Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có giấy phép lái xe thì bị xử phạt như thế nào

Xử phạt hành vi không có giấy phép lái xe gắn máy? Mức phạt khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không có bằng lái xe máy, xe gắn máy, xe ô tô theo quy định mới nhất 2021?

Tóm tắt câu hỏi:

Hôm 18/5/2016 em bị CSGT lập biên bản vì không đội mũ bảo hiễm + không GPLX thì bị phạt bao nhiêu ạ ? Em bị giam xe vậy nếu bị giam xe thì bao nhiêu ngày ? CSGT hẹn em 20/5/2015 lên giải quyết nhưng em chưa có tiền đóng phạt thì có sao không ạ ? Nếu giam xe 10 ngày thì đủ 10 ngày đó em đóng phạt thì có được lấy xe về không ạ ? Em cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Thứ nhấtNghị định số 171/2013/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định cụ thể:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

“3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i] Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k] Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.

Xem thêm: Mức xử phạt khi điều khiển ô tô và xe máy mà chưa có bằng lái xe?

6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a] Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 [sáu] tháng trở lên;

b] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”

Theo thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng xe của bạn thuộc loại xe mô tô, xe gắn máy. Khi bạn điều khiển xe mà không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000. Đối với việc bạn không có Giấy phép lái xe bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000.

Thứ hai, Trường hợp của bạn khi tham gia giao thông không có GPLX thuộc Khoản h, Điểm 1 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 [bảy] ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:

a] Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5;

Xem thêm: Thủ tục sát hạch, cấp giấy phép lái tàu

b] Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;

c] Điểm d Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d] Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện;

đ] Khoản 4; Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 16;

e] Khoản 3 Điều 17;

g] Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 19;

h] Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Xem thêm: Thời hạn của các loại giấy phép lái xe

3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí [nếu có] cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.”

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

 Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

“Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn sẽ bị tạm giữ xe ít nhất 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữu có thể kéo dài để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Thứ ba, về vấn đề nộp phạt vi phạm giao thông muộn:

Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định: Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật. Sau khi bạn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp phạt thì bạn được lấy xe về.

Xem thêm: Thủ tục đổi giấy phép lái xe do tỉnh khác cấp

1. Xử phạt hành vi điều khiển xe không có giấy phép lái xe

Đây là vấn đề quan trọng, nhằm hướng tới an toàn trong hoạt động giao thông của cả nước. Thủ tục và mức xử phạt đối với hành vi này được quy định trong Nghị định 171/2012/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

1. Mức xử phạt

Theo Điều 24 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới thì hành vi tham gia giao thông không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không đúng quy định có 3 mức phạt tiền.

–      Từ 60.000 đồng đến 80.000

–      Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

–      Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Cụ thể:

“2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Xem thêm: Cấp đổi giấy phép lái xe ô tô quá thời hạn sử dụng

….

c] Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

….

4. Phạt tiền từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;

b] Người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 [sáu] tháng.’

….

Xem thêm: Thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe nước ngoài

8. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a] Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 6 [sáu] tháng trở lên;

b] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: vi phạm điểm a khoản 4, điểm b khoản 8 Điều này bị tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. [Khoản 9 Điều 24].

2. Thủ tục xử phạt

Thủ tục xử phạt Nghị định số 171/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

– Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các điểm, khoản tương ứng của Điều 33 Nghị định này;

– Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.”

Xem thêm: Đổi giấy phép lái xe cho khách du lịch nước ngoài

Theo NĐ 171/2012/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực GTĐB; tại Điều 6 hướng dẫn chi tiết thủ tục xử phạt hành vi người điều khiển xe không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe. Cụ thể như sau:

“Tại thời điểm dừng xe kiểm tra, người điều khiển xe không xuất trình được các loại giấy tờ như Giấy đăng ký xe, GPLX, kiểm định, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB…mà trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định.

a] Trong thời hạn hẹn giải quyết, nếu chưa ra quyết định xử phạt, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ thì cán bộ xử lý tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính về thời gian xuất trình được giấy tờ và làm thủ tục trả lại xe tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.

b] Trong thời hạn hẹn giải quyết, nếu đã ra quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ thì cán bộ xử lý tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính về thời gian xuất trình giấy tờ; làm thủ tục hủy quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ theo quy định, trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.

c] Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ thì phải chấp hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính”.

2. Xử phạt lỗi không mang bảo hiểm, đăng ký xe máy và giấy phép lái xe

Tóm tắt câu hỏi:

Em làm công nhân. Ngày 26/10/2014, em có đi ngang qua khu Đại Nam và bị dân quân tự vệ giữ xe lại dù em chạy xe bình thường không vi phạm gì. Họ bắt em mở cốp xe và yêu cầu giấy tờ và bằng lái. Em quên mang theo nên họ giật chìa khóa và chạy xe đi mất. Sau đó, một người đến lập biên bản và yêu cầu em ký. Ngày 5/11/2014, em đi lấy xe nhưng lại có một người dân quân nói với em là đưa cho họ 1.000.000 đồng và giấy tờ để họ lấy hộ xe. Nhưng khi em liên lạc thì lại nhận được thông tin là với hành vi của em phải chịu mức phạt là 2.300.000 đồng. Vậy xin Luật sư cho biết mức phạt đối với em là bao nhiêu?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Xử phạt khi không có giấy phép và không đội mũ bảo hiểm

Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực,Giấy phép lái xe là những giấy tờ mà người điều khiển xe gắn máy bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông.Nếu vi phạm thì người điều khiển xe gắn máy sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Cụ thể: Theo Khoản 2- Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì:

” Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c] Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì :

+, Đối với lỗi không mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì bạn sẽ bị xử phạt từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.

Xem thêm: Xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe bị cắt góc?

+, Đối với lỗi không mang giấy đăng ký xe thì bạn sẽ bị xử phạt từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.

+, Đối với lỗi không mang giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị xử phạt từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.

Vậy, tổng hợp các lỗi của bạn thì bạn có thể bị xử phạt từ 240.000 đồng đến 360.000 đồng.

3. Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe không có giấy phép lái xe

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, hôm nay khi em đi về quê. Em bị công an huyện Xuân Lộc bắt xe vì không có bằng lái xe, chủ xe lại là ba em. Vậy mức phạt bao nhiêu ạ? Em cảm ơn ạ!

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

Xem thêm: Giữ giấy phép lái xe có phải lập biên bản không?

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c] Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.

Xem thêm: Mất giấy phép lái xe thì có được điều khiển phương tiện giao thông?

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a] Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 [sáu] tháng trở lên;

b] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”

Trong trường hợp này, nếu bạn có Giấy phép lái xe nhưng không mang theo Giấy phép lái xe thì bạn chỉ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng [Điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP]; còn nếu bạn không có Giấy phép lái xe, bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng [Khoản 5 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP].

Theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Xem thêm: Có được tham gia giao thông khi đã bị giữ giấy phép lái xe

a] Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;

b] Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Tự ý đục lại số khung, số máy;

b] Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c] Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

Xem thêm: Phân hạng giấy phép lái xe và việc sử dụng

d] Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

đ] Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.

…”

Tuy nhiên, trong trường hợp này, nếu là bạn “mượn xe” của bố có đầy đủ giấy tờ đăng ký xe thì bạn sẽ không bị xử phạt theo lỗi xe không chính chủ khi chưa sang tên đổi chủ. Nhưng nếu, xe của bố bạn trong trường hợp này đã được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản mà bạn không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì bạn sẽ bị phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng [Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP]. 

Ngoài ra, trường hợp này bố bạn là chủ phương tiện nên sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng vì đã giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông [Điểm đ Khoản 3 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP]. Theo Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

…”

Trong trường hợp này, bạn không đủ điều kiện của người lái xe tham gia giao thông vì bạn không có Giấy phép lái xe nên bố bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt được quy định ở trên.

4. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép lái xe

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Cho tôi hỏi: tôi đủ 18 tuổi rồi mà giờ chưa có bằng lái xe. Nếu đi đường bị Cảnh sát giao thông bắt thì bị phạt bao nhiêu tiền,và có bị giam xe không luật sư. ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Luật giao thông đường bộ năm 2008 và  Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe,Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật giao thông đường bộ năm 2008; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật,và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật giao thông đường bộ năm 2008; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Như vậy Giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc phải đem theo khi điều khiển phương tiện giao thông.

Khoản 5 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới quy định như sau:

” 5.Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.”

Khoản 7 Điều 21 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giớiquy định như sau: 

“7.Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a] Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 [sáu] tháng trở lên;

b] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”

Như vậy, vì vấn đề của bạn nêu ra không rõ ràng là bạn điều khiển loại phương tiện nào nên mình xin đưa ra một số mức phạt đối với vi phạm không có bằng lái xe như trên. Tùy vào từng loại phương tiện mà số tiền phạt là khác nhau.

5. Xử phạt về hành vi không có giấy phép lái xe như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa Luật sư, Ngày 23 tháng 7 năm 2016 em có chạy xe sirius đi ngược chiều đoạn đường khoảng 200m đến ngã tư. Em đã bị thổi phạt vì vi phạm luật giao thông. Khi CSGT hỏi về giấy tờ xe thì e có nhờ người thân mang đến, nhưng còn giấy phép lái xe thì e đã thi vào ngày 25 tháng 6 năm 2016 và được cấp vào ngày 7 tháng 7 năm 2016, nhưng vì e là sinh viên đang nghỉ hè về quê nên chưa lấy giấy phép lái xe đó, em đã nói rõ với CSGT và chú ghi vào biên bản là ” không có giấy phép lái xe” và bảo khi nào có giấy phép lái xe thì đi lấy xe tội sẽ nhẹ hơn là ” không mang GPLX”. Tuy nhiên khi có quyết định xử phạt thì lại là “không có gplx” và phạt đến 1.300.000đ . Trong khi đó “không mang gplx” thì chỉ phạt khoảng 500.000đ. Vấn đề của e là vậy. Xin Luật sư cho em biết em có thể khiếu nại và lấy lại tiền không ạ? Em cảm ơn ạ!?

Luật sư tư vấn:

Thời điểm bạn vi phạm pháp luật giao thông là tháng 7/2016, thời điểm này Nghị định 171/2013/NĐ-CP vẫn đang có hiệu lực thi hành và điều chỉnh hành vi vi phạm của bạn. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:

“2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c] Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.”

Đồng thời, theo quy định tại 5 Điều 21Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì:

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.”

Trong đó thì không có quy định nào hướng dẫn cụ thể về việc trường hợp nào thì xác định là không mang giấy phép lái xe và trường hợp nào là không có giấy phép lái xe, có thể hiểu do bạn không mang giấy phép lái xe khi tham gia giao thông , bị kiểm tra và xử lý. Sau đó bạn cũng không xuất trình được giấy phép lái xe lúc công an giao thông đang lập biên bản, ngoài ra có thể hiểu là khi bạn đã đi thi lấy giấy phép lái xe và có ngày hẹn lấy mà bạn không lấy thì bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi này, chỉ khi nào có giấy phép lái xe thì mới được tham gia giao thông. Bạn biết rõ là không có mà vẫn tham gia giao thông nên quyết định xử phạt ghi hành vi vi phạm là “không có giấy phép lái xe” ở đây là có căn cứ. Vì quyết định này không sai nên bạn sẽ không có căn cứ để khiếu nại về quyết định này của công an giao thông, cũng không thể đòi lại số tiền nộp phạt.

6. Xử phạt người điều khiển xe gắn máy mà không có giấy phép lái xe

Tóm tắt câu hỏi:

Vì không có giấy phép lái xe nên bị giam xe chào luật sư: trương hợp của em em cho bạn mượn xe mà không biết là bạn chưa có bằng lái xe và bị thổi phạt, xe của em bị giam. cũng được 1 tháng giờ em muốn lấy xe ra. mà xe của em, em mua lại từ cửa hàng xe cũ. bây giờ giấy tờ mua bán của em bị mất , em chưa kịp sang tên. vậy giờ em lấy xe ra bằng cách nào ạ. cảm ơn luật sư tư vấn giúp em. ?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: Về quy định xử phạt

Tại Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định xử phạt người điều khiển xe gắn máy mà không có giấy phép lái xe theo quy định như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Tại Điểm đ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định xử phạt chủ phương tiện như sau:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông [bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng].

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lỗi giao xe cho người chưa có Giấy phép lái xe theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Bạn của bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với lỗi Điều khiển xe không có Giấy phép lái xe theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Thứ hai: Về việc tạm giữ phương tiện

Theo thông tin bạn trình bày thì bạn có giao xe cho bạn điều khiển và bạn của bạn chưa có giấy phép lái xe, và bị Cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra và bị tạm giữ phương tiện đến nay đã được 01 tháng.

Tại Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định về tạm giữ phương tiện vi phạm như sau:

Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

….

i] Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Tại Khoản 2 Điều 125 và Khoản 1 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Không rõ từ thời điểm bị tạm giữ phương tiện, bạn và bạn của bạn đã liên hệ với Cơ quan Cảnh sát giao thông để giải quyết hay chưa. Theo các quy định trên thì sau khi bạn và bạn của bạn thực hiện xong quyết định xử phạt thì Cơ quan cảnh sát giao thông sẽ trả phương tiện cho bạn. Đối với trường hợp của bạn, xe là bạn mua từ cửa hàng xe cũ và giờ bạn đã mất Hợp đồng mua bán, nếu bạn còn giữ đăng ký xe thì bạn cần liên hệ cơ quan cảnh sát Giao thông để được hướng dẫn thủ tục nhận xe.

7. Không mang theo giấy phép lái xe có bị tạm giữ phương tiện không?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư! Trong lĩnh vực giao thông xử phạt vi phạm hành chính mức phạt tiền dưới 500.000 đồng có bị giam xe hay không, tôi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng không mang theo giấy đăng kí xe bị cảnh sát giao thông dừng lại và đòi phạt 400.000 đồng nhưng tôi vừa đi khám bệnh về nên không có tiền nộp thì bị cảnh sát giao thông viết biên bản tạm giữ xe, lúc đó tôi hoảng quá không kí và bỏ đi. Hôm sau, tôi lên đồn thì bị cho là hành vi chống người thi hành công vụ và mức phạt là 4.000.000 đồng. Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi. Trân trọng cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Theo như bạn trình bày, bạn bị xử phạt hành chính 400.000 đồng do không mang theo giấy đăng ký xe, tuy nhiên bạn không nêu rõ bạn điều khiển xe gì? Theo đó có một số hành vi điều khiển xe không có hoặc không mang giấy đăng ký xe mà bị xử phạt theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm b] Khoản 2 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.

– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm b] Khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Luật sư tư vấn pháp luật về xử phạt lĩnh vực giao thông:1900.6568

Việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP không phụ thuộc vào mức tiền xử phạt hành chính mà phụ thuộc vào hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP không bị tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính do đó khi bạn vi phạm lỗi không mang theo giấy phép lái xe sẽ không bị tạm giữ phương tiện.

Ngoài ra, bạn có hành vi chống người thi hành công vụ, tùy từng hành vi cụ thể sẽ có mức xử phạt tương ứng theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b] Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c] Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b] Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c] Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

…”

Video liên quan

Chủ Đề