Ứng viên ơi em ở đâu

Bản tin tuyển dụng "ế sưng xỉa"

Trên không ít diễn đàn về nhân sự, tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp kêu trời vì không tuyển nổi người. Nhiều bản tin tuyển dụng của doanh nghiệp nằm "treo mỏ" chờ người, "nhặt" được vài ứng viên gửi Sơ lý lịch [CV] không phải là chuyện dễ dàng. 

Nhiều nhà tuyển dụng kêu gào vì tìm không ra ứng viên 

Nhu cầu tuyển dụng rải khắp ở các ngành nghề, vị trí từ bán hàng, sale, marketing, nhân viên tư vấn, thiết kế, giáo viên... Từ lao động phổ thông đến trung cấp, cao cấp.

Nhiều câu từ tìm người thảm thiết như: Có ai ở đây không? Có ai cần việc không? Ứng viên ở đâu hết rồi? Đội mình cần người xài tiền cùng phản ánh rõ nhất tình trạng khát ứng viên. 

Chị Nguyễn Ngọc Hồng, phụ trách nhân sự tại một công ty xây dựng ở thành phố Thủ Đức, TPHCM cho biết, bên chị đã áp dụng mọi cách như treo biển ở văn phòng, rải khắp Facebook, các diễn đàn, các nhóm Zalo để tuyển nhân viên nhưng bói không ra người. Rải rác được vài CV gửi đến nhưng không đâu đến đâu. 

"Em chán quá rồi cả nhà ơi! Bên em cần tuyển nhân viên lập trình wordpress, nhân viên nhân viên design mà khó khăn quá. Rải khắp nơi chưa được CV nào", một nhà tuyển dụng than thở trong bản tin tuyển người nằm "mốc mỏ" hàng tuần nay của mình. 

Chia sẻ với chị, nhiều nhà tuyển dụng cho biết, đây là tình trạng chung, họ cũng đang khóc ròng vì tuyển không ra người. Thiết lập mọi kênh để tìm người mà không có CV nào, chứ chưa nói đến CV chất lượng. 

Điều này có thể thấy rõ, trên các diễn đàn tuyển dụng, việc làm, hàng loạt bản tin tuyển người không nhận được tương tác nào từ người tìm việc. 

Trái ngược, chỉ cần trạng thái "cần việc làm" của một ứng viên là lập tức hàng trăm nhà tuyển dụng nhảy vào giới thiệu, mời gọi. 

Hàng loạt bản tin tuyển dụng của doanh nghiệp nằm "mốc meo"

Ngược lại, các ứng viên đăng tìm việc lập tức được hàng trăm doanh nghiệp vào đón, mời gọi 

Điều này tạo nên một trạng thái mới trên thị trường lao động. Nếu trước đây, người lao động đi "tìm" doanh nghiệp thì hiện nay, doanh nghiệp "bày binh bố trận" tìm ứng viên. 

Thất nghiệp nhưng không thiết tha tìm việc?

Theo ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục IRED, thực trạng và cũng là nghịch lý là các doanh nghiệp hiện nay tuyển người vô cùng khó, thậm chí là rơi vào khủng hoảng vì thiếu đối tượng phù hợp một cách trầm trọng. 

Dù sinh viên ra trường rất nhiều, thất nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn không thể tuyển nổi người. 

Sinh viên tại TPHCM trong ngày hội việc làm [Ảnh minh họa]

Ngoài việc sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu thực tế đã được phân tích từ lâu thì còn nhiều nguyên nhân cho thực trạng này. 

Anh Nguyễn Quốc Hưng, một nhà tuyển dụng tại TPHCM phân tích, hiện nay, nhiều bạn trẻ ra trường không mặn mà với lộ trình thử việc, học tập, rèn luyện để theo đuổi việc phát triển, thăng tiến tại một công ty với nhiều ràng buộc, thử thách ban đầu.

Vấn đề lương, thu nhập, môi trường công việc... chưa hẳn là mối quan tâm hàng đầu của họ. Nhiều doanh có chế độ, môi trường làm việc ổn nhưng vẫn trong tình trạng khó tìm người. 

"Nhiều bạn trẻ thà đi bán hàng online, hay chạy xe ôm công nghệ, thu nhập ổn lại làm chủ thời gian, tự quản lý chính mình hơn là kiếm việc ràng buộc", anh Hưng lý giải cho thực trạng khó tuyển người hiện nay và cho rằng, người lao động thất nghiệp nhiều nhưng lại không quá thiết tha tìm việc.

Bên cạnh đó, theo nhiều ứng viên, không ít doanh nghiệp tuyển người thiếu chuyên nghiệp, mập mờ, thiếu tôn trọng người tìm việc nên họ rất "ngán" trước các bản tin tuyển dụng.

Đặc biệt là tình trạng nhiều nơi tuyển người nhưng thật ra là mô hình biến tướng của đa cấp, lừa lọc người xin việc.

70.000 việc làm chờ ứng viên

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM [FALMI], trong quý II/2021 sẽ có khoảng 70.000 chỗ làm chờ người lao động. 

Nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong giai đoạn mới chuyển dịch theo hướng gia tăng lao động có trình độ, tay nghề, tập trung ở các ngành: công nghệ thông tin - điện tử; cơ khí; hóa chất - nhựa - cao su; kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; dịch vụ cá nhân - chăm sóc sức khỏe và y tế; kế toán - kiểm toán; tài chính - tín dụng - ngân hàng; kinh doanh tài sản - bất động sản; du lịch - nhà hàng - khách sạn.

Hoài Nam 

Nhà tuyển dụng thành công có phong cách tuyển dụng rất khác nhau. Tuy nhiên, học đều có chung một mục tiêu hướng đến là làm thế nào để khai thác thông tin ứng viên một cách hiệu quả và tuyển được nhân sự phù hợp nhất.

Do vậy, nhà tuyển dụng thường sẽ quan tâm nhất đến khâu phỏng vấn nhất trong toàn bộ quy trình tuyển dụng. Vì đây là khâu nhà tuyển dụng hiêu được rõ nhất đặc trưng tính cách, năng lực, kỹ năng,..của ứng viên. Do đó, mỗi câu hỏi ứng viên cần hiểu rõ ý của nhà tuyển dụng để trả lời một cách chính xác nhất.

Trong bài viết này leanhhr.com sẽ giúp bạn hiểu rõ nội dung trong từng câu hỏi phong vấn của nhừng nhà quản trị chuyên nghiệp mời bạn đọc cùng tham khảo.

»»»Xem thêm: Tầm quan trọng của tác phong lãnh đạo trong quản trị nhân sự

Phong cách tuyển dụng là gì?

Phong cách tuyển dụng là cách nhà tuyển dụng thực hiện đối với ứng viên và được thể hiện rõ ở phần phỏng vấn. Phong cách tuyển dụng thường có 04 dạng: phong cách tuyển dụng hời hợt, phong cách tuyển dụng dọa dẫm, phong cách tuyển dụng và phong cách tuyển dụng điều tra.

Ý nghĩa đằng sau những câu hỏi của nhà tuyển dụng

Thông thường nhà quản trị thành công sẽ thường áp dụng phong các tuyển dụng điều tra. Và cách điều tra này sẽ được ứng dụng trên từng câu hỏi tuyển dụng

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Câu này có nghĩa là: "Điểm mạnh của bản thân em là gì vậy gái? Sao lại đâm đầu vô cái vị trí này dzậy? Rồi đâu là sự khác biệt của em? Rồi điều gì khiến em thấy em phù hợp với cái vị trí này dzậy, nói chế nghe coi", vân vân và mây mây.

Ứng viên nào gà mờ [thường là mới đi phỏng vấn một vài lần đầu tiên, kinh nghiệm chưa có, chưa up level] sẽ trả lời thế nào?

Đó là ứng viên sẽ lập cập đọc thuộc lòng như một cái máy mấy cái thông tin đã ghi trên CV hay hồ sơ ứng tuyển: "Dạ thưa chế, em tên là Nguyễn Văn Tèo, em sinh năm 199x, mới tốt nghiệp trường đại học XYZ, chuyên ngành học thuộc lòng và viết văn mẫu ạ.”

Tới đây thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bụng: "Trời quơi, mấy cái này trên CV cưng ghi đầy đủ, chế xem qua nên biết hết rồi, cưng khai lại chi dzậy? Sao không show ra mấy cái nào mà CV chưa ghi như số đo ba vòng, chiều cao, cân nặng, v.v..."

Đấy, ngay câu đầu tiên thôi là đã "tư tưởng lớn không gặp nhau" rồi.

Bạn ấy nêu những điểm mạnh, điểm yếu của mình

Thật ra câu này ý là “Nói thiệt, chế không có quan tâm điểm yếu của em lắm đâu cưng. Cái chế quan tâm là em trình bày cho chế biết cái giải pháp khắc phục cái điểm yếu đó của em là gì? Và em có để nó ảnh hưởng đến công việc mà chế đang tính tuyển em không? Chứ nhiều khi chế cần tuyển kế toán mà em kêu điểm yếu của em là hay quên hay tính nhầm tiền thì bỏ mợ.”

Ứng viên gà mờ sẽ trả lời thế nào?

*Trường hợp một:

Ứng viên dốt văn, lại thêm tính thành thật, sẽ trả lời gọn lỏn: “Dạ thưa chế, điểm yếu của em là… hay tính nhầm ạ.”. Xong tắc tị, không nói thêm câu nào, không hứa hẹn thêm câu nào, ngồi nhìn nhà tuyển dụng với ánh mắt long lanh chân thật. Thì trường hợp này, dù mắt ứng viên có long lanh đến mấy, cũng rất dễ dẫn đến tình trạng đường ai nấy đi.

*Trường hợp hai:

Ứng viên được học qua nhiều lớp kỹ năng giao tiếp, đàm phán lắm rồi, cũng coi là có tí kinh nghiệm và công lực, nên trả lời khéo léo hơn: “Dạ thưa chế, điểm yếu của em là tham công tiếc việc [câu này chế nào tuyển dụng nhiều chắc nghe quen nè]. Nhiều khi ham làm quá, mà quên cả thời gian. Đêm quên ăn, ngày quên ngủ, đến cả việc đứng dậy đi xả nước cứu thân em cũng không màng, dẫn đến thận yếu, sức khỏe giảm sút ít nhiều.” , vừa nói vừa lấy khăn lau nước mắt, sụt sà sụt sịt.

Nhà tuyển dụng nghe xong, nhíu mày xoáy lại: “Tội nghiệp. Đâu em kể ra một trường hợp cụ thể chứng minh cho chế xem coi.”

Ứng viên nghe xong, tắc tị không biết dẫn chứng cái gì, vì mình học theo bài bản, trên lớp ông thầy dạy kỹ năng của mình cũng chỉ chiêu đến cấp số đó, còn chiêu cao hơn thì… ổng cũng hổng chỉ.

Nên nghĩ hồi lâu, gãi đầu gãi tai: “Dạ em không nhớ hết, nhiều tình huống quá, thôi để em nghĩ rồi hôm nào em kể chế nghe.”

Lý do em nghỉ việc tại công ty cũ là gì?

Thật ra câu này có nghĩa là: “Em chia tay công ty cũ vì cái lý do gì gì đó thì chế cũng không quan tâm lắm. Cái chế quan tâm là cái thái độ của em khi nhìn lại và nói về công ty cũ thế nào cơ, coi coi cưng có phải là đứa biết trước biết sau không.”

Thế mà ứng viên gà mờ nào có biết. Nhìn ánh mắt ra chiều cảm thông theo kiểu "Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" của nhà tuyển dụng, ứng viên chỉ biết rằng: “Trời ơi, trăm năm khó gặp, tri kỷ khó tìm.”

Được lời như cởi tấm lòng, dễ gì kiếm được người ngồi nghe mình kể khổ, thế là đưa khăn hắt xì một cái, lấy hơi thật sâu rồi kể trong tiếng nấc:

“Hu hu, em khổ lắm chế ơi. Công ty cũ á, việc thì nhiều, lương thì bèo, sếp thì khó, áp lực trăm bề, vân vân và mây mây.

Đã thế đồng nghiệp nào có cảm thông, trước thì cười nói, sau thì đâm chọt. Chế thấy không, em mỏng manh thế này cũng vì bị chọt quá mà cuối cùng người ngày càng mỏng tang như tờ giấy, nào có ai thương, nào có ai hiểu em như chế. Em đã dành cả thanh xuân để làm việc, hy sinh và cống hiến mà chẳng ai ghi nhận. Đến một ngày em đành ngậm ngùi dứt áo ra đi. Hu hu.”

Nhà tuyển dụng thì nghĩ: “Ờ, may mà em dứt áo ra đi. Chứ công ty mà giữ lại, chắc tiền trả lương cho em cũng không đủ trả tiền mua giấy. Hết của chế 3 hộp khăn giấy mợ nó rồi, may chưa tốn dầu ăn. ́y là chưa kể, em còn nói xấu người ta thế kia, từ sếp cũ tới công ty, đồng nghiệp em nào có chừa một ai.”

»»» Xem thêm: Nên học hành chính nhân sự ở đâu?

Video liên quan

Chủ Đề