Tác giả của truyện sơn tinh thủy tinh là ai

Truyện được in và cố định văn bản trong sách Lĩnh Nam chích quái thế kỷ XV, còn gọi là Tản Viên sơn thần. Truyện kể rằng, vua Hùng thứ mười tắm có người con gái là Ngọc Hoa. Có Sơn Tính là thần núi Tản Viên và Thủy Tỉnh là thần sông Đà cùng đến cầu hôn, cả hai người đều tài giỏi. Vua bèn cho thử tài, ai giỏi hơn thì gả con gái cho. Sơn Tinh chỉ rừng, rừng cháy, chỉ núi, núi tan. Thủy Tinh gọi gió, gió lên, hô mưa, mưa đổ ào ào. Vua thấy rất khó quyết vì ai cũng tài ba. Vua bèn phán : ngày mai ai đem voi chín ngà, gà chín cựa,ngựa chín hồng mao đến trước thì gả con gái cho. Sơn Tinh đến trước, rước Ngọc Hoa về núi. Thủy Tinh đến sau, tức giận dâng nước lên đánh. Nước ngập khắp nơi. Sơn Tỉnh hóa phép nâng núi cao lên. Thủy Tỉnh không làm gì được bèn rút nước về và hàng năm cứ khoảng tháng Sáu lại cho dâng nước lên báo thù, quấy phá. Cuộc chiến diễn ra hết năm này sang năm khác cho đến khi Sơn Tỉnh thắng. Nhưng rồi năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên đánh mà không khuất phục được, mặt đất có chỗ ngập nước nhưng không hẻ gì. Nhiều nhà nghiên cứu thường nêu lên ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thống chống lũ lụt của dân cư châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, có thể nghĩ theo một hướng khác trên cơ sở phân tích tính chất các nhân vật hành động, động cơ, mục đích của các hành vi do các nhân vật thể hiện. Ở đây có cuộc tranh giành lợi ích giữa các thần, thần tài giỏi hơn đã thắng. Có vua, nhưng vua không dùng quyền lực để xử lý tình huống gay cấn mà bằng sự lựa chọn theo các tiêu chí khách quan được các bên tranh chấp tự nguyện chấp nhận. Như vậy phải chăng cảm hứng của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là ngợi ca tính mạnh mẽ, nhanh trí, sáng dạ và tinh thần dũng cảm phi thường của con người trong cuộc đấu tranh với các lực lượng xã hội và tự nhiên để tồn tại, phát triển.

Trong truyện, cũng gặp các chỉ tiết về thi tài, đọ sức, đọ trí, những sự kiện liên quan đến tục cưới xin, nhưng bao trùm lên toàn bộ câu chuyện là tinh thần anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng để khẳng định và tồn tại. Nếu như truyện Lạc Long Quân – Âu Cơ hàm chứa ý nghĩa giải thích theo lối tư duy huyền thoại nguồn gốc của con người thì Sơn Tinh Thủy Tinh cũng muốn tìm cách lý giải theo lối tưởng tượng nguyên sơ hiện tượng lũ lụt thường gặp vào tháng Sáu tháng Bảy ở nhiều vùng ở Việt Nam. Chiến đấu để chiến thắng lũ lụt, một dạng thiên tai nguy hiểm đối với con người trên trái đất là một  hành động phi thường, anh hùng, có tính chất vũ trụ, đem lại cuộc sống bình yên cho mọi cư dân trên mặt đất. Do đó, Sơn Tỉnh luôn có trong tâm thức của người bình dân, xứng đáng được chọn làm bậc thánh đứng đầu Tứ bất tử, cùng với Thánh Gióng, Liễu Hạnh và Chử Đồng Từ.

Trong Sơn Tinh Thủy Tinh không hề có hơi hướng gì về chính và tà, thiện và ác, giàu và nghèo như ở các truyện khác. Thủy Tỉnh thua cuộc, sau đó là bại trận trong cuộc báo thù Sơn Tinh, nhưng người đọc không hề căm ghét và cũng không hết cảm thương cho Thủy Tỉnh. Mọi việc xảy ra như là cái tất yếu đã được nhận thức cả trong tác giả và trong độc giả. Đó chính là ý nghĩa nhân văn cao cả, chân chính mà truyện mang đến cho người đọc xưa và nay. “cốt truyện hay, bố cục truyện và các tình tiết của  truyện chặt chế, cách kể lôi cuốn, hấp dẫn, nút chuyện thắt và mở tự nhiên, khiến cho người đọc dễ chấp nhận một cách thoải mái theo tâm thức riêng của họ.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩmđược VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • I. Đôi nét về tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • II. Dàn ý phân tích văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

  • Ý nghĩa tượng trưng của Sơn Tinh, Thủy Tinh lớp 6
  • Văn mẫu lớp 6: Đóng vai Thủy Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Văn mẫu lớp 6: Đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

I. Đôi nét về tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Tóm tắt văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh [Thần Núi] và Thủy Tinh [Thần Nước] cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

[Mời các bạn tham khảo thêm nhiều bài tóm tắt khác của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh tại đây]

2. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

3. Chủ đề của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh mượn câu chuyện lịch sử để kể và giải thích về hiện tượng thiên nhiên.

4. Bố cục của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Gồm 3 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu → "mỗi thứ một đôi"Vua Hùng kén rể và các yêu cầu về sính lễ
Phần 2"Hôm sau, mới tờ mờ sáng" → "thần Nước đành rút quân"Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh
Phần 3Phần còn lạiCuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh - lý giải hiện tượng nước lũ dâng hàng năm

5. Giá trị nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

6. Giá trị nghệ thuật của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, tưởng tượng, kì ảo [các vị thần với nhiều phép lạ, những món sính lễ quý hiếm không thể gặp được ở cuộc sống bình thường...]

- Sử dụng các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian:

  • Lối kể chuyện theo trình tự thời gian [cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau]
  • Cốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Thánh Gióng - sinh ra với những đặc điểm khác thường, có sức mạnh tài năng phi thường, trổ tài để cứu nguy cho nhân dân, đất nước, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì trở về trời.

II. Dàn ý phân tích văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Mở bài

- Giới thiệu thể loại truyền thuyết [khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…]

- Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” [tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

2. Thân bài

a. Vua Hùng kén rể và các yêu cầu về sính lễ

- Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vì vậy, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, hai người ngang tài ngang sức

  • Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn cát; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
  • Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về

- Vua Hùng không biết chọn ai nên đưa ra yêu cầu sính lễ và ai mang đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.

- Lễ vật thách cưới gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi

→ Lễ vật là những thứ khó tìm kiếm, chủ yếu là ở vùng núi, qua đó, cho thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi

b. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh

- Nguyên nhân: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương

- Diễn biến:

  • Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước
  • Sơn Tinh: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ

- Kết quả: Thủy Tinh thua trận, đành phải rút quân

→ Sơn Tinh là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

c. Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh - lý giải hiện tượng nước lũ dâng hàng năm.

- Hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại, đành phải rút quân về

→ Khẳng định sức mạnh và niềm tin chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

  • Nội dung: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
  • Nghệ thuật: xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn mang đậm chất dân gian.

- Cảm nhận của bản thân về văn bản, liên hệ với vấn đề thủy lợi, củng cố đê điều trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn bài lớp 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Soạn Văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

Video liên quan

Chủ Đề