Kiểm toán viên chuyên nghiệp là gì

Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Công việc này được các kiểm toán viên thực hiện. Để hiểu rõ hơn về kiểm toán là gì, kiểm toán viên là gì. TaxPlus cùng bạn mổ xẻ chi tiết ở bài viết này nhé! 

Kiểm toán là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu & đánh giá các bằng chứng có liên quan đến những thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó được kiểm tra qua bộ phận kế toán. Từ đó đưa ra quyết định về độ trung thực cũng như mức độ phù hợp giữa các thông tin với những chuẩn mực đạo đức đã được đưa ra từ trước đó.

Thực hiện kiểm toán sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán nắm rõ về tình hình của doanh nghiệp. Qua người thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, các doanh nghiệp có thể đưa ra được hướng đi, chiến lược cùng các quyết định đúng đắn nhất.

Kiểm toán viên chuyên nghiệp là gì

Kiểm toán là gì trong doanh nghiệp?

Kiểm toán viên được phân ra thành 3 loại khác nhau sau đây:

Loại này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của Pháp Luật và không tính phí. Thường các doanh nghiệp được kiểm toán là các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước.

Nhiệm vụ kiểm toán được thực hiện bởi kiểm toán viên của các công ty độc lập & chuyên về dịch vụ kiểm toán. Những công ty này chuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đối với báo cáo tài chính hoặc kèm thêm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm toán độc lập được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Đây là việc các công ty tự thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên trong Ban Hội Đồng Quản Trị hay Ban Lãnh Đạo, Ban Giám Đốc… Báo cáo này chỉ sử dụng mang tính chất nội bộ & không được tin tưởng như với loại kiểm toán độc lập.

Có 3 hình thức kiểm toán, nhưng công việc của một kiểm toán thường sẽ như sau:

Kiểm toán viên chuyên nghiệp là gì

Đây là công việc rất quan trọng nhằm định hướng cho toàn bộ công việc kiểm toán sau này. Kế hoạch kiểm toán chỉn chu sẽ giúp ích rất nhiều trong việc sau này, khi đó bạn sẽ thực hiện một cách suôn sẻ và và dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh bất ngờ.

Kiểm toán viên phải thông thạo kỹ năng xây dựng chương trinh kiểm toán. Việc xây dựng chương trình kiểm toán sẽ giúp ích rất nhiều cho kiểm toán viên. Khi đó họ sẽ thực hiện một cách chặt chẽ và chỉn chu.

Kiểm toán viên phải xác định số lượng và thứ tự các bước, các công việc cần làm để xây dựng một chương trình kiểm toán. Khi đó chương trình kiểm toán sẽ đi suốt quá trình kiểm toán của kiểm toán viên

Thu thập thông tin khi sử dụng các phương pháp kiểm toán để là công việc quan trọng của kiểm toán viên, cụ thể như sau:

  • Kiểm toán cân đối: Phương pháp kiểm toán dựa trên các phương trình kế toán để kiểm toán.
  • Đối chiếu trực tiếp: Đối chiếu một chỉ tiêu dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau.
  • Đối chiếu logic: Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
  • Điều tra: Dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
  • Trắc nghiệm: Tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.

Mọi thông tin thu thập được đều cần phải ghi chép lại một cách chính xác và chỉn chu. Các phát giác, nhận định và con số, sự kiện cần được kế toán viên ghi chép lại một cách hoàn toàn chính xác. Đây là căn cứ, bằng chứng khách quan để đưa ra những kết luận kiểm toán.

Cuối cùng, kiểm toán viên cần đưa ra kết luận quá trình kiểm toán. Kết luận này cần được thể hiện ở biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. Để đưa ra được kết luận chính xác, kiểm toán viên cần phải:

  • Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến.
  • Xem xét các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.
  • Đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị.
  • Tập hợp thư giải trình từ Ban Giám đốc.

Kiểm toán viên tiếng anh gọi là auditor. Đây là người được cấp chứng chỉ để thực hiện các công việc liên quan đến quá trình kiểm toán. Hiểu đơn giản thì chính là người thực hiện trách nhiệm kiểm toán đã nêu phía trên.

Sau khi thực hiện, kiểm toán viên sẽ lập ra một báo cáo độc lập qua đánh giá từ quá trình thu thập thông tin dữ liệu của mình cũng như xem các tài khoản của công ty có thể hiện đúng với tình hình hoạt động của công ty hay không.

Lưu ý: Người thực hiện nhiệm vụ kiểm toán phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Kiểm toán viên chuyên nghiệp là gì

Kiểm toán viên được gọi là auditor

Đối với kiểm toán, người thực hiện trách nhiệm này sẽ phải tiến hành các công việc sau:

  • Thực hiện xác minh độ trung thực cũng như tính pháp lý của các báo cáo về tài chính.
  • Đánh giá số liệu, thông tin sau đó đưa ra ý kiến về mức độ trung thực hay mức độ hợp lý về những thông tin tài chính – kế toán của doanh nghiệp.
  • Tiến hành tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp qua những đánh giá, sai sót hoặc điểm mạnh, điểm yếu. Đồng thời có thể gợi mở ra những hướng đi mới để giúp doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.

Xem thêm:  Hóa đơn điện tử: Những điều bạn cần biết

Đối với kiểm toán viên, nếu như muốn thực hiện nghề này thì cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn được quy định tại Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 như sau:

“1. Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  • a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
  • c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
  • d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì được công nhận là kiểm toán viên.”

Khi đã đủ tiêu chuẩn của một kiểm toán viên, bạn đã sẵn sàng để thực hiện các công việc có liên quan đến ngành kiểm toán thì cần nắm rõ việc đăng ký theo Điều 15 của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 như sau:

“1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:

  • a) Là kiểm toán viên;
  • b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
  • c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

4. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.”

Kiểm toán viên chuyên nghiệp là gì

Đăng ký hành nghề kiểm toán viên được quy định tại điều 15 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12

Theo quy định của Pháp Luật, những trường hợp không được đăng ký hành nghề kiểm toán viên ghi rõ tại Điều 16 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12:

  • “Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
  • Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
  • Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
  • Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.”

Nếu đã trở thành kiểm toán viên và thực hiện các công việc kiểm toán, cần đảm bảo chấp hành đầy đủ nghĩa vụ được quy định tại Điều 17 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12:

  • Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
  • Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;
  • Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;
  • Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;
  • Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;
  • Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình;
  • Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;
  • Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Kiểm toán viên chuyên nghiệp là gì

Nghĩa vụ của kiểm toán viên được quy định tại điều 17 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12

Xem thêm:

  • Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo
  • Tất toán là gì? Những điều cần nắm rõ

Xem thêm:  Văn phòng đại diện là gì?

Kiểm toán & kiểm toán viên là hai phần quan trọng không thể tách rời nhau trong doanh nghiệp. Thực hiện trách nhiệm kiểm toán phải do kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề. Vì thế TaxPlus hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi bạn sẽ nắm rõ được quy định của Pháp Luật. Nếu cần tư vấn thông tin nào xin liên hệ theo:

  • Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
  • SĐT: 0853 9999 77
  • Email:
  • Website: https://taxplus.vn/