Hướng dẫn chạy chương trình trong c năm 2024

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách viết chương trình C Hello World đầu tiên, và thông qua chương trình này bạn sẽ hiểu được cấu trúc của một chương trình C.

Hướng dẫn chạy chương trình trong c năm 2024

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Mã nguồn chương trình C có thể được viết trong bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào, tuy nhiên file nên được lưu với phần mở rộng “.c”. Để giỏi một ngôn ngữ lập trình thì không có cách nào khác ngoài khác luyện tập code thường xuyên, chính vì thế cùng bắt tay vào viết chương trình C đầu tiên thôi nào.

1. Chương trình C đầu tiên

Trước tiên hãy tham khảo một chương trình dưới đây. Tạm thời bạn đừng quan tâm đến ý nghĩa của nó, hãy xem code, copy nó vào chương trình của bạn và chạy xem kết quả, sau đó xem phần giải thích nhé.

/ Demo được viết bởi Chaitanya trên BeginnersBook.com/

include

int main() {

  int num;  
  printf("Nhap tuoi cua ban: ");  
  scanf("%d", &num);  
  if (num <18)  
  {  
         printf("Ban khong du dieu kien bo phieu");  
  }  
  else  
  {  
         printf("Ban co the bo phieu!!");  
  }  
  return 0;  
}

Đầu ra:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Nhap tuoi cua ban:25 Ban co the bo phieu!!

Phân tích chương trình

Chú thích (comment): Chú thích bắt đầu bằng “ /*” và kết thúc bằng “*/”. Toàn cả vùng nằm giữa 2 cặp kí hiệu này là chú thích. Chúc thích là lời mô tả, giải thích vắn tắt cho một câu lệnh, đoạn chương trình hay cả chương trình, nhờ đó người đọc có thể hiểu ý đồ của lập trình viên và công việc mà chương trình đang thực hiện. Số lượng chú thích trong một chương trình là không giới hạn và nó cũng không ảnh hưởng gì tới việc thực hiện chương trình.

Khai báo thư viện: Trong chương trình có sử dụng một số từ khóa & câu lệnh và hàm như printf (), scanf (), v.v. Vì thế, file có định nghĩa về các hàm này cần được đưa vào chương trình. Trong chương trình trên, chúng tôi đã sử dụng stdio.h. Trong C có nhiều thư viện và “stdio.h” là một trong số đó, thư viện được sử dụng để đọc dữ liệu từ thiết bị đầu cuối và để hiển thị dữ liệu trên thiết bị đầu cuối.

Câu lệnh hiển thị: Hàm printf() được sử dụng ở một vài vị trí trong đoạn mã trên. Bất cứ điều gì bạn đưa ra bên trong dấu ngoặc kép, nó sẽ in như thế ở màn hình. Bạn cũng có thể sử dụng các chỉ định định dạng như% d,% c,% p để hiển thị các giá trị của biến và con trỏ bằng printf.

Lấy dữ liệu đầu vào từ người dùng: Hàm scanf() được sử dụng để lấy đầu vào từ người dùng. Khi bạn chạy chương trình này, nó sẽ đợi đầu vào của người dùng (tuổi) và khi người dùng nhập vào tuổi, nó sẽ xử lý phần còn lại của các câu lệnh dựa trên đầu vào đó.

Hàm Main (): Hàm main() là một hàm đặc biệt trong C. Khi thực hiện, chương trình sẽ gọi hàm main() hay nói các khác chương trình sẽ bắt đầu bằng việc thực hiện các câu lệnh trong hàm main(). Trong hàm main() ta mới gọi tới các hàm khác.

2. Hàm main () trong chương trình C

Hàm main () phải có mặt trong tất cả các chương trình C, nó được xem là hàm chính và là hàm chạy đầu tiên trong bất kì chương trình C nào.

Kiểu trả về của hàm main (): Kiểu trả về của hàm main() phải nên là int.

Tại sao nó có kiểu trả về: Trình biên dịch nên biết liệu chương trình của bạn được biên dịch thành công hay nó đã bị lỗi. Để biết điều này, nó kiểm tra giá trị trả về của hàm main (). Nếu giá trị trả về là 0 có nghĩa là chương trình thành công nếu không thì chương trình có vấn đề, đây là lý do tại sao chúng ta có câu lệnh return 0 ở cuối hàm main().

Cấu trúc của hàm main(): Tên hàm được theo sau bởi kiểu dữ liệu trả về, cần có dấu ngoặc đơn sau tên hàm. Nếu có tham số hoặc đối số thì nó phải nằm trong dấu ngoặc đơn này. Khối lệnh bên trong dấu ngoặc nhọn là thân hàm. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các hàm trong bài học về cách tạo hàm trong C.

Để viết được những chương trình phức tạp bằng ngôn ngữ lập trình C thì trước hết bạn cần viết được một chương trình đơn giản và có thể chạy được nó trước. Hầu hết mọi người khi học một ngôn ngữ lập trình mới đều đã từng viết chương trình “Hello World” để in ra nội dung dòng chữ hiển thị ra màn hình. Các bạn sử dụng công cụ lập trình mà bạn đang dùng để có thể code lại những dòng chữ sau đây và chạy mã nguồn này.

include

int main(){

printf("Hello World !");  
return 0;  
}


1. Cấu trúc của 1 chương trình C :

Thư viện : Ngôn ngữ lập trình C chứa các thư viện có sẵn, các thư viện này sẽ cung cấp cho bạn các công cụ giúp các bạn có thể lập trình dễ dàng hơn. Trong chương trình bạn thêm thư viện vào chương trình của mình bằng cách sử dụng cụm

include và theo sau là tên thư viện mà bạn muốn thêm.

Trong ví dụ trên thì một thư viện có tên stdio.h đã được thêm vào chương trình của bạn, từ đó bạn có thể sử dụng các công cụ có sẵn mà thư viện này cung cấp. Trong C có rất nhiều thư viện nhưng bạn đừng lo, các thư viện này sẽ được giới thiệu trong các bài học sau.

Hàm main : Đây là nơi chương trình bắt đầu được thực thi, bạn sẽ viết code ở bên trong hàm main này và các câu lệnh sẽ được kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;). Chương trình của các bạn sử dụng hàm printf để in ra nội dung text hiển thị lên màn hình, bạn cần đặt nội dung bạn cần in vào trong dấu nháy kép.

Bạn có thể hiển thị nhiều nội dung bằng nhiều câu lệnh printf ngoài ra để xuống dòng khi in bạn sử dụng thêm ký hiệu "\n" ở vị trí bạn muốn xuống dòng mới. Ví dụ mã nguồn sau đây sẽ in ra nội dung text trên nhiều dòng

include

int main(){

printf("Hoc lap trinh C\n");  
printf("voi 28tech\n");  
printf("28tech.com.vn\nhello world !\n");  
return 0;  
}


2. Các bước chạy chương trình

Biên dịch - Compile : Mã nguồn bạn viết bằng ngôn ngữ lập trình C thì CPU của máy tính chưa thể thực thi được, muốn chạy được code C bạn cần biên dịch (Complile) code này thành mã máy. Trình biên dịch (Compiler) sẽ đảm nhiệm chức năng này

Quá trình biên dịch sẽ giúp bạn phát hiện ra các lỗi và bạn cần fix các lỗi này trước khi chương trình có thể chạy một cách trơn tru. Thông thường khi mới lập trình C bạn thường mắc phải các lỗi biên dịch như thiếu dấu chấm phẩy, sai cú pháp...

Chạy - Run : Sau khi mã nguồn C của bạn được biên dịch thành mã máy thì máy tính có thể thực thi mã máy này và hiển thị cho bạn kết quả tương ứng. Đôi khi chương trình của bạn cũng phát sinh những lỗi trong lúc đang chạy ví dụ như chia cho số 0, lỗi bộ nhớ...


3. Câu lệnh return 0

Câu lệnh return 0; trong 2 chương trình đơn giản trên được đặt ở vị trí cuối cùng trong hàm main, đây là giá trị trả về của hàm main sau khi thực thi xong chương trình nếu chương trình hoạt động một cách chính xác.

Đôi khi những lỗi phát sinh trong chương trình của bạn lúc thực thi sẽ làm chương trình của bạn trả về giá trị khác 0, đó cũng là một cách để kiểm chứng rằng chương trình của bạn có phát sinh lỗi trong quá trình thực thi hay không.

Bạn cũng có thể trả về giá trị khác 0 tuy nhiên thông thường mọi người hay trả về giá trị 0, ví dụ bạn có thể trả về giá trị 1.

Bạn có thể thử copy mã nguồn sau và sẽ thấy rằng chương trình của bạn phát sinh lỗi lúc chạy dẫn tới giá trị trả về của hàm main sẽ là 3221225725

include

int main(){

printf("28tech.com.vn\n");  
int a[2828282828];  
return 0;  
}

Chương trình sau sẽ phát sinh lỗi và giá trị trả về của hàm main là 3221225477

include

include

int main(){

char *c;  
strcpy(c, "28tech.com.vn");  
return 0;  
}

Đừng lo việc bạn không thể hiểu những câu lệnh trên hay không hiểu vì sao nó sẽ gây ra lỗi, sau này bạn sẽ biết lý do còn thời điểm hiện tại mình chỉ cho các bạn các chương trình minh họa để hiểu rõ hơn câu lệnh return 0; thường được dùng ở cuối chương trình.

Chú ý rằng khi câu lệnh return 0; được thực thi, chương trình của bạn sẽ kết thúc ngay lập tức

Bạn thử chạy chương trình sau đây và sẽ thấy rằng khi câu lệnh return 0; được thực thi thì các câu lệnh bên dưới của nó sẽ không được thực thi vì chương trình của bạn đã kết thúc ngay tại thời điểm đó rồi.