Cơ quan thi hành án hành chính là gì

Skip to content

*Những bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính được thi hành

  1. Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
  2. Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm.
  3. Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án.
  4. Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quy định tại Điều 240 của Luật này.
  5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị.

Theo Điều 241, Luật tố tụng hành chính 2010.

Yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Toà án

  1. Trường hợp người phải thi hành án không thi hành án thì người được thi hành án có quyền yêu cầu người phải thi hành án thi hành ngay bản án, quyết định của Toà án quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 243 của Luật này.
  2. Trường hợp hết 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc hết thời hạn thi hành án theo bản án, quyết định của Toà án mà người phải thi hành án không thi hành án thì người được thi hành án có quyền yêu cầu bằng văn bản đối với người phải thi hành bản án, quyết định của Toà án theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 243 của Luật này.
  3. Trường hợp người phải thi hành án không thi hành bản án, quyết định của Toà án thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, người được thi hành án có quyền gửi đơn đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Toà án đã xét xử sơ thẩm đôn đốc việc thi hành bản án, quyết định của Toà án. Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đôn đốc người phải thi hành án thi hành án và thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để chỉ đạo việc thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát thi hành án.
  4. Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm mở sổ theo dõi, quản lý việc thi hành án của người được thi hành án. Người được thi hành án có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thi hành án dân sự bản sao bản án, quyết định của Toà án và các tài liệu khác có liên quan để chứng minh đã có đơn đề nghị hợp lệ nhưng người phải thi hành án cố tình không thi hành án.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản đôn đốc người phải thi hành án thực hiện việc thi hành án theo đúng nội dung của bản án, quyết định của Toà án.

Căn cứ: Theo điều 244, Luật tố tụng hành chính năm 2010.

Trên đây là căn cứ pháp lý mà Phamlaw cung cấp đến cho Quý bạn đọc, Quý khách hàng về nội dung Bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính được thi hành, nếu còn vướng mắc hoặc muốn được tư vấn trực tiếp vui lòng kết nối đến các luật sư, chuyên gia pháp lý của chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ.

Tin tức / Thông tin tuyên truyền trung ương, địa phương

A+ | A | A-

Xét xử và thi hành án hành chính

Người đăng: banbientap Ngày đăng: 10:16 | 18/11 Lượt xem: 13954

Với đặc thù và tính chất khá đặc biệt, công tác xét xử và thi hành các vụ án hành chính gặp khá nhiều vướng mắc và bất cập

Số vụ án hành chính gia tăng

Kể từ khi Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực, hoạt động xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động hành chính của chính quyền địa phương; bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Theo lãnh đạo TAND tỉnh, khi thực hiện Luật Tố tụng hành chính 2011 thì mỗi năm TAND tỉnh chỉ thụ lý và xét xử khoảng 20 vụ việc. Tuy nhiên, áp dụng Luật 2015 thì số án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND 02 cấp tăng nhanh. Riêng năm 2019, TAND 02 cấp phải thụ lý 128 vụ; trong đó TAND tỉnh 105 vụ, TAND cấp huyện 23 vụ.

Ngoài việc tăng lượng án phải giải quyết thì tại một số nơi, đối tượng bị khởi kiện [cơ quan nhà nước] lại chưa tích cực trong tham gia tố tụng dẫn đến nhiều vướng mắc trong xét xử án hành chính. Khoản 3, Điều 60 Luật Tố tụng hành chính có quy định về người đại diện “Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người đại diện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện”; so với quy định trước đó đã “bó hẹp” phạm vi và chủ thể được ủy quyền tham gia tố tụng nên dẫn đến trường hợp “người bị kiện” không tham gia làm việc, đối thoại, không tham gia phiên tòa sơ thẩm, phải tiến hành xét xử vắng mặt. Mặc dù việc xét xử vụ án khi vắng mặt người bị kiện vẫn được tiến hành theo quy định tại Điều 157, 158 của Luật Tố tụng hành chính tuy nhiên lại nảy sinh bất cập. Khi xét xử vắng mặt thì bên bị kiện không đủ điều kiện để nắm bắt đầy đủ các diễn biến hoặc tham gia ý kiến để TAND ban hành phán quyết phù hợp, tạo thuận lợi trong tổ chức thi hành án. Ngược lại, ở góc độ người khởi kiện, trong một số trường hợp nguyện vọng của họ là gặp gỡ, đối thoại với người ban hành quyết định hành chính, có hành vi hành chính liên quan đến mình nhưng việc vắng mặt đã khiến họ bức xúc.

Bên cạnh đó, việc xác minh, thu thập chứng cứ trong các vụ án hành chính cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Thời gian xác minh, thu thập chứng cứ thường kéo dài. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp vừa là đơn vị tham mưu ban hành quyết định hành chính, vừa là đơn vị được giao nhiệm vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho tòa án nên việc thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu, nhất là trong các vụ việc có nhiều khả năng buộc thực hiện theo yêu cầu người khởi kiện.

Thi hành án có hiệu lực

Luật Tố tụng hành chính chỉ quy định trách nhiệm đôn đốc của cơ quan THADS đối với bản án hành chính, việc chỉ đạo và tổ chức thi hành án hành chính thuộc thẩm quyền và trách nhiệm Ban Chỉ đạo thi hành án các cấp. Trong quá trình tổ chức thi hành án có một số tồn tại là người phải thi hành án chậm, không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án. Chỉ tính riêng năm 2019, trong số 30 vụ việc thuộc trách nhiệm theo dõi của cơ quan THADS tỉnh thì các cơ quan nhà nước mới thi hành xong 17 vụ việc, còn 13 vụ việc phải tiếp tục thi hành, trong đó có một số vụ tồn đọng, kéo dài từ các năm trước.

Một số trường hợp, khi người phải thi hành chậm thi hành, thi hành không đúng, không đầy đủ TAND phải quyết định buộc thi hành án hành chính theo yêu cầu của người được thi hành án. Tuy nhiên, việc thi hành bản án hành chính trong trường hợp này cũng gặp khá nhiều vướng mắc. Theo quy định, trong thời hạn 3 ngày kể từ khi tòa án ban hành quyết định buộc thi hành án hành chính, chấp hành viên làm việc với người phải thi hành để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định của tòa án. Thế nhưng, trên thực tế chấp hành viên gặp rất nhiều khó khăn do người phải thi hành không làm việc theo yêu cầu của chấp hành viên, hoặc chỉ phân công cho công chức văn phòng UBND, các sở, phòng, ban trực thuộc UBND làm việc trong khi theo quy định những người này không thuộc đối tượng phải làm việc.

Ngoài ra, trong một số trường hợp việc thi hành án hành chính chậm trễ hoặc không thể thi hành do nội dung bản án chưa phù hợp với thực tế cần phải xem xét lại theo thủ tục tố tụng.

Tình trạng không chấp hành nghiêm bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước và cũng là nguyên nhân khiến công dân bức xúc, phát sinh đơn thư khiếu nại. Để đảm bảo những bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính được thực thi nghiêm túc, ngoài việc tăng cường kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm đối với cá nhân chậm thi hành án, cần xem xét quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế đối với cả cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức bị kiện trong trường hợp không chấp hành án hoặc chấp hành không đúng bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Bên cạnh đó, trong quá trình xét xử các vụ án hành chính, ngoài các thông tin quy định về trình tự, thủ tục cần chú trọng xem xét đánh giá đúng thực tế khách quan để ban hành bản án, quyết định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thi hành án.

Tác giả: Thanh Thanh

[Trở về]

Các tin mới:

123

Những dấu ấn nổi bật của Hội đồng nhân dân tỉnh trên chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam [Ngày đăng: 16:36 | 15/04 ]
Giao Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo việc ban hành cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng [Ngày đăng: 10:01 | 03/04 ]
Thực hiện tinh giản biên chế có trọng tâm, trọng điểm [Ngày đăng: 16:29 | 30/03 ]
Kiến nghị điều chỉnh nhiều quy định về tổ chức, biên chế [Ngày đăng: 14:42 | 10/03 ]
Mang tiếng nói cử tri đến nghị trường Quốc hội [Ngày đăng: 11:01 | 22/02 ]
Thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa miền núi và vùng đồng bằng [Ngày đăng: 14:57 | 27/01 ]
Công tác phối hợp tiếp công dân năm 2021 đạt kết quả tốt [Ngày đăng: 9:27 | 21/01 ]

Các tin khác:

12345678910...

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam - Phan Việt Cường: "Cần tạo đột phá phát triển kinh tế biển" [Ngày đăng: 11:16 | 15/11 ]
Kiến nghị hỗ trợ cho hoạt động công an cơ sở [Ngày đăng: 21:23 | 13/11 ]
Giải trình việc nổi cộm [Ngày đăng: 20:41 | 10/11 ]
Giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri: Cần có chế tài đủ mạnh [Ngày đăng: 8:10 | 20/09 ]
Phê duyệt biên chế công chức năm 2020 [Ngày đăng: 14:15 | 05/09 ]
Không chỉ khỏa lấp “khoảng trống” chất vấn [Ngày đăng: 22:14 | 24/08 ]
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XIV [Ngày đăng: 15:16 | 20/05 ]

Video liên quan

Chủ Đề