Ví dụ của chủ nghĩa duy vật chất phác

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khuyết điểm, hạn chế của chủ nghĩa duy vật biện chứng trước Marx như thế nào? Ý nghĩa phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng? Ý nghĩa thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

Chủ nghĩa duy vật quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất. Nghĩa là, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không tồn tại của cái siêu nhiên. Trong đó, thế giới duy nhất tồn tại trước, sinh ra mọi quá trình, tồn tại trước, ngoài ý thức con người, vật chất xuất hiện trước ý thức. Đây là mối quan hệ hữu cơ, vật chất sinh ra ý thức, trong mối quan hệ tác động qua lại, ý thức có thể tác dộng lại vật chất nhưng không sinh ra vật chất. Qua đó, ý thức phản ánh thế giới bên ngoài, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vì xuất phát từ quan niệm thế giới có trước, tồn tại độc lập với ý thức con người.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xướng. Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng. Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng của Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy vật của Feuerbach và phát triển nên phương pháp luận này. Marx-Lenin lấy phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở triết học cho hệ tư tưởng của họ.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng trải qua 3 giai đoạn cơ bản:

  • Chủ nghĩa duy vật cổ đại:

Còn được gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ, xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ như ở Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp. Về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm của triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng về mặt phương pháp luận thì chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học.

Engels viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy lạp thời cổ, và nguời đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Héraclite: mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung là đúng đắn nhưng mang tính ngây thơ chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp, chưa dựa vào các thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành vì lúc đó chưa phát triển.

Ví dụ Thales cho rằng mọi cái đều bắt đầu từ nước, nước là khởi nguồn của mọi vật [bản nguyên]. Hay cao hơn là Democrites, nếu đất, nước, lửa, không khí tương tác nhau, ở chúng có cái gì đó chung làm nền, là đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật cổ đại: thuyết nguyên tử luận.

  • Chủ nghĩa duy vật siêu hình:

Siêu hình là thuật ngữ triết học phản ánh khuynh hướng phát triển của triết học duy vật từ thời kỳ phục hưng đến thời cận đại, còn được gọi là triết học tự nhiên. Xét về mặt thế giới quan là duy vật, nhưng về phương pháp luận lại ảnh hưởng bởi phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên. Chủ nghĩa duy vật ở thời đại này chủ yếu quan sát sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh tại của nó, không trong sự vân động phát triển.

Thời kỳ hưng thịnh nhất là thế kỷ XVII – XVIII, triết học gắn liền với khoa học tự nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên. Trong đó, cơ học phát triển rực rỡ. Nhờ các phương pháp phân tích, mổ xẻ giới tự nhiên thành những bộ phận tách biệt nhau mà khoa học tự nhiên đã đạt được những bước tiến khổng lồ. Bacon và Locke áp dụng vào triết học, đem lại cho triết học một hình thức mới – chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật siêu hình:

– Xem xét sự vật một cách hoàn toàn cô lập, tách rời với các sự vật khác;

– Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh tại không vận động, không biến đổi, vĩnh viễn cố định;

– Quá trình phát triển được xem như là sự tăng trưởng đơn thuần về mặt số lượng chứ không có sự thay đổi về chất lượng;

– Tìm nguồn gốc của sự vận động và phát triển ở bên ngoài sự vật [ở Thượng đế, ở cái hích đầu tiên, vv.], chứ không tìm trong sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật;

– Có quan điểm cứng nhắc chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung hợp được; nói có là có, không là không, cái gì vượt ra ngoài phạm vi đó chẳng có giá trị gì hết.

Phủ định biện chứng chủ nghĩa duy vật cổ đại: sinh ra trong lòng chủ nghĩa duy vật cổ đại, kế thừa và phát triển chủ nghĩa duy vật cổ đại nhưng cũng đồng thời phủ định chủ nghĩa duy vật cổ đại.

  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Marx – Engles xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lenin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và vận dụng triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII và thể hiện được sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp nhận thức khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực đó.

  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sự khắc phục những khuyết điểm, hạn chế của các chủ nghĩa duy vật trước Marx:

Chủ nghĩa duy vật trước Marx là chủ nghĩa duy vật không triệt để, chưa có tính khả thi sâu sắc, thiếu sự biện chứng khách quan, chỉ nhấn mạnh đến cái chủ quan, chưa tập trung, chưa thừa nhận các mối quan hệ giữa sự vật với sự vật hay con người với hiện thực khách quan, có cách nhìn nhận chưa chính xác và không cụ thể các vấn đề. Chủ nghĩa duy vật trước Marx chỉ tập trung vào việc phản biện chủ nghĩa duy tâm mà quên đi nhiệm vụ của mình.

Ví dụ như Hegel là nhà triết học duy tâm nhưng triết học của ông lại mang tính biện chứng. Còn Feuerbach là một nhà triết học duy vật song triết học của ông mang tính chất siêu hình máy móc, ông phê phán tôn giáo và thần học nhưng chính ông lại đưa ra một thứ tôn giáo mới: Tôn giáo tình yêu.

Đây là lý luận ngược, đầu xuống chân chân lên đầu, là không tưởng, thiếu biện chứng. Chủ nghĩa duy tâm đã dùng phép biện chứng khách quan để giải thích sự vật hiện tượng, chủ nghĩa duy vật lại cho rằng phép biện chứng đó là duy tâm nên không sử dụng, kết quả là đi vào con đường đúng nhưng không thuyết phục được. Marx và Enghen đã thừa kế quan điểm lập trường duy vật của Feuerbach cùng với phép biện chứng sâu sắc của Heghen để hoàn thiện chủ nghĩa duy vật, tạo thành một thể thống nhất là Phép duy vật biện chứng. Và chủ nghĩa duy vật đó trở thành chủ nghĩa duy vật khoa học biện chứng triệt để như ngày nay.

Trong đó, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó, triết học Marx – Lenin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận.

Đây còn được coi là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, qui luật cơ bản của phép biện chứng và sự vận dụng nó trong việc nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu con người. Cho nên triết học Marx – Lenin còn được gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Nó không chỉ giải thích về thế giới vật chất và vai trò con người về mặt lí luận mà chủ yếu là sự vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn xã hội để khẳng định vai trò của triết học đối với đời sống xã hội. Sự hình thành và phát triển của phép biện chứng duy vật Marx – Lenin đã bao hàm sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học.

Triết học Marx – Lenin giải quyết mối quan hệ triết học và khoa học hiện đại trên cơ sở nghiên cứu của triết học. Song, nó cũng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân thế giới, là cơ sở lí luận cho sự hoạt động của đảng cộng sản trong quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới, và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Triết học Marx ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học; sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học. Ngược lại, triết học Marx – Lenin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển khoa học.

  • Ý nghĩa phương pháp luận:
  • Việc nghiên cứu sự phát triển và đấu tranh của sự vật có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đối với nhận thức sự vật thì nhận thức mâu thuẫn của nó là cực kỳ quan trọng.
  • Phân tích mâu thuẫn các mặt đối lập một cách toàn diện, quy trình của từng mặt, những chất xúc tác làm cho các mặt đó biến đổi.
  • Giải đáp mâu thuẫn, xác định đúng trạng thái chín muồi chùa chúng nghĩa là phù hợp với sự phát triển củ những mâu thuẫn, tìm ra phương thức, phương tiện, lực lượng, công cụ để giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn một cách triệt để.
  • Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn, tác động, xúc tác từ bên ngoài nhưng quan trọng là sự phát triển, đấu tranh, vận động của các mặt đối lập dưới những hình thức cụ thể khác nhau.
  • Ý nghĩa thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng [Triết học Marx – Lenin]: thành tựu về công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã ứng dụng, thể hiện sự nhận thức chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời và hoàn chỉnh đã góp phần quan trọng trong nhận thức và đấu tranh của giai cấp công nhân, các tầng lớp vô sản.

Ngày nay, khi khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sự gắn bó giữa triết học Mác – Lênin và khoa học càng trở nên đặc biệt quan trọng. Lý luận triết học sẽ khô cứng và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì trước những phát hiện mới, người ta dễ mất phương hướng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết học.

Chỉ ra được mối quan hệ phổ biến giữa các sự vật hiện tượng, trong hoạt dộng thực tiễn giúp ta nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Nhờ vậy giúp ta có thể lường trước được hệ quả của một hành vi, để chuẩn bị đối phó, tránh được những hậu quả nghiêm trọng.

Ví dụ: Nhận thức được mặt trái, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường mà người ta có thể hạn chế được những tác hại của nó; chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng, mọi sự vật hiện tượng tồn tại mối quan hệ phổ biến, nên trong công tác lãnh đạo, nhất thiết phải bám sát thực tiễn, điều chỉnh kịp thời, tránh hậu quả xấu xảy ra. Bệnh quan liêu, xa rời thực tế, một phần là do chủ thể không nhận thức rõ ràng mối quan hệ này…

Trong hàng loạt các nhân tố tạo nên thành công của đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng của triết học Marx – Lenin, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho quá trình đổi mới tư duy lý luận, tư duy triết học, là hạt nhân lý luận cho sự hình thành tư duy mới, nhất là tư duy kinh tế và tư duy chính trị. Có thể nói rằng trong hơn 5 năm đổi mới, triết học đã phát huy vai trò của nó bằng hàng chục năm trước đây.

Thực tiễn đổi mới ở nước ta những năm qua đã khẳng định vai trò của triết học Mác-Lênin, khẳng định ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của nó. Chủ nghĩa Mác-Lênin trong đó có triết học của nó cho đến nay vẫn là học thuyết tiến bộ nhất, chưa một học thuyết nào có thể thay thế được, vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho nhận thức và hành động cách mạng của chúng ta, vẫn là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản như Marx đã nói cách đây trên 150 năm.

~Bạch Thử Lữ Hành~

Video liên quan

Chủ Đề