Em hiểu thế nào về hình ảnh lộc

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Ý nghĩa hình ảnh “lộc giắt đầy quanh lưng” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Thành Hải là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp và có nhiều đóng góp quan trọng đối với nền thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông nhẹ nhàng, đằm thắm như chính tâm hồn ông. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Thanh Hải. Bằng cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi. Trong đó, hình ảnh “lộc giắt đầy quanh lưng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Cùng với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” thì từ “lộc” có vai trò làm tăng thêm sức gợi cảm cho ý thơ:

“Mùa xuân người cầm súng
 giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”

Đất nước và con người mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới. Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ.

Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đất nước. Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu. Câu thơ vừa là thực, nhiều nghĩa.

“Lộc” là lá biếc chồi non của cỏ cây. Lộc còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Người cầm súng giắt lộc để nguy trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước.

Như vậy, hình ảnh lộc non là biểu tượng cho sức sống mới vươn lên. Lộc của lính là cành lá ngụy trang. Những cành lá ngụy trang biến thành lộc đầu mùa được mang đến theo từng bước chân người lính. Lộc mà người chiến sĩ mang đến cho chúng ta là xương máu mà các anh đổ xuống, là công sức bảo vệ mùa xuân thanh bình của dân tộc, gieo niềm hạnh phúc đến mọi nhà. Người lính biểu trưng cho những con người bảo vệ Tổ quốc và người nông dân là những con người tiêu biểu trong công cuộc xây dựng đất nước.

Hình thức sóng đôi hài hòa, âm hưởng câu thơ trở nên nhịp nhàng, cân đối. Từ bàn tay người nông dân “lộc trải dài nương mạ”. Bàn tay của “người ra đồng” tô điểm cho mùa xuân đất nước. Đôi bàn tay kì diệu của những người họa sĩ ấy đã vẽ nên những mảng xanh của niềm tin, hi vọng lên đất nước. Cũng như người cầm súng, lộc của người ra đồng mang đến cũng đáng trân trọng biết bao. Lộc mà người nông dân tặng là mồ hôi, là bát cơm gạo, là cơm no áo ấm. Người cầm súng, người ra đồng là hình ảnh rất tiêu biểu cho những con người đóng góp, cống hiến cả thân mình để làm nên mùa xuân Tổ quốc.

Hình ảnh “lộc” ở đoạn thơ vừa là những lộc non của cây lá mơn mởn sức sống ở những ngày đầu xuân vừa niềm vui thắng lợi của con người đang làm chủ đất nước. Mùa xuân đến, trong tâm hồn của con người cũng rộn vang niềm vui mới. Họ thấy tự hào và tin tưởng trong công việc mới, thấy có trách nhiệm đối với quê hương và tin tưởng ở ngày mai của dân tộc và đất nước.

Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: muốn “làm con chim hót”, muốn “làm một cành hoa”… Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa toả hương sắc, mang đến vẻ đẹp cho cuộc đời, như một “lộc” non xanh thắm thắm những ước mơ, niềm tin và khát vọng vĩnh hằng.

  • Cống hiến thầm lặng
  • Hình tượng đất nước
  • Tình yêu xứ Huế
  • Ước nguyện dâng hiến

20 điểm

canhhoatan

Cũng trong bài thơ trên có câu.: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng” Trong

câu. thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”?

Tổng hợp câu trả lời [1]

Từ “lộc” trong câu thơ là từ có tính nhiều nghĩa: - Nghĩa chính: là nhưng mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến. - Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển cùa đất nước, với nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong những ngày đầu xuân. - Hình ảnh "Người cầm súng lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó. Cách diễn đạt sức sống của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao. Bảo vệ đất nước thật cụ thể và sinh động.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào? Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: … “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”… [Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007]
  • Hoàn cảnh sáng tác bài "bài thơ về tiểu đội xe không kính"?
  • Suy nghĩ của em về anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long .
  • Biện pháp tu từ trong Bếp lửa?
  • Nhận xét cách tổ chức, sắp xếp trật tự từ trong nhan đề bài thơ “Sang thu”? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Mở đầu bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.”
  • : Kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9 cùng thề loại với văn bản trên.“Với Nguyễn Duy, hình tượng vầng trăng quen thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và những suy nghĩ sâu sắc”
  • Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nảo? Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau: “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” [Trích Truyện Kiều]
  • Chép lại chính xác hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ em vừa xác định thế hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương. Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Huy Cận viết: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu: Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biền nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
  • Câu 2 [3.5 điểm]: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” [Trích Lỗi lầm và sự biết ơn – Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Tr.160] 1, Xác định lời dẫn và kiểu lời dẫn trong đoạn văn thứ nhất của phần trích trên. [0,5 điểm] 2, Khi cảm thấy bị xúc phạm, nhân vật anh đã có hành động gì? Qua đó, em hiểu được điều gì về nhân vật anh ? [1 điểm] 3, Hãy bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tha thứ sẽ mang lại cho con người niềm hạnh phúc trong cuộc sống. [2 điểm]
  • Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học, Tổng thống Abraham Lincoln có viết: Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách. Nhưng cũng hãy cho cháu có đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống. Trình bày suy nghĩ của em về thế giới kì diệu của sách.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề