Kiểm tra đánh giá trong giáo dục là gì năm 2024

Kiểm tra đánh giá trong giáo dục là gì năm 2024

Câu 1: Phân biệt khái niệm kiểm tra, đánh giá. Nêu mối quan hệ giữa ba khái niệm

này và đưa ra một minh hoạ cụ thể.

Trả lời:

  1. Phân biệt các khái niệm kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra là thu thập dữ liệu, những thông tin làm cơ sở cho đánh giá. Quá

trình kiểm tra cho phép làm rõ những đặc trưng về số lượng và chất lượng của

thực trạng giáo dục. Trong dạy học, kiểm tra là kĩ thuật thu thập thông tin về

hoạt động học của học sinh; những thông tin này được so sánh với một chuẩn

nhất định để đánh giá hoạt động học.

Đánh giá bản chất là 1 quá trình bao gồm: thu thập, tổng hợp, sau đó là

phân tích, xử lí, diễn giải về thông tin thu thập từ đối tượng cần đánh giá (kiến

thức, kĩ năng, năng lực của học sinh; kế hoạch bài dạy của giáo viên; chính sách

giáo dục của nhà trường,…) . Nó bao gồm sự mô tả định tính hay định lượng

những kết quả đạt được và so sánh với mục tiêu giáo dục đã xác định. Từ đó,

Đánh giá cho phép xác định (định giá) các mục tiêu giáo dục đặt ra là phù hợp

hay không phù hợp? mức độ đạt được mục tiêu giáo dục cũng như tiến trình

thực hiện mục tiêu như thế nào?

  1. Nêu mối quan hệ giữa ba khái niệm:

- Kiểm tra là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của người học bằng nhiều

hình thức, công cụ, kĩ thuật khác nhau.

- Đo lường là hoạt động chỉ sự so sánh kết quả học tập ghi nhận được qua kiểm tra với

những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định.

Như vậy, giữa đo lường, kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ gắn kết với nhau. Đánh giá

phải dựa trên cơ sở kiểm tra và đo lường, còn kiểm tra và đo lường là để phục vụ cho

việc đánh giá. Nói cách khác, có thể coi đánh giá là một quá trình và kiểm tra, đo lường

là một khâu của quá trình đó.

Bởi vì, kiểm tra là để đánh giá; đánh giá dựa trên cơ sở của kiểm tra nên đôi khi người ta

sử dụng cụm từ ghép: “kiểm tra – đánh giá”, “kiểm tra đánh giá”, “kiểm tra, đánh giá”.

Đánh giá (là một quá trình)

Bước 1: Kiểm tra (thu thập) Bước 2: Đo lường (so

sánh)

Ví dụ: Để đánh giá một bạn học sinh có hiểu bài học hay không, cụ thể ví dụ như bài

“Hàm số bậc 2”?

Bước 1: Giáo viên cần phải kiểm tra để thu thập thông tin. Kiểm tra có thể bằng các câu

hỏi liên quan đến bài học (như “Em có thể đưa ra một số ví dụ về hàm bậc hai hay

không?”; “Em giải thích vì sao ta có thể tìm được điểm đỉnh của đồ thị thông qua công

thức trên không?”) hoặc là kiểm tra nhanh bằng việc gọi lên bảng trả lời câu hỏi dưới

dạng viết,…(như “Vẽ đồ thị hàm số cho các hàm số bậc hai sau? Có giải thích các bước

làm”).