Hiệp hội du lịch đông nam á (aseanta) là gì

Hiệp hội Du lịch ASEAN [ASEANTA] phát triển nền tảng tương tác và triển lãm ảo toàn diện ASEANTA Travel Exchange [ATEX], thông qua sự hợp tác với công ty phân tích và dữ liệu lớn Fusionex.

Nền tảng ATEX sẽ cung cấp một bộ giải pháp sáng tạo để trao quyền cho ASEANTA tổ chức các sự kiện ảo, đồng thời mang đến những tương tác trực tuyến ý nghĩa và đo lường được. Nền tảng này cung cấp tính năng kết nối B2B thông minh, kết nối các doanh nghiệp địa phương với các doanh nghiệp toàn cầu nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường.

Nền tảng này cũng cho phép các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình thông qua các gian hàng ảo; tối ưu các phiên quảng cáo thông qua livestream; cung cấp khả năng báo cáo và đo lường, giám sát hiệu quả theo thời gian thực; cung cấp công cụ tiếp thị kỹ thuật số dựa trên AI cho các chiến dịch cá nhân hóa.

Với việc tận dụng nền tảng ATEX, ASEANTA sẽ có thể cải thiện khả năng tiếp cận, kết nối và tương tác cũng như loại bỏ các hạn chế về thời gian và không gian của các triển lãm ảo, webinar, các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số,…

Eddy Krismeidi Soemawilaga, Chủ tịch của ASEANTA cho biết: “Sự hợp tác giữa ASEANTA và Fusionex là một sự kiện mang tính lịch sử – một mối quan hệ đối tác ASEAN thực sự, tập hợp các nguồn lực tổng hợp của các quốc gia thành viên ASEAN cả trong khu vực công và khu vực tư, nhằm đưa du lịch trong khu vực lên một tầm cao mới và xây dựng Đông Nam Á trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới.”

Nigel Wong, Tổng Thư ký ASEANTA cho biết Hiệp hội sẽ tổ chức các buổi hội thảo cho các thành viên dựa trên nền tảng này để khách tham dự có thể tương tác với diễn giả.

Nền tảng ATEX được dự kiến đưa vào hoạt động từ quý 4/2021.

Theo TTXVN, tờ Bangkok Post ngày 4/2 dẫn lời Chủ tịch ASEANTA Mingkwan Metmowlee cho biết hiệp hội này, bao gồm cả khu vực tư nhân lẫn các tổ chức du lịch quốc gia [NTO] của 10 nước thành viên, sẽ kêu gọi nối lại hoạt động du lịch vào quý I hoặc quý II năm nay vì ngành công nghiệp này đang trên bờ vực sụp đổ và cần hành động khẩn cấp.

Theo bà Mingkwan, hơn 70% việc làm trong lĩnh vực du lịch ở khu vực này sẽ bị mất nếu biên giới vẫn đóng cửa, nhưng một khi du lịch tăng trưởng thì sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác là thiếu hụt lao động. ASEANTA đề nghị mọi quốc gia chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại biên giới bằng cách soạn thảo một khuôn khổ khu vực về đi lại qua biên giới, các quy trình hoạt động tiêu chuẩn cho toàn bộ hệ sinh thái du lịch và những hướng dẫn về thử nghiệm cũng như tiêm chủng trong quý đầu tiên của năm nay.

Hiệp hội đề xuất rằng trong vòng nửa đầu năm nay, các quốc gia ở Đông Nam Á nên bắt đầu bằng việc xem xét các khách doanh nhân trong khu vực, cũng như từ ba đối tác đối thoại của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bà Mingkwan cho biết mặc dù những dàn xếp về “bong bóng” đi lại dành cho kinh doanh trước đây không dẫn đến việc tăng đáng kể lưu lượng hàng không, nhưng nếu ASEAN có thể ban hành các quy định được nới lỏng hơn thì điều đó có thể là bước đầu tiên trong việc tạo điều kiện cho dòng khách du lịch nước ngoài. Theo bà Mingkwan, do tỷ lệ lây nhiễm tăng ở nhiều quốc gia, khu vực Đông Nam Á có thể cân nhắc các thỏa thuận du lịch giữa các thành phố trong giai đoạn đầu. Những người đến từ các vùng xanh [những nơi không có hoặc mức độ lây nhiễm thấp] nên được xếp vào một nhóm, cho phép họ đi lại với số ngày cách ly ít hơn tại điểm đến.  Đối với khách du lịch giải trí, 10 quốc gia ASEAN nên hỗ trợ việc nối lại tất cả các loại hình du lịch vào tháng 10. Sự hỗ trợ cần thiết cho giai đoạn này bao gồm hộ chiếu sức khỏe kỹ thuật số, trong đó có thông tin về hồ sơ tiêm chủng và lý lịch COVID-19 của từng khách du lịch. Hệ thống hộ chiếu y tế kỹ thuật số được tất cả các quốc gia thành viên thông qua sẽ giúp bỏ qua việc cách ly bắt buộc và sẽ cho phép mọi người đi lại an toàn hơn.

Bà Mingkwan cho biết khu vực tư nhân ở nhiều quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, Singapore và Malaysia, đồng ý với đề xuất hộ chiếu sức khỏe kỹ thuật số vì một số đã đầu tư vào các cơ chế truy vết tiếp xúc kỹ thuật số như MyTrace ở Malaysia và TraceTogether ở Singapore.

Nguồn: TTXVN

Hiệp hội Du lịch Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi chính phủ phi lợi nhuận của những người, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Hiệp hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Tourism Association, viết tắt là VITA [1].

Hiệp hội Du lịch Việt NamTên viết tắtThành lậpLoạiVị thế pháp lýTrụ sở chínhVị trí

Ngôn ngữ chính

Chủ quản

Trang web
VITA
25/12/2002
Hội nghề nghiệp
Hợp pháp, hoạt động
T1 nhà K, khách sạn La Thành, 226 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

  • Hà Nội, Việt Nam

Tiếng Việt
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
//vita.vn/

Hiệp hội Du lịch Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV ngày 25/12/2002 của Bộ Nội vụ [2]. Hiệp hội có trụ sở tại tầng 7, nhà 58 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Hiệp hội Du lich Việt Nam là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] từ tháng 8/2004. Tháng 4/2004 Hiệp hội Du lịch Việt Nam gia nhập Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á [ASEANTA] có trụ sở tại Kuala Lumpur [Malaysia].

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịch, 2017. Truy cập 15/3/2018.
  2. ^ Giới thiệu Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam [VITA]. Namphuongtourist, 2017. Truy cập 15/3/2018.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website chính thức
  • VISTA Website, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam
  • ASEANTA Website, Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á
  • UNWTO, World Tourism Organization Website Lưu trữ 2017-07-18 tại Wayback Machine Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc
  • GSTC, Global Sustainable Tourism Council Website, Hội đồng Du lịch Bền vững Toàn cầu


Video liên quan

Chủ Đề