Đề bài - câu 16.1, 16.2, 16.3 phần bài tập trong sbt – trang 58 vở bài tập vật lí 6

Ở hình vẽ 16.1, ròng rọc 1 là ròng rọc...........vì khi làm việc, bánh xe của nó vừa quay vừa di chuyển; ròng rọc 2 là ròng rọc......... vì khi làm việc, bánh xe của nó quay tại chỗ (cố định / động).
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Đề bài
  • 16.1
  • 16.2
  • 16.3

Đề bài

1. Bài tập trong SBT

16.1

Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu:

Đề bài - câu 16.1, 16.2, 16.3 phần bài tập trong sbt – trang 58 vở bài tập vật lí 6

Ở hình vẽ 16.1, ròng rọc 1 là ròng rọc...........vì khi làm việc, bánh xe của nó vừa quay vừa di chuyển; ròng rọc 2 là ròng rọc......... vì khi làm việc, bánh xe của nó quay tại chỗ (cố định / động).

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cấu tạo của ròng rọc cố định và ròng rọc động.

Lời giải chi tiết:

Ở hình vẽ 16.1, ròng rọc 1 là ròng rọcđộngvì khi làm việc, bánh xe của nó vừa quay vừa di chuyển; ròng rọc 2 là ròng rọccố địnhvì khi làm việc, bánh xe của nó quay tại chỗ.

16.2

Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng?

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động.

Lời giải chi tiết:

Phương án B - sai vì:ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực và không làm thay đổi độ lớn của lực

=> Đáp án B

16.3

Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định. B. Ròng rọc động

C. Mặt phẳng nghiêng. D. Đòn bẩy.

Trả lời:

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về đặc điểm các máy cơ đơn giản.

Lời giải chi tiết:

Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực mà không làm thay đổi độ lớn của lực

=> Đáp án A