Tại sao Nhật Bản làm phim Tây Du Ký

Tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân là một trong "tứ đại danh tác" của Trung Quốc. Các nhà làm phim của nước này đã rất nhiều lần chuyển thể tác phẩm lên màn ảnh. Trong đó, bộ phim được sản xuất năm 1986 của đạo diễn Dương Khiết, với sự tham gia của Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Ngộ Không, được coi là tác phẩm kinh điển, xuất sắc nhất.

Tác phẩm "Tây du ký" của Trung Quốc sản xuất năm 1986.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, 8 năm trước đó, Nhật Bản cũng chuyển thể tác phẩm này, phim gây tiếng vang ở nhiều nước châu Á. Phiên bản Tây du ký này có 52 tập, được phát sóng 2 mùa đến năm 1980. Điểm đặc biệt nhất của tác phẩm là vai Đường Tăng do một nữ diễn viên đảm nhận. Đó là  Masako Natsume.

Bốn thày trò Đường Tăng trong bộ phim do Nhật Bản sản xuất năm 1978.

Tạo hình của nhân vật Đường Tăng do nữ diễn viên Masako Natsume thể hiện.

Ngoài đời, nữ diễn viên Masako Natsume theo đuổi phong cách gợi cảm.

Masako Natsume sinh ngày 17/12/1957. Khi đang đi học, bà nhận ra mình đam mê diễn xuất và quyết định đi theo nghề diễn. Trong sự nghiệp diễn xuất ngắn ngủi, bà từng giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc cho bộ phim Time and Tide [1983] của đạo diễn Muramatsu và bộ phim The Catch [1981] của đạo diễn Shinji Sōmai tại LHP Hochi.

Bà qua đời khi mới 27 tuổi vì căn bệnh bạch cầu cấp.

Ngắm nhan sắc của Masako Natsume lúc sinh thời:

Hoàng Anh

Thuận Thiên 16/11/2021 14:10

Thông tin về phim "Tây Du Ký" [1978] của Nhật Bản bỗng gây tranh cãi trên MXH sau khi được một fanpage "đào" lại. Những tranh cãi xoay quanh việc nữ diễn viên thủ vai Đường Tăng và biểu cảm các nhân vật quá hài hước.

Mới đây, một fanpage đã "đào" lại thông tin về bộ phim "Tây Du Ký" do Nhật Bản sản xuất vào năm 1978 khiến cộng đồng mạng hết sức chú ý: "Phim do 2 đài truyền hình lớn của Nhật Bản sản xuất với tổng vốn đầu tư vào thời điểm đó vô cùng khủng, lên đến 1 tỷ yên. Chính vì vậy mà nhiều hiệu ứng và cảnh quay vẫn được đánh giá cao đến ngày nay.

Điều đặc biệt là Đường Tăng trong bản Nhật do một nữ diễn viên đảm nhận, nhằm khắc họa nét cao quý và nhân hậu của nhân vật này. Sau khi phát sóng ở Nhật, tác phẩm nhận được sự đón nhận nồng nhiệt nên nhà sản xuất quyết định làm phần 2, phim còn được mua bản quyền chiếu lại ở các nước Anh, Úc, Hong Kong...

Tuy nhiên khi phát sóng trên đài trung ương Trung Quốc, phiên bản này bị chỉ trích dữ dội vì khác xa nguyên tác, cuối cùng phải ngừng chiếu sau 3 tập. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thôi thúc đạo diễn Dương Khiết cho ra đời Tây Du Ký phiên bản 1986 huyền thoại".

Không chỉ ở Trung Quốc, ai cũng biết "Tây Du Ký" phiên bản 1986 do nước này sản xuất có một lượng lớn fan tại Việt Nam. Vậy nên cũng dễ hiểu khi những thông tin kể trên tiếp tục gây tranh cãi trên MXH.

Nhiều ý kiến chê bai đã được cộng đồng mạng đưa ra: "Này rạp xiếc mà, ad nhầm à"; "Phục trang xấu quá xấu"; "Nhìn không nhận ra ai là Ngộ Không, Ngộ Tĩnh, Bát Giới"; "Nhìn như 1 đám ăn mài thật luôn ko thấy khí chất đại náo thiên cung ở đâu"; "Sao tôi nhìn như đám ăn xin [trừ đường tam tạng]"...

Cộng đồng mạng đã tranh luận khá nhiều về ý kiến cho rằng "Tây Du Ký" phiên bản 1978 của Nhật Bản xa rời nguyên tác của Ngô Thừa Ân: "Nhớ k nhầm Tây du kí 1986 cũng sai nguyên tác mà nhỉ. Mà chính nguyên tác nhớ k nhầm 1 thời từng bị chỉ trích vì khắc hoạ sai hoàn toàn hình tượng cao tăng Huyền Trang."; "Trung Quốc họ đã làm phim về Tây Du Ký năm 1927 rồi."; "Nghe bảo lúc Nhật làm bản này rồi mấy nước khác ai cũng nghĩ Tây du ký là tác phẩm của Nhật nên TQ mới cấp tốc làm phần TDK 1986 huyền thoại rồi một loạt TDK khác để khẳng định lại"...

Đa phần ý kiến đều cho rằng phiên bản của Trung Quốc thường sát nguyên tác hơn do tiểu thuyết gốc của tác giả nước họ. Dù sao thì phim nước nào sản xuất cũng chỉ là phim chuyển thể từ tiểu thuyết, khó có thể đưa nguyên si tất cả tình tiết từ truyện vào.

Cư dân mạng cũng tranh luận nhiều về biểu cảm hài hước của các nhân vật trong loạt ảnh mà không để ý rằng đây chỉ là hình ảnh hậu trường. Ngoài ra, nhân vật Đường Tăng trong "Tây Du Ký" 1978 tuy gây tranh cãi vì là nữ thủ vai nhưng lại nhận vô số lời khen cho nhan sắc của nữ diễn viên.

Người thủ vai Đường Tăng trong phim của Nhật là Masako Natsume [SN 1957], người theo nghiệp diễn xuất ngay từ còn đi học, từng giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc với các phim "The Catch" [1981], "Time and Tide" [1983] của Nhật Bản. Đáng tiếc là nữ diễn viên đã qua đời khi mới 27 tuổi vì bệnh hiểm nghèo.

Phim truyền hình "Ô-sin" từng được công ty sở hữu Hello Kitty chuyển thể anime

Trước khi đến với Việt Nam, bộ phim của đạo diễn Togashi Shin đã phát sóng trên NHK từ tháng 4/1983 đến tháng 3/1984 và đã nhanh chóng gặt hái thành công với tỷ lệ trung bình 52,6% khán giả và cao điểm có lúc lên tới 62,9% tại Nhật Bản. Theo thống kê, "Oshin" đã được mua bản quyền và phát sóng tại 68 quốc gia... Xem thêm tại đây!

>> Loạt phân cảnh chứng minh chú gấu Ice Bear có thể trở thành "soái ca"

'Tây du ký' Nhật Bản nhảm đến cỡ nào?

Câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh rất được giới làm phim xứ sở Phù Tang yêu thích nên họ đã 5 lần đưa lên phim, tuy nhiên, cách làm phim của người Nhật cũng khiến khán giả không khỏi đau đầu.

Thành công nhất trong số 5 bộ phim là phim truyền hình Tây du ký [The Adventures of Super Monkey] do Hãng Fuji thực hiện năm 2006. Mặc dù đạt rating rất cao khi lên sóng nhưng đối với những ai say mê tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân hay bộ phim đình đám của Lục Tiểu Linh Đồng thì phiên bản xứ Phù Tang này vẫn buộc phải xếp vào danh sách "phim nhảm".

Nhảm ngay từ tạo hình nhân vật, khi các nhà làm phim Nhật Bản "tặng" cho Tôn Ngộ Không [Shingo Katori đóng] mái tóc vàng thời thượng, cho Trư Bát Giới [Atsushi Ito đóng] bộ tóc xoăn tít và cho Sa Tăng [Teruyoshi Uchimura đóng] mái tóc dài đen mượt.

Tây du ký là bộ phim ăn khách nhất trên màn ảnh nhỏ Fuji [Nhật Bản] năm 2006.
Ca sĩ Shingo Katori - thành viên nhóm nhạc SMAP nổi tiếng ở Nhật Bản đảm nhận vai Tôn Ngộ Không.
Nhân vật Trư Bát Giới do diễn viên hài Atsushi Ito đóng không phải gắn mũi heo hay độn bụng phệ.
Vai Sa Tăng do Teruyoshi Uchimura đảm nhận.
Nữ diễn viên Eri Fukatsu cải nam trang đóng vai Tam Tạng.

Hình ảnh của họ hoàn toàn khác với "khuôn mẫu" mà khán giả đã quen thuộc khi xem Tây du ký Hoa ngữ. Đặc biệt, nhân vật nhà sư Tam Tạng được giao cho nữ diễn viên Eri Fukatsu cải nam trang đảm nhận, khiến ngay khi bắt đầu, người xem đã thấy lấn cấn, khó chịu.

Một vài hình ảnh trong phim.

Tuy tên phim là Tây du ký nhưng nội dung của phiên bản Nhật Bản này hoàn toàn không liên quan gì đến nội dung của truyện Tây du ký. Các nhà làm phim đã hư cấu, sáng tác mới câu chuyện, chỉ giữ duy nhất đường dây 4 thầy trò Tam Tạng trên đường sang Thiên Trúc thỉnh kinh. Qua những nơi họ đi qua cũng có những kiếp nạn thử thách, song điều khiến khán giả "ngẩn tò te" là khi các nhà làm phim khai thác chuyện tình yêu của Tam Tạng và… Phật Bà Quan Âm, cũng như lạm dụng chi tiết Tôn Ngộ Không có tình cảm với nữ yêu tinh để chọc cười.

Đây là hình ảnh Phật Bà Quan Âm trong Tây du ký phiên bản Nhật Bản 2006.

Hình ảnh Phật Bà Quan Âm vốn rất đẹp, rất linh thiêng cả trong phim lẫn ngoài đời đã bị các nhà làm phim Nhật Bản "sexy hóa" khi cho ăn mặc mát mẻ với chiếc áo khoét sâu để lộ cả nửa bầu ngực. Rất nhiều fan Tây du ký, thậm chí là khán giả xứ Phù Tang đã lớn tiếng chỉ trích hình ảnh này.

Sức hút của Tây Du Ký lan tỏa khắp châu Á với phiên bản Trung Quốc năm 1986 làm mưa làm gió, còn được chiếu đi chiếu lại nhiều lần. Tuy nhiên đó vốn dĩ không phải phiên bản lâu đời nhất, mà ngay cả Nhật Bản còn từng có một Tây Du Ký khác vô cùng đặc sắc. Giờ đây sau 4 thập kỷ, các fan Việt đã có cơ hội tiếp xúc lại với bộ phim dở khóc dở cười này nhờ một bài đăng trên MXH.

Nhạc nền phim Tây Du Ký của Nhật Bản ra mắt vào năm 1978

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề