườn xuyên tham khảo các tiêu chí được xác lập để hình dung rõ trong đầu những tiêu chó cần đánh giá

            • xấy dựng bằng hướng dẫn đánh giá trong trường hợp nội dung quan sát hoăc kiểm tra rộng lownms , phức tập hoặc những bài tập lớn mà kết quả của nó sẽ được chính thức sử dụng để xếp loại Hs

            • quan sát và ghi nhận những biểu hiện của Hs qua các tiêu chí đã định

            • các thông tin nhận xét đầy đủ,tránh nhận xét sai lầm

        • bài kiểm tra nói hay còn gọi là bài phỏng vấn miệng

          • dùng để kiểm tra , đánh giá kết quả học tập hoặc nội dung học tập trong các môn học trong chương trình của từng lớp , nhấn mạnh và kĩ năng trình bày , giao tiếp của học sinh

          • dùng để đánh giá kết quả học tập cúa học sinh nhất là khi cần những kĩ năng thực hành những thái độ

          • dùng để kiểm tra kiến thức và kĩ năng của học sinh

        • Kiểm tra : Là thuật ngữ chỉ hoạt động hoặc cách thức giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức , kĩ năng , thái độ của học sinh trong quá trình học tập , nhằm cung cấp dữ liệu , làm cơ sở cho đánh giá.

        • Đánh giá : Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ ra quá trình hình thành , những nhận định , rút ra những kết luận , phán đoán về trình độ , phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học trên cơ sở tiếp thu những thông tin chọn lọc sau quá trình kiểm tra.

        • Chuyển từ chủ yếu đánh giá đến kết quả học tập cuối môn học , khóa học nhằm mục đích xếp hạng , phân loại sang sử dụng các hình thức đánh giá thường xuyên , đánh giá định kỳ sau từng chủ đề , từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học .

        • Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức , kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học .

        • Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học , xem đánh giá như là một phương pháp dạy học

        • Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá

        • Đối với HS: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập làm cho HS hiểu rõ mục tiêu cụ thể của việc học tập. Giúp HS phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, phát huy tính tích cực trong học tập.

        • Đối với GV: Giúp họ dự đoán những điểm mạnh, yếu của HS nhằm giúp HS khắc phục những yếu kém. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập còn giúp GV giám sát quá trình tiến bộ của HS và xem xét sự tiến bộ đó có tương xứng với mục tiêu đề ra hay không. Ngoài ra, nó còn giúp GV có cơ sở cho điểm, xếp loại HS.

        • Đối với nhà quản lý: Giúp họ xác định tính hiệu quả của chương trình học tập; cung cấp thông tin phản hồi cho nhà quản lý và những người thiết kế chương trình. Khẳng định với xã hội về chất lượng hiệu quả giáo dục. Hỗ trợ việc đánh giá GV thông qua kết quả giảng dạy.

        • đánh giá có ý nghĩa công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của học sinh trong từng môn học và tập thể lớp, tạo cơ hội hội học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá , giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích , động viên học sinh học tập

        • là một hoạt động nhằm thu thập thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong học tập, trên cơ sở đó giáo viên có thể đánh giá được trình độ học tập của học sinh

        • hoạt động đánh giá nhằm làm sáng tỏ mức độ đạt được về các mục tiêu dạy học , tình trạng kiến thức , kĩ năng thái độ của học sinh đối chiếu với yêu cầu của chương trình, đồng thời xác đinh những nguyên nhân sai trái, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động hoạt động học

        • giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh , điểm yêu của mình, tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt
          động học môn học cụ thể và không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng dạy học.v

Trình bày quan điểm của thầy cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?

Trả lời:

Quan điểm của tôi về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá” là: Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng [theo định hướng tiếp cận năng lực] từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ [theo định hướng tiếp cận năng lực] của HS của cấp học.

Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Cả 2 cách đánh giá đều theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học.

Nhưng đánh giá hiện đại có phần ưu điểm hơn vì đảm bảo chất lượng và hiệu quả của đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực đòi hỏi phải vận dụng cả 3 triết lí: Đánh giá vì học tập, Đánh giá là học tập, Đánh giá kết quả học tập

Trình bày các khái niệm: đo lường, đánh giá, kiểm tra.

Trả lời:

a] Đo lường

Đo lường là một khái niệm chuyên dùng để chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng hoặc định tính. Nói cách khác, đo lường liên quan đến việc sử dụng các con số vào quá trình lượng hoá các sự kiện, hiện tượng hay thuộc tính [định lượng/ đo lường về số lượng].

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, đo lường thường sử dụng hai loại tham chiếu: tham chiếu theo tiêu chuẩn và tham chiếu theo tiêu chí.

Tham chiếu theo tiêu chuẩn là đối chiếu kết quả đạt được của người này đối với những người khác. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi chuẩn hoá. Tham chiếu theo tiêu chí là đối chiếu kết quả đạt được của HS với mục tiêu, yêu cầu của bài học. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi theo tiêu chí.

b] Đánh giá

Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá [ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục], qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.

Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

c] Kiểm tra

Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá [hoặc định giá], do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá [hoặc định giá]. Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.

Như vậy, trong giáo dục:

- Kiểm tra, đánh giá [KTĐG] là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học;

- KTĐG là công cụ hành nghề quan trọng của GV;

- KTĐG là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học

Video liên quan

Chủ Đề