Nhân vật trữ tình trong bài thơ chân quê là ai

Đề bài:

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

CHÂN QUÊ

''Hôm qua em đi tỉnh về

 Đợi em ở mãi con đê đầu làng

 Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

 Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

 Nào đâu cái yếm lụa sồi?

 Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?

 Nào đâu cái áo tứ thân?

 Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 Nói ra sợ mất lòng em

 Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

 Như hôm em đi lễ chùa

 Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

 Hoa chanh nở giữa vườn chanh

 Thầy u mình với chúng mình chân quê

 Hôm qua em đi tỉnh về

 Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.''

[Dẫn theo Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học]

Câu 1 [0,5 điểm]. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?

Câu 2 [0,75 điểm]. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong các câu thơ sau:

''Nào đâu cái yếm lụa sồi?

 Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?

 Nào đâu cái áo tứ thân?

 Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?''

Câu 3 [0,75 điểm]. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của nhân vật trữ tình trong những câu thơ sau không? Vì sao? [Trả lời trong khoảng 5-7 dòng]

''Nói ra sợ mất lòng em

 Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

 Như hôm em đi lễ chùa

 Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.''

Câu 4 [1,0 điểm]. Từ bài thơ, nêu suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên [Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ].

Lời giải chi tiết:

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

1. 

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

2. 

Biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, liệt kê, điệp ngữ "Nào đâu"

- Tác dụng: Góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình: bất ngờ, ngỡ ngàng, xót xa và tiếc nuối trước sự thay đổi cách ăn mặc của người con gái mình yêu.

3.

- Có thể đồng tình hoặc phản đối nhưng phải có lí giải hợp lí. 

- Nội dung câu trả lời phải thể hiện sự trân trọng với cách nói ý tứ, tế nhị và tình yêu tha thiết, chân thành, mộc mạc của chàng trai dành cho người mình yêu và sự trân trọng, giữ gìn truyền thống cha ông.

4. 

- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng. Đó là sự kết tinh những giá trị văn hoá cơ bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua năm tháng.

- Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hoá không đồng nghĩa với từ chối tiếp nhận văn hoá của dân tộc khác.

- Muốn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, cần phải có bản lĩnh văn hoá, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc.

II. LÀM VĂN [ 7,0 điểm]

a. Giới thiệu chung:

- Tác giả Nguyễn Dữ là ‘cây đại thụ của văn học Việt Nam thế kỉ XVI

- Giới thiệu về Truyền kì mạn lục

+ Được xem là ‘áng thiên cổ kì bút’ trong nền văn học nước nhà, ghi chép những câu chuyện kì lạ trong dân gian.

- Giới thiệu về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn.

b. Hình tượng Ngô Tử Văn

- Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tính cách nhân vật Ngô Tử Văn được khắc họa thông qua lời giới thiệu của tác giả và việc kể lại các hành động của nhân vật. Người đọc nhận ra phẩm chất khảng khái, cứng cỏi, giàu tinh thần dân tộc ở chàng.

b1. Phẩm chất cương trực, khảng khái, giàu tinh thần dân tộc

- Nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện qua lời giới thiệu trực tiếp và ngắn gọn của người kể chuyện về tên tuổi, quê quán, tính tình và phẩm chất.

- Ngô Tử Văn được miêu tả là người ‘nóng nảy, khẳng khái, thấy sự gian tà thì không chịu được’ đến mức ‘cả vùng Bắc vẫn khen anh là người cương trực’.

=> Lời giới thiệu ngắn gọn, có giọng điệu ngợi khen tạo cảm giác chân thực cho tác phẩm và có vai trò định hướng cho người đọc về tính cách nhân vật.

- Tính cách khảng khái, cương trực của Tử Văn được thể hiện rõ nét nhất qua hành động đốt đền tên Bách hộ họ Thôi [Lý do đốt đền; trước khi đốt đền Tử Văn ‘rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền’; sau khi đốt đền Tử Văn, ‘vung tay không sợ gì cả’; ý nghĩa của hành động đốt đền…].

=> Hành động đốt đền của Tử Văn đã khẳng định tính cách khẳng khái, chính trực, căm ghét sự gian tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tướng giặc, bảo vệ thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống giặc ngoại xâm.

- Cuộc đấu tranh với hồn ma tên tướng giặc.

- Bản lĩnh của Tử Văn còn được thể hiện rõ nét qua cuộc trò chuyện với thổ công.

=> Tử Văn đã dám làm những việc mà đến cả thánh thần cũng không làm được, hành động vượt qua sự tưởng tượng của người thường, thể hiện tính cách cương trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh trước mọi phi lí ở đời.

b2. Sự dũng cảm, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với cái ác

- Một lần nữa, thủ pháp tương phản đối lập lại được nhà văn sử dụng để miêu tả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới âm ty với hồn ma tướng giặc, qua đó mài sắc thêm bản lĩnh cương trực, thẳng thắn của nhân vật.

=> Qua cuộc chiến chốn công đường, Tử Văn một lần nữa khẳng định tính cách bộc trực, khảng khái, quyết tâm đấu tranh đến cùng vì chính nghĩa, không nao núng trước khó khăn. Từng bước Ngô Tử Văn đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc. Kết quả, Tử Văn giành chiến thắng, nhận chức phán sự đền Tản Viên. Chiến thắng của Tử Văn đã trừng trị thích đáng hồn ma tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, bảo vệ thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.

b3. Chi tiết kì ảo ở cuối tác phẩm: Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

- Phần thưởng xứng đáng cho những đấu tranh không khoan nhượng của Tử Văn với cái ác.

- Tạo ra một kết thúc có hậu rất quen thuộc trong văn học dân gian. Đây là lời khẳng định niềm tin của Nguyễn Dữ về sự chiến thắng của chính nghĩa trước cái phi nghĩa. Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, thể hiện quan niệm của dân gian cái thiện tất thắng cái ác, những con người dũng cảm luôn chiến thắng mọi gian tà trong xã hội.

- Bộc lộ niềm tin và ước mơ của nhân dân và tác giả về xã hội công bằng, về sự chiến thắng của chính nghĩa trong xã hội. Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

c. Nhận xét đánh giá: Nghệ thuật miêu tả nhân vật :

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố thực và ảo tạo nên câu chuyện đầy li kì với sự xuất hiện của hồn ma, thế giới âm cung, những sự việc khác thường [nhân vật chết đi sống lại]. Nguyễn Dữ đã lấy cái kì để nói cái thực, dùng chuyện xưa nói chuyện nay, tạo nên giá trị muôn đời cho tác phẩm.

+ Nhân vật có tính cách riêng và được khắc họa qua nhiều mối quan hệ tạo tính chân thật sâu sắc cho hình tượng nhân vật.

+ Cốt truyện được xây dựng đầy kịch tính: có thắt nút [Tử Văn đốt đền], có phát triển, có cao trào và giai đoạn cởi nút.

=> Sự hòa quyện của những đặc sắc nghệ thuật trên khiến cho ‘Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên’ trở thành tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì trong văn học Việt Nam.

Tuyển tập Bộ đề đọc hiểu bài Chân quê hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu trong tác phẩm Chân quê chi tiết nhất.

Đọc kĩ văn bản sau đây và trả lời câu hỏi nêu dưới:

Chân quê

                                           Nguyễn Bính

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng 

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng 

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi? 

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? 

Nào đâu cái áo tứ thân? 

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em 

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa 

Như hôm em đi lễ chùa 

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! 

Hoa chanh nở giữa vườn chanh 

Thầy u mình với chúng mình chân quê 

Hôm qua em đi tỉnh về 

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Câu a. Hãy viết 1- 3 câu giới thiệu về tác giả bài thơ?

Câu b. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở khổ thứ hai và ý nghĩa các biện pháp nghệ thuật đó?

Câu d. Chỉ ra sự đổi mới trong cách sử dụng thanh điệu so với thể lục bát truyền thống ở các câu thơ sau đây và nêu ý nghĩa của sự đổi mới đó? “ Như hôm em đi lễ chùa/ Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh”; “ Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

Câu e. Qua bài thơ, nhân vật trữ tình muốn nhắn nhủ điều gì với em?

Lời giải:

Câu a.

Giới thiệu tác giả của bài thơ:

Nguyễn Bính [tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966] là một trong “ba đỉnh cao” của phong trào Thơ. Ông được coi là “nhà thơ quê mùa nhất” bởi những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc, mang đậm hồn quê.

Câu b.

Chủ thể trữ tình trong bài thơ: chàng trai

Câu c.

Các biện pháp tu từ:

– Khổ 2 của bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ:

+ Liệt kê: “cái yếm lụa sồi”, “ cái dây lưng đũi”, “ cái áo tứ thân”, “ cái khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” nhằm nhấn mạnh những trang phục của thôn quê, trong sự đối lập trước sự thay đổi của người yêu ở khổ 1; thể hiện sự nuối tiếc, muốn níu kéo những nét đẹp truyền thống, sự thân thuộc, giản dị của người yêu dù không thể thay đổi được.

+ Câu hỏi tu từ cùng điệp ngữ. Khổ thơ có 4 câu là 4 câu hỏi tu từ qua cấu trúc câu hỏi “ Nào đâu” lặp lại 2 lần khiến lời thơ  bộc lộ rõ sự trách móc, nuối tiếc, xót xa, đau khổ của chàng trai trước sự thay đổi của người yêu.

Câu d.

– Thông thường, trong thơ lục bát truyền thống, mô hình khái quát của thanh điệu là:

                1 2  3 4 5 6 7 8

Câu lục 1: + B + T + B

Câu lục 2: + T T + + B

Câu bát 1: + B + T + B + B

Câu bát 2: + T + B + T + B

Nghĩa là:

– Các từ  2, 4, 6, 8 phải luôn đúng luật bằng trắc

– Các từ 2, 4 câu lục phải niêm với các từ 2, 4 câu bát.

– Phân tích cụ thể sự đổi mới: có sự thay đổi trong luật bằng trắc

Như hôm em đi lễ chùa

          B    B            B

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

       B          T          B            B

Hôm qua em đi tỉnh về

          B    B              B

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

             B             T          B       B

– Ý nghĩa sự đổi mới: Việc sử dụng nhiều thanh bằng góp phần tạo nên giọng điệu trầm lắng, diễn tả tâm trạng xót xa nuối tiếc của chàng trai trước sự thay đổi bất ngờ đầy thành thi của cô gái

Câu e.

Qua bài thơ, nhân vật chàng trai muốn nhắn nhủ với “em” điều: Hãy giữ gìn những  nét đẹp truyền thống, đừng chạy theo vẻ hào nhoáng bên ngoài, đừng khoác lên mình những thứ xa lạ, phù phiếm.

    Đọc văn bản trả lời các câu hỏi sau:

“Hôm qua em đi tỉnh về 

Đợi em ở mãi con đê đầu làng 

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng 

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! 

Nào đâu cái yếm lụa sồi? 

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? 

Nào đâu cái áo tứ thân? 

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? 

Nói ra sợ mất lòng em 

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa 

Như hôm em đi lễ chùa 

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.”

                         [Chân quê – Nguyễn Bính]

   Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ

   Câu 2: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng những biện pháp tu từ gì?Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

“Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen?”

  Câu 3: Qua bài thơ em hiểu nghĩa của từ chân quê như thế nào?

  Câu 4: Từ bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? [trả lời trong khoảng 10 dòng]

2. Làm văn [7 điểm]

Câu 1: [2 điểm]

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:

       “Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:

          – Sao sớm thế?

      Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”

                [Theo những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc- NXB Thanh Niên – 2003]

Câu 2 [5 điểm]:

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Áo bào thay chiếu anh về đất 

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

           [Quang Dũng; Tây Tiến]

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

                                                  [Tố Hữu; Việt Bắc]

Lời giải:

1. Đọc – Hiểu [3 điểm]

Câu 1. [0,5 điểm]

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhân vật “anh”- một chàng trai thôn quê.

Qua bài thơ, nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, đau khổ tiếc nuối trước sự thay đổi ấy và thiết tha, mong muốn nhắc nhở khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy cái truyền thống tốt đẹp, cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương [trong cách ăn mặc] mà cha ông ta đã tạo nên

Câu 2 [0,5 điểm]

Nhà thơ sử dụng biện pháp liệt kê [trang phục của cô gái] và câu hỏi tu từ kết hợp với điệp ngữ “Nào đâu”

Tác dụng: Nhấn mạnh sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái làm mất đi cái gốc mộc mạc, đằm thắm của chốn thôn quê và tâm trạng xót xa trách móc, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy

Câu 3: [0,5  điểm]

“Chân quê” nghĩa là hồn quê đích thực, là tính cách, vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm của quê hương

Câu 4: [1,5 điểm]

HS có thể nêu quan điểm của mình về việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Nội dung cần hợp lý có sức thuyết phục. Có thể tham khảo theo gợi ý sau:

Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Đó là kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm.

Nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là từ chối tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.

Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải có bản lĩnh văn hóa, một mặt phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những gí trị của các nền văn hóa khác để làm giàu có thêm nền văn hóa nước nhà

Chú ý: Có thể chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lý

2. Làm văn

Câu 1: [2 điểm]

Đây là dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý thông qua một câu chuyện, HS cần rút ra bài học, ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua hình ảnh chiếc lá vàng “Tự bứt khỏi cành”, “Cười và chỉ vào những lộc non”

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật các ý sau:

Giải thích ý nghĩa của câu chuyện: [0,5 điểm]

+ Cần chú ý đến cách chiếc lá vàng rời khỏi cành, tự nguyện rời khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi khiến cho cái gốc phải ngạc nhiên bật ra câu hỏi: ”Sao sớm thế”

+ Điều quan trọng là cách chiếc lá nhìn nhận sự ra đi của nó ”mỉm cười” vào những lộc non. Đó là sự thanh thản khi chiếc lá tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc sống của mình, tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho một thế hệ mới ra đời.

  => Câu chuyện cho ta bài học về lẽ sống ở đời. Phải biết sống vì người khác, chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân. Đó cũng là một trong những cách sống đẹp của con người.

 Bàn bạc- đánh giá- chứng minh: [1 điểm]

+ Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người:

+ Từ mối quan hệ giữa “Lá vàng” và “Lộc non” câu chuyện đưa ra một quy luật của sự sống. Cuộc sống là sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu

+ Hình ảnh chiếc lá vàng rơi là quy luật của tự nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống, có bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một cuộc sống khác. Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó để tránh trở thành  vật cản của bánh xe lịch sử. Đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho  thế hệ trẻ

+ Mỗi phút giây được sống trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta sống như thế nào

+ Lá rơi để bắt đầu, lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời, đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình

Bài học rút ra: [0,5 điểm]

+ Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân

+ Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được “trao”và “nhận”

+ Khẳng định lối sống tích cực, động viên cổ vũ con người nỗ lực vươn lên.

 Câu 2.

– Yêu cầu chung: 

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận để tạo lập văn bản.

+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng nghị luận và cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: [0,25]

– Trình bày đầy đủ các phần [0,25] 

+ Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề

+ Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề

+ Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 

– Điểm 0: 

Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài chỉ có một đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Điểm 0,25: nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ, chỉ ra được nét tương đồng và tương phản của hai đoạn thơ ấy.

Điểm 0: làm lạc đề hoặc không làm bài.

c.  Nội dung [4 điểm]

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm [trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh]; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Đăng bởi: Wikichiase.com

Chuyên mục Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề