Vì sao lá cẩm màu xanh lại ra màu tím

Lá cẩm hỗ trợ rất nhiều cho các bà nội trợ trong quá trình nấu nướng, chế biến món ăn, làm nên những món ăn bắt mắt, hấp dẫn. Vậy lá cẩm là lá gì? Lá cẩm có tác dụng gì? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Lá cẩm là lá gì? Có mấy loại lá cẩm?

Cây lá cẩm là gì?

Lá cẩm [hay còn gọi là cây lá cẩm] là một loại cây thân thảo, có tên tiếng Anh là Peristrophe bivalvis, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam châu Á. Đây là loại cây lâu năm, thường cao khoảng 50 đến 100cm, sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa hè và ra hoa vào mùa thu.

Ở Việt Nam, cây lá cẩm được trồng nhiều nhất tại các tỉnh miền núi phía Bắc, sau đó tới các tỉnh miền Nam. Cây lá cẩm cũng rất dễ chăm sóc, dễ sống. Bạn chỉ cần giâm cành già xuống đất ẩm và tưới nước mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần là cây có thể nảy chồi. Nếu chăm sóc tốt thì sau khoảng 45 ngày là bạn đã có thể thu hoạch được rồi.

Phân loại cây lá cẩm

Cây lá cẩm có 4 loại với các đặc điểm khác nhau, bao gồm:

  • Cây lá cẩm tím: Loại cây này còn được gọi là chằm lai. Lá của nó có màu xanh nhạt, mỏng, ít lông, hình trứng rộng. Diện tích mang đốm trắng ở dọc gân lá lớn và đặc biệt là dịch tiết ra có màu tím rất bắt mắt.
  • Cây lá cẩm đỏ: Cây này theo dân tộc Nùng còn được gọi là chằm thủ. Lá của chúng có hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm và có nhiều lông. Mặt trên của lá không có bợt dịch trắng. Khi vò lá sẽ tiết ra dịch màu đỏ. 
  • Cây lá cẩm tím đậm [cẩm Huế]: Theo người Nùng, loại cây này còn có tên là chằm khâu. Nó có lá hình bầu dục, gốc tròn hoặc thon, lá có màu xanh đậm, dày và ít lông. Lá cũng ít gặp đốm trắng ở dọc gân. Khi vò lá sẽ tiết ra dịch có màu tím đậm.
  • Cây lá cẩm vàng: Người Nùng còn gọi loại cây này với cái tên là chằm hiên. Cây cẩm vàng vẫn còn mọc hoang khá nhiều nên nó cũng được gọi là cẩm dại. Lá của nó có hình trứng, gốc lá thon, đầu nhọn. Hai mặt lá đều có lông, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là phần mép lá. Khi vò lá sẽ tiết ra dịch màu vàng xanh.

Lá cẩm có tác dụng gì?

Lá cẩm có tác dụng gì, công dụng của lá cẩm ra sao? Liệu rằng lá cẩm có phải chỉ để dùng nấu ăn như các bà nội trợ vẫn hay làm không hay nó còn có tác dụng gì khác? Dưới đây sẽ là những công dụng mà loại lá này mang lại:

  • Cây lá cẩm có tính mát, vị ngọt thanh nên còn được dùng để thanh phế, giảm ho và cầm máu. Bên cạnh đó, khi kết hợp với các vị thuốc khác nó còn có thể điều trị các chứng viêm phế quản, giúp tiêu đờm, giảm chấn thương gân...
  • Lá cẩm cũng được sử dụng để tắm cho trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa hè để làm giảm tình trạng rôm sảy.
  • Cuối cùng, công dụng phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất của lá cẩm đó chính là để làm màu nhuộm thực phẩm, chế biến các món ăn như xôi, thạch, bánh chưng...

Vậy cách lấy màu từ lá cẩm như thế nào? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Cách lấy màu từ lá cẩm

Để lấy màu từ lá cẩm, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch lá cẩm, sau đó cho lá cẩm vào nồi, đổ cho ngập nước và đun sôi với lửa nhỏ. Lưu ý, bạn nên om thêm khoảng 15 phút sau khi tắt bếp bởi om càng lâu thì màu thu được sẽ càng đậm.
  • Bước 2: Bạn vớt bỏ phần lá cẩm, rồi cho phần nước qua rây lọc để thu được nước lá cẩm nguyên chất là xong.

Lưu ý: Lá cẩm tươi sau khi mua về, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tuần hoặc có thể nấu lên như cách làm trên và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh rồi dùng dần cũng được.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được lá cẩm là lá gì, lá cẩm có tác dụng gì cũng như cách lấy màu lá cẩm để sử dụng thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị đồ gia dụng hay các loại đồ dùng nhà bếp, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: lá cẩm, đồ gia dụng

Lá cẩm có tên tiếng anh là magenta plant, có chiều cao khoảng 50 - 100 cm, lá dài khoảng 2 - 7cm và thuôn nhọn về phía đuôi. Hoa có màu tím đặc trưng hoặc màu đỏ tươi, đỏ tím.

Lá cẩm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, có vị ngọt nhẹ tính mát thường được sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác để giảm ho, cầm máu và hỗ trợ điều trị tiêu lỏng, giảm viêm xương khớp,... Một số vùng núi, người dân tộc còn sử dụng lá này để nấu nước tắm cho trẻ để giảm rôm sẩy.

Trong ẩm thực, lá cẩm được sử dụng thay cho những màu thực phẩm để tạo màu cho những món bánh, xôi, mứt, kẹo,... đem đến một màu tím đặc trưng tăng thêm phần bắt mắt cho món ăn.

2. Có bao nhiêu loại lá cẩm?

Lá cẩm đỏ

Lá cẩm đỏ còn có tên là Chằm thủ, đặc điểm lá có hình bầu dục, phần gốc lá thon dài và có màu xanh lá đậm. Lá và thân có nhiều lông tơ nhỏ, bề mặt lá không có màu trắng và dịch tiết ra có màu đỏ.

Lá cẩm tím

Ở lá cẩm tím có 2 loại: Tím đậm, tím Huế hay còn gọi là Chằm khâu và tím hồng gọi là Chằm Lai.

Chằm khâu có lá hình bầu dục, gốc lá tròn hoặc thon màu xanh đậm. Khi sờ vào lá cảm giác được độ dày, ít lông tơ hơn so với lá cẩm đỏ. Những đốm trắng xuất hiện dọc gân lá và dịch tiết ra có màu tím.

Chằm lai có lá tựa hình quả trứng, gốc lá tròn, có màu xanh nhạt. Khi dùng tay sờ vào phiến lá cảm nhận lá có độ mỏng. Tương tự như chằm khâu, lá cẩm Chằm lai cũng có ít lông mao, những đốm trắng xuất hiện dọc gân lá. Bấm nhẹ vào lá thấy dịch tiết ra có màu tím hồng.

Lá cẩm vàng

Lá cẩm vàng hay còn được gọi là Chằm hiên, đặc điểm nhận dạng là lá tựa hình quả trứng, phần đầu lá thon nhọn, lông tơ mọc xuất hiện ở 2 bề mặt lá, lá có phần nhăn nheo và dịch tiết ra có màu vàng xanh.

3. Tác dụng của lá cẩm

Chưa có nghiên cứu dược lý hiện đại nào về tác dụng của lá cẩm. Tuy nhiên, lá cẩm được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền và đem lại nhiều hiệu quả về mặt y học.

Lá cẩm được sử dụng trong các bài thuyết cổ truyền để chủ trị bong gân, lao phổi, khái huyết, viêm phế quản cấp tính, nôn và ho ra máu, lỵ, ổ tụ máu,... Ngoài ra, lá cẩm còn có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu thũng và giải độc.

Trung Quốc sử dụng lá cẩm để hỗ trợ điều trị kinh phong ở trẻ em, mụn nhọt, lao hạch, thấp khớp, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu.

4. Các món bánh với lá cẩm

Bánh tét ngũ sắc

Bánh tét ngũ sắc với màu sắc đa dạng, được pha màu tự nhiên từ lá cẩm, lá dứa, gấc,... tạo nên những chiếc bánh bắt mắt giúp ngày tết thêm rực rỡ hơn. Nhân thịt đậu bùi mềm kết hợp với nếp dẻo, ăn kèm dưa kiệu là không thể chê chỗ nào được đâu. Xem ngay công thức bên dưới đây nha!

Xôi lá cẩm

Màu tím đẹp mắt của xôi được làm từ nếp cẩm, tạo nên một món xôi dẻo mềm, vị ngọt béo từ nước cốt dừa rắc thêm tí muối mè nữa sẽ khiến bạn ăn quên lối về. Hãy thử ngay những cách làm dưới đây để chiêu đãi gia đình một món xôi vừa đẹp lại vừa ngon này nhé!

Bánh ít lá cẩm

Những chiếc bánh ít hình tam giác với vỏ ngoài được phủ một màu tím bắt mắt từ lá cẩm tự nhiên, lớp nhân đậu xanh dừa bùi béo thơm phức chắc chắn sẽ khiến bạn không thể ngừng ăn được. Hãy cùng trổ tài ngay với món ăn này để giúp gia đình bạn có một món bánh thơm ngon nhâm nhi buổi xế chiều nhé.

Bánh chuối lá cẩm

Bánh chuối lá cẩm được bọc ngoài bằng nếp dẻo mềm, với màu tím bắt mắt hòa quyện cùng nhân chuối ngọt thanh, chan thêm miếng nước cốt dừa chắc chắn sẽ là một món ăn gây thương nhớ đấy.

Gà bó xôi lá cẩm

Gà bó xôi lá cẩm giòn rụm lớp nếp bọc ngoài được ngâm lá cẩm tạo nên một màu tím đẹp mặt. Thịt gà mềm ngọt, dai dai chấm cùng với nước sốt chắc chắn sẽ khiến mọi người khen tấm tắc sự khéo léo của bạn đấy. Cùng thử ngay cách làm mà Điện máy XANH chia sẻ dưới đây nhé!

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thông tin về lá cẩm, phân loại và các món ngon từ lá cẩm. Hãy chia sẻ những món ăn mà bạn đã sử dụng lá cẩm để chế biến cho Điện máy XANH ngay dưới bình luận nhé. Hẹn gặp bạn ở những bài viết khác.

Biên tập bởi Nguyễn Ngọc Phương Trinh • 06/09/2021

Lá Cẩm là một loại thực vật thân thảo, phân bố nhiều ở Việt Nam, một số nước Đông Nam Á, có tên khoa học là Peristrophe Roxburghiana. Tại nước ta, Lá Cẩm mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ở Tây Nguyên và nam trung bộ. Cây Lá Cẩm thuộc loại thực vật lâu năm, phát triển mạnh vào mùa xuân và mùa hè, cây cao chừng 50 - 70cm, có hoa vào mùa thu. Mùa đông Lá Cẩm sinh trưởng chậm, thường rụng lá. Lá Cẩm được ưa chuộng sử dụng nhuộm màu cho các món ăn, mà điển hình nhất là xôi. Xôi Lá Cẩm màu sắc đẹp, hấp dẫn, ăn không ngán và không nóng cổ do bản thân Lá Cẩm vốn tính mát, có tác dụng thanh phế, giải nhiệt.

Lá cẩm

Lá Cẩm gồm nhiều màu. Lá cẩm tím [tiếng Nùng là Chằm lai] gồm hai màu Tím hồng và tím Huế. Lá cẩm đỏ [ Chằm thủ] và lá cẩm vàng. Thực tế sử dụng cây lá cẩm tím và cây lá cẩm đỏ được ưa chuộng và dùng phổ biến do hiệu quả về màu sắc của nó, còn loại cẩm vàng cho màu vàng xanh nên ít được dùng. Khi cần vàng người ta thường dùng bằng hạt dành dành, hoa mật mông [hoa xí xỏm] hoặc dùng nghệ.

  1. Số lượng lá cẩm: ~300g lá tươi /2 kg gạo, lượng nước đun: 2,5 lít, số lượng có thể thay đổi tùy sở thích của mỗi người, nhiều hơn nếu muốn màu đậm.
  2. Tiến hàng đun nước lá cẩm: lá cẩm rửa sạch, cắt ngắn thành đoạn, cho vào nồi đun, khi nước sôi ta giảm lửa chỉ để sôi liu diu, bởi lá cẩm là màu hữu cơ, sắc tố màu anthocyanin nếu đun nhiệt độ quá cao, làm nước cạn và xuất hiện hiện tượng caramen hóa, màu lá cẩm sẽ bị tối. Sau khoảng 15 phút bắc ra chắt lấy nước màu.
  3. Lưu ý khi đun nước lá cẩm: Để tránh lãng phí, ta nên đun nước lá cẩm 2 lần, bởi đun 1 lần lượng sắc tố chỉ tiết ra được khoảng 85%. Thế nên với 2,5 lít nước, lần 1 ta dùng 1,5 lít đun xong chắt ra, và dùng tiếp 1 lít còn lại đun lần 2. Khi bỏ bã, ta nên vắt kiệt nước để tận dụng. Cuối cùng trộn nước các lần vào nhau, lọc qua và sử dụng.
    Cách lấy màu lá cẩm
  4. Ngâm gạo với nước lá cẩm: Gạo đãi qua nước cho sạch cám và bụi, tránh đãi gạo lâu sẽ làm nước lã ngấm vào hạt gạo làm giảm độ bám màu. Gạo đãi xong cho vào ngâm cùng nước lá cẩm. Nếu thời gian ngâm ngắn thì dùng nước còn ấm, ngâm dài chừng 8 tiếng thì dùng nước nguội. Khi đủ thời gian, vớt gạo để ráo nước và đồi xôi. Có người đãi gạo lại sạch nước ngâm, điều này là tùy quan niệm. Cần lưu ý trường hợp lượng lá màu ít, việc đãi lại gạo gây nhạt màu.
  5. Nấu xôi lá cẩm: Gạo cần để ráo nước rồi xếp vào chõ, giữ ngọn lửa vừa phải, đặc biệt khi nước đã xôi cần giảm lửa, tránh hơi nước quá mạnh, xôi chín không đều. Nên đồ xôi làm 2 lượt, lần 1 khi xôi chín tới, ta rỡ xôi ra mâm, mẹt rộng để xôi nguội, sau đó lại đồ tiếp lần 2 chừng 15p. Như thế xôi sẽ chín kỹ và mềm lâu.

Tại Hà Nội khi cần mua lá cẩm tím, lá đỏ bạn gọi số: 0914 023 831 [Thanh Vân, giao hàng Hà Nội và các tỉnh Lá Cẩm sạch, trồng theo phương pháp hữu cơ, 100% Organic]

Xem thêm về thông tin cơ bản cần biết về Lá Cẩm Liên lạc qua số hotline để được tư vấn chi tiết về cách lấy màu lá cẩm và phục vụ chu đáo nhất.

Video liên quan

Chủ Đề