Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn người mẹ và phái đẹp là gì

Hướng dẫn

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh…Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.

[ Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa – Thông tin, 1990]

  1. Đoạn văn giải thích điều gì?
  2. Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn.
  3. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
  4. Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là gì? Từ thông điệp đó anh[ chị] hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ?

Đáp án:

Cần nêu được các nội dung cơ bản sau:

1.Đoạn trích nhằm giải thích tại sao hoa cúc có nhiều cánh.[ 0,5 điểm]

2.Có thể đặt tiêu đề cho đoạn trích: Vì sao hoa cúc có nhiều cánh [hoặc] Sự tích hoa cúc.[ 0,5 điểm]

  1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là phương thức tự sự.

[ 0,5 điểm]

  1. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích là: lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ.[ 0,5 điểm]

Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ có thể có các ý sau: [ 1,0 điểm]

  • Cha mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo chúng ta nên người.
  • Bổn phậm làm con phải yêu thương kính trọng cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, tuổi già, sức yếu.
  • Ra sức học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
  • Phê phán những hành vi ngược đãi, đối xử thô bạo đối với cha mẹ.

Xem thêm:

Theo wikisecret.com

Bài tập vận dụng.Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn emcách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm báy nhiêu năm”. Vìmuốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiềucánh…Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.[Theo Người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1990]a] Đoạn văn nhằm giải thích điều gì?b] Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn?c] Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?d] Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là gì?e] Anh chị rút ra bài học gì sau khi đọc đoạn văn trên[ khoảng 5 đến 7 dòng].Đáp ána. Vì sao ngày nay hoa cúc có nhiều cánh.b. Nguồn gốc của hoa cúc.c. Tự sựd. Hãy biết yêu thương, trân trọng và ghi nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với mỗi người.e. Bài học về lòng hiếu thảo[ học tập, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội…]………………………………………………………………………………………………Phần đọc hiểu [3,0 điểm]Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:[1] Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựacủa chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyềntự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ,tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để cóthể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấutranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.[2] Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnhcho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đấtnước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặcbiệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hàokiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gươngsáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.[TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền]Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. [0,5 điểm]Câu 2. Trong đoạn [2], tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? [0,25 điểm]Câu 3: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trongkhoảng 5-7 dòng. [0,5 điểm]Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 7:Ôi bóng người xưa, đã khuất rồiTròn đôi nắm đất trắng chân đồi.Sống trong cát, chết vùi trong cátNhững trái tim như ngọc sáng ngời!Đốt nén hương thơm, mát dạ NgườiHãy về vui chút mẹ Tơm ơi!Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mớiPhấp phới buồm dong, nắng biển khơi...Câu 4. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. [0,25 điểm]Câu 5. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ “ Sống trong cát, chết vùi trong cát - Nhữngtrái tim như ngọc sáng ngời”. [0,5 điểm]Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. [0,5 điểm]Câu 7. Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả trong đoạn cuối. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. [0,5 điểm]Đáp án:1]Câu đầu2] Phân tích3] “ Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Học lịch sử giúp hs nhận thức được lịch sử vẻvang của cả dân tộc từ lúc khai thiên lập địa cho đến tận ngày nay. Biết lịch sử để ta them yêu quý, tự hào về truyềnthống hào hung của dân tộc, về những người anh hung đã làm rạng danh non sông, tổ quốc để từ đó xác định ý thứctrách nhiệm đối với đất nước và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “ Non sông ….các cháu”.4] Biểu cảm.5] So sánh, điệp từ.6] Đức hy sinh to lớn, phẩm chất cao đẹp sáng ngời của nhũng người mẹ Việt Nam anh hung, những con người đãngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc.7] Nén tâm nhang gửi tới những người mẹ VN anh hùng mà ở đây là mẹ Tơm, họ là những con người “ nhẫn nại hysinh suốt đời thầm lặng/ Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời”. Hôm nay đây xóm làng đã đổi thay, cuộc sống đã no đủnhưng mẹ không còn nữa, nhưng tâm nguyện của mẹ đã được thực hiện, sự hy sinh to lớn của mẹ đã được đền đáp .………………………………………………………………………………………………Phần đọc - hiểu [3,0 điểmĐọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Vào ngày 4/ 12 tại Đồng Nai, tài xế Hồ Kim Hậu [30 tuổi, quê tỉnh Bình Định] lái xe tải chở khoảng 1.500 thùngbia Tiger gặp tai nạn. Lập tức, những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớtxuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyênvẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ... Đông nghẹt người tập trung kín tại hiện trường để “hôi của” vàkhông ai dừng lại hành vi đáng xấu hổ này dù tài xế van xin, gào khóc thảm thiết. Một số người còn dọa đánh khi bịtài xế ngăn lại. Hậu quả là chỉ sau khoảng 15 phút, số lượng lớn bia bị rớt xuống đường đã bị mọi người hốt sạch!…[Đọc báo. vn, ngày 06/12/2013]1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó [1,0điểm].2. Từ “hôi của” được sử dụng trong văn bản có nghĩa là gì? [0,5 điểm].3. Nêu chủ đề và ý nghĩa của văn bản? [0,5 điểm].4. Từ những câu chuyện trên, hãy viết đoạn văn [ Khoảng 5 đến 7 dòng] trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự vô cảmcủa con người trong cuộc sống hiện nay? [1,0 điểm].Đáp án1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí: tínhthông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn.2. Từ hôi của có nghĩa: lợi dụng lấy của người khác nhân lúc lộn xộn3. Chủ đề của văn bản: lòng tham và sự vô cảm trong xã hội hiện đại- Ý nghĩa: Cảnh báo, phê phán về sự tham lam và vô cảm của con người trong xã hội.4.- Vô cảm là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của con người đối với người khác.- Biểu hiện của sự vô cảm trước hoàn cảnh đáng thương của người khác ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại.- Cần lên án, phê phán lối sống vô cảm.…………………………………………………………………………………………….Phần đọc hiểu [3,0 điểm]Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn cóthể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụcười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắcchắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước aihết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”[Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân]Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. [0,5 điểm]Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. [0,5 điểm]Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. [0,25 điểm]Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng [thế mạnh riêng] của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng.[0,25 điểm]Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:Em trở về đúng nghĩa trái tim emBiết khao khát những điều anh mơ ướcBiết xúc động qua nhiều nhận thứcBiết yêu anh và biết được anh yêuMùa thu nay sao bão mưa nhiềuNhững cửa sổ con tàu chẳng đóngDải đồng hoang và đại ngàn tối sẫmEm lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh[Trích Tự hát - Xuân Quỳnh]Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. [0,5 điểm]Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. [0,5 điểm]Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”?[0,25 điểm]Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4câu. [0,25 điểm]Đáp án1. Phương thức nghị luận. 0,52. Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu:Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. 0,53. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhấtđể từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. 0,254. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm. 0,255. Biện pháp điệp từ và ẩn dụ [có thể: câu hỏi tu từ].. 0,56. Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mìnhvới ước mơ của người minh yêu. 0,57. Những từ: khao khát, xúc động, yêu.Học sinh chỉ cần nêu được hai từ. 0,258. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;... 0,25……………………………………………………………………………………………… Phần đọc hiểu [3,0điểm]Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:… [1] Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”.Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bánđược, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghenhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủsách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cốduy trì sự tồn tại....[2] Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấunồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dânnước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mếnvà khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Songsách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”[Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy,Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015]Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. [0,5 điểm]Câu 2. Trong đoạn [2], tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? [0,25 điểm]Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôipha”? [0,5 điểm]Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. [0,25 điểm]Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:Những mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcNhư mặt trời, khi như mặt trăngLũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôiVà chúng tôi một thứ quả trên đờiBảy mươi tuổi mẹ mong chờ được háiTôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏiMình vẫn còn một thứ quả non xanh.[Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985]Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. [0,25 điểm]Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên. [0,5 điểm]Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. [0,5 điểm]Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. [0,25 điểm]Đáp ánCâu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sốngphẳng hiện nayCâu 2. Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh.Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại côngnghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiềuphương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.- Cung cấp những kiến thức về tự nhiên và xã hội-Thư giãn, nuôi dưỡng tâm hồn…Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự/tự sự.Câu 6. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc [ở hai dòng thơ “Những mùa quả”…], so sánh [trong câu “Như mặt trời, khinhư mặt trăng”].Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ từ chuyện trồng cây sang khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ; lòngbiết ơn công dưỡng dục sinh thành và nỗi lo sợ khi mẹ mất đi mình vẫn chưa nên ngườiCâu 8. Tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Hai câu thơ không chỉ là hàm ý lòng biết ơn mà còn là sựân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ. Đó là suynghĩ của một người con chí hiếu.………………………………………………………………………………………………Phần đọc hiểu [3,0điểm]Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi [từ câu 1 đên câu 6]:Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,Mà em vẫn giữ tấm lòng son[Bánh trôi nước – Thơ Hồ Xuân Hương]Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? [0,5điểm]Câu 2. Chỉ ra các tiếng tạo ra sự hiệp vần cho bài thơ? [0,5điểm]Câu 3. Xác định một thành ngữ có trong bài thơ? [0,5điểm]Câu 4. Xác định lớp nghĩa tường minh của bài thơ? [0,5điểm]Câu 5. Nêu nghĩa hàm ẩn của bài thơ? [0,5điểm]Câu 6. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ cuối? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng [0,5điểm]Đáp ánCâu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt [hoặc Tứ tuyệt, hoặc Tuyệt cúCâu 2. Các tiếng tạo ra sự hiệp vần cho bài thơ: tròn – non – son,Câu 3. Thành ngữ trong bài thơ: Bảy nổi ba chìmCâu 4. Nghĩa tường minh: Tả về chiếc bánh trôi nướcCâu 5. Nghĩa hàm ẩn: Thân phận con người [phụ nữ] trong xã hội xưaCâu 6. Hai câu thơ cuối: Dù số kiếp, thân phận nổi nênh trước cuộc đời; [nhưng] người phụ nữ vẫn ý thức – giữđược phẩm cách của mình.II.CẤU TRÚC CỦA MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ; VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜISỐNG.Một bài NLXH dù dung lượng không dài nhưng cũng phải đảm bảo cấu trúc của một bài văn, nghĩa là vẫn phải có 3phần: mở bài, thân bài, kết bài.1.Cấu trúc của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:a.Mở bài- Dẫn dắt vấn đề [ngắn gọn, tập trung].- Nêu vấn đề cần nghị luận-Tư tưởng đạo lí cần làm.b.Thân bài- Giải thích về tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.Tùy theo yêu cầu đề mà phần giải thích có thể khác nhau. Cách giải thích cần ngắn gọn, rõ ràng, làm cho vấn đề sẽtrở nên dễ hiểu.- Bàn bạc, mở rộng vấn đề+ Phân tích những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí.+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề.+ Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh.+ Bình luận mở rộng [tạo ra những phản đề hoặc đưa ra những giả thuyết].- Rút ra bài học nhận thức và hành động.c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.2.Cấu trúc của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống:a. Mở bài- Dẫn dắt vấn đề [ngắn gọn, tập trung].- Nêu vấn đề cần nghị luận -Hiện tượng đời sống cần làm.b.Thân bài- Làm rõ hiện tượng và nêu thực trạng vấn đề.+ Giải thích [nếu cần].+ Nêu thực trạng với các biểu hiện cụ thể, các con số, các sự kiện.- Bàn luận:+ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng.+ Tác động ảnh hưởng của hiện tượng trên đối với sức khỏe, kinh tế, văn hóa, nhân cách, môi trường.- Giải pháp:Cần dựa vào nguyên nhân để đưa ra các giải pháp.- Bình luận mở rộng [xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác].c.Kết bài- Khẳng định lại ý kiến bản thân về hiện tượng đó.- Rút ra bài học.Trên đây chỉ là dàn ý chung nhất. Trong quá trình học tập, tùy từng đề bài cụ thể mà xác định hướng triển khai chophù hợp.………………………………………………………………………………………………3.4. Dàn bài về dạng đề so sánh:a. Mở bài: Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này]; giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánhb.Thân bài:Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lậpluận phân tích];Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 [bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luậnphân tích]So sánh: Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hìnhthức nghệ thuật...[bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích vàthao tác lập luận so sánh]Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượngtồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng của thời kì văn học…[bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu làthao tác lập luận phân tích]c. Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu; có thể nêuHƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12A. PHẦN ĐỌC – HIỂU:I. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trauchuốt.- Phân loại: VB nói; VB viết- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương.- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch- Đặc điểm: Tính hình tượng, Tính truyền cảm, Tính cá thể hóa.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí- Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng.- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độđối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xă hội.- Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...- Đặc điểm:+ Tính hàm súc+ Tính chặt chẽ trong lập luận+ Tính đại chúng5. Phong cách ngôn ngữ khoa học- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học –công nghệ- Phân loại:+ Văn bản khoa học chuyên sâu+ Văn bản khoa học giáo khoa+ Văn bản khoa học phổ cập- Đặc điểm:+ Tính khái quát, trừu tượng+ Tính lí trí, logic+ Tính chính xác6. Phong cách ngôn ngữ hành chính- Khái niệm và phạm vi sử dụng: là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếpđiều hành và quản lí xã hội thường gọi là văn bản hành chính.- Phân loại:+ Văn bản quy phạm pháp luật+ Văn bản hội nghị+ Văn bản thủ tục hành chính- Đặc điểm:+ Tính khuôn mẫu+ Tính minh xác+ Tính công vụII. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪa. Tu từ về ngữ âm: tạo nên âm hưởng và nhịp điệu- Điệp âm: Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.- Điệp vần: Đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.- Điệp thanh: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơib. Tu từ về từ vựng:1- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợihình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD: Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.2- Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả conngười, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.VD: Heo hút cồn mây sung ngửi trời.3- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăngsức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.VD: Dữ dội và dịu êm/ ồn ào và lặng lẽ4- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định.VD: Aó chàm đưa buổi phân li.5- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấnmạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.VD: Cày đồng ….6- Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đaubuồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sựVD: Aó bào thay chiếu anh về đất.7- Đối lập, tương phản: là bptt biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng xuất hiện trong một văn cảnh nhằmmục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả.VD: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao.8- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh.VD: Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước.9- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước..., làm câu văn hấpdẫn và thú vị.c. Tu từ về câu:- Lặp cú pháp: Nhớ sao lớp học i tờ/ rừng khuya đuốc sáng những giờ lien hoan/…- Liệt kê: là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn nhữngkhía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảmVD : Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin.- Chêm xen: cô bé nhà bên[ có ai ngờ] cũng vào du kích.- Câu hỏi tu từ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?- Đảo ngữ: Rải rác biên cương mồ viễn xứ- Đối: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ người khôn người đến chốn lao xaoIII. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT:1. Tự sự [kể chuyện, tường thuật]:- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đếnsự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.- Đặc trưng:+ Có cốt truyện.+ Có nhân vật tự sự, sự việc.+ Rõ tư tưởng, chủ đề.+ Có ngôi kể thích hợp.2. Miêu tả.- Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người [Đặc biệt làthế giới nội tâm] như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.4. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, tháiđộ của người nói, người viết.5. Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượngnào đó cho người đọc , người nghe.- Đặc trưng:a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận.b. Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .c. Các phương pháp thuyết minh :+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.+ Phương pháp liệt kê.+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.+ Phương pháp so sánh.+ Phương pháp phân loại ,phân tích.IV . CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN1- Chứng minh là dùng dẫn chứng và lí lẽ để người đọc [người nghe] tin một vấn đề nào đó trong đời sốnghoặc trong văn học.2- Giải thích là dùng lí lẽ và dẫn chứng để giúp người đọc [người nghe] hiểu một vấn đề nào đó trong đời sốnghoặc trong văn học.VD : Giải thích: Người chân chính là người có nhiều phẩm chất: yêu quê hương đất nước, đồng bào, …có kiếnthức có nghề nghiệp có ích cho xã hội, biết lao động mưu cầu hạnh phúc.Và sự đồng cảm là yêu cầu sơ đẳng vàcơ bản của đạo làm người.3- Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất củađối tượng. Chia tách vấn đề để tìm hiểu giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo.VD :Phân tích: Học để đi làm bước này khó hơn. Làm việc để nuôi sống mình chia sẻ với mọi người.Đó là bướcthiết thực trong quá trình học tập của con người. Lao động là vận dụng tri thức của mình đã học nhằm tao ra củacải vật chất cho mình và cho xã hội. Lao động làm ra của cải vật chất mới có thể khẳng định vị trí của mìnhtrong xã hội, đóng góp vào sự phát triển xã hội.Con người ai cũng mong ước những việc làm của mình bao giờcũng là một món quà tặng cho mọi người, cho cuộc đời.Đó là ý nghĩa cao đẹp của việc học tập của con người.4- So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ranhững nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.Từ đó, thấy được đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiệntượng được so sánh.VD: So sánh [tương phản] Các cụ ưa màu đỏ choét, ta lại ưa màu xanh nhạt.Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùngđêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn các cô gái xinh xắn ngây thơ các cụ coi như là làm mộtviệc tội lỗi, ta thì xem như đang đứng trước một cách đồng xanh.Cái tình của các cụ chỉ là hôn nhân còn cái tìnhcủa chúng ta thì muôn hình vạn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi, cáitình giây phút, cái tình ngàn thu…5- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó,nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, [người đọc].6- Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc [người nghe] tán đồng với nhận xét, sự đánh giá, bàn bạc củamình về một hiện tượng, vấn đề.VD: Bình luận: Cần thấy được sức mạnh của tri thức trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: kinh tế, quân sự, khoahọc…Cũng cần nói thêm muốn có tri thức thì phải phát triển giáo dục, không riêng bản thân ta mà mọi người,mọi dân tộc, mọi đất nước, cũng cần ý thức tầm quan trọng của nó mà đầu tư cho phù hợp.Đầu tư cho giáo dụclà đầu tư cho tri thức, đó là một sự đầu tư đầy ý nghĩa nhìn Singapo là thấy rõ nhất. Câu nói là một sự nhắc nhởmột lời khuyên, một khẩu hiệu cho mọi người mọi quốc gia….V.CÁC CÂU HỎI KHÁC:1. Tóm tắt được các nội dung, nắm bắt chính xác tinh thần cơ bản , chủ đề của văn bản [ đặt nhan đề, tên gọi chovăn bản]2. Vận dụng, mở rộng một số vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình3. Sửa lỗi văn bản…ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - Môn : Ngữ vănHọ và tên: ………………………………………………….Lớp: ………………………Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:[…] Theo chia sẻ của anh Sơn, đang đi trên đường thì cậu bé khoảng 8 tuổi bất ngờ đâm vào đầu xe ta xi của anh,Thế nhưng thay vì bỏ chạy thì cậu bé nán lại, đợi anh mở cửa rồi khoanh tay ngay ngắn nói lời xin lỗi. Chiếc xekhông bị hư hỏng nhiều và lời xin lỗi đơn giản nhưng cũng khiến anh cảm thấy vui vẻ và nhẹ nhàng bỏ qua.Trao đổi với chúng tôi ,anh Sơn chủ nhân của bức hình trên cho biết sự việc xảy ra vào 7h30 sáng ngày 3/12 tạiđường Đào Nhuận, thành phố Hải Phòng: “ Lúc đó bé đang đi xe đạp thì đâm vào đầu xe của mình, ban đầu mìnhnghĩ là bé sẽ bỏ đi, thế nhưng sau đó bé cứ đứng mãi ở đấy. Bé đứng ngay ngắn cháu xin lỗi chú. Rồi mình bảokhông sao đâu, cháu cứ về đi. Mình hỏi thì biết bé năm nay 8 tuổi rồi, đang học lớp 2”.Câu chuyện dễ thương trên sau khi chia sẻ đã được rất nhiều người tán dương, đặc biệt là khen ngợi cậu bé ngoanngoãn, lễ phép.“ Lời xin lỗi đơn giản thế nhưng không phải ai cũng làm được. Hành xử của một đứa trẻ đôi khi khiến chúng taphải ngẫm lại bản thân mình. Cháu bé được dạy bảo rất tốt đây mà”.[ //kenh14.vn/loi-xin-loi-cua-cau-be-trot-dam-vao-xe-tãi-khien-tai-xe-cam-dong-20161204145236069]1.Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.…………………………………………………………………………………………………………………………2.Các phương thức biểu đạt của văn bản trên. Nếu chỉ ra một phương thức biểu đạt chính thì đó là phương thức biểuđạt nào?……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….03.Nêu nội dung của văn bản và đặt nhan đề.……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….4.Tại sao tác giả lại cho rằng: “ Lời xin lỗi đơn giản thế nhưng không phải ai cũng làm được. Hành xử của một đứatrẻ đôi khi khiến chúng ta phải ngẫm lại bản thân mình”.……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….5.Bài học anh/chị rút ra từ văn bản trên.……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Video liên quan

Chủ Đề