Công thức hóa học của mủ cao su

Cao su thiên nhiên

■ Lĩnh vực nguyên cứu ứng dụng polymer đã trải qua những chặng đường phát triển mạnh mẽ .Theo ước tính hiện nay gần 80% vật liệu mà con người sử dụng trên thế giới là polymer. ■ Song song với việc tổng hợp các vật liệu polymer mới ,con người đang nguyên cứu và khai thác thêm những ứng dụng của polymer tự nhiên .Hợp chất tự nhiên được sử dụng quan trọng nhất hiện nay là cao su thiên nhiên , đóng góp gần 45% tổng lượng cao su tiêu thụ trên thế giới . Chung cư Imperia Sky Garden

Nguồn gốc: Biệt thự Dương Nội ■.Cao su thiên nhiên trích lỹ từ mủ cao su.Trong mủ cao su có hydrocarbon (90-95%), protein ,đường ,acid béo nhựa.Thêm acid acetic vào mủ cao su thì cao su đông tụ lại và tách ra khỏi dung dịch. Cán rửa, ép tấm hoặc băm nhỏ sau đó sấy khô bằng không khí hoặc hun khói thu được cao su thô. ■ Cao su thiên nhiên có công thức phân tử (C5H8)n . Poly-isopren có cấu hình cis. Cao su thiên nhiên mềm kết dính dễ hóa nhựa khi có nhiệt độ ■ Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất từ mủ cây cao su (Hevea brasiliensis) của họ Đại kích(Euphorbiaceae). ■ Những người dân Nam Mỹ những người đầu tiên phát hiện và sử dụng cao su tự nhiên ở thế kỷ 16. Henry wickham hái hàng ngàn hạt ở Brasil vào năm 1876 và mang những hạt đó đến Kew Gardens (Anh) cho nảy mầm. Các cây con được gửi đến Colombo,Indonesia, và Singapore Vinpearl Mũi Cò Hòn Tre ■ Tuy nhiên, việc sử dụng cao su chỉ trở nên phổ biến khi quá trình lưu hoá cao su được các nhà hoá học tìm ra. Khi đó, cao su tự nhiên chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao. ■ Ngoài cây cao su, các loại cây khác có thể cho mủ là đa búp đỏ(Ficus elastica), các cây đại kích, và bồ công anh thông thường. Tuy các loài thực vật này chưa bao giờ là nguồn cao su quan trọng, Đức đã thử sử dụng những cây đó trong đệ nhị thế chiến khi nguồn cung cấp cao su bị cắt. ■ Để khai thác, người ta khía vỏ cây cao su thành rãnh xung quanh thân cây theo đường xoắn cho nhựa chảy ra rồi hứng lấy nhựa( còn gọi là mủ cao su hay latex) Trong nhựa cao su có khoảng 40% là chất rắn, trong đó có tới 90% là hợp chất hidrocacbon không no, 10% là các thành phần khác như protein, lipit,gluxit, muối vô cơ,…

■ Cao su thiên nhiên có tỉ trọng khoảng 0.95 kg/cm2

Cao su là một loại cây công nghiệp có thể mang đến nhiều lợi nhuận cho chủ đầu tư và giải quyết được vấn đề về việc làm và thu nhập cho những người công nhân. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về kinh tế, con người lại phải đối mặt với ô nhiễm môi trường do mủ cao su gây ra. Đi xa hơn nữa, chúng gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho công nhân và những người dân sinh sống ở quanh khu vực sản xuất. Cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây cung cấp thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Thành phần hóa học của mủ cao su

Mủ cao su là một loại huyền phù thể keo có chứa nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, cao su chiếm từ 35% đến 40%, protein chiếm 2%, Quebrachilol chiếm 1%, xà phòng, acid béo chiếm 1%, 0.5% là chất vô cơ và còn lại là nước. Với cao su, phân tử cơ bản là isoprene polymer (cis-1,4-polyisoprene[C5H8]n) được tổng hợp bằng một quá trình phức tạp của carbonhydrate.

Công thức hóa học của mủ cao su
Mủ cao su chứa nhiều thành phần gây mùi độc hại

Với các thành phần hóa học trên, người ta khai thác mủ cao su để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như làm ủng cao su, giầy dép, găng tay, dây đeo đồng hồ … cũng như nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, để có thể làm ra những sản phẩm đó, mủ cao su được chế biến qua nhiều công đoạn, trong quá trình đó, hàng loạt các chất hữu cơ dễ bị phân hủy như acetic, đường, protein, chất béo … cùng các mùi độc hại (Mercaptan, Hydro Sulfua) được tạo ra và tác động xấu đến sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.

Vấn đề về sức khỏe do mủ cao su gây ra

Trong quá trình xử lý mủ cao su, các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí, tạo thành mercaptan (hợp chất hữu cơ) và Hydro Sulfua (H2S) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Cụ thể như sau:

Mercaptan: Đây là một loại hợp chất hữu cơ có độc tính cao. Do đó, khi cá nhân tiếp xúc với chất này, chúng có thể gây kích ứng với da, niêm mạc (mắt, mũi,…), gây nôn, buồn nôn, đau đầu, bất tỉnh, mạch đập nhanh, ở rường hợp nặng hơn có thể gây tổn thương gan, phù phổi và tử vong. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi y học vẫn chưa thể tìm ra thuốc giải độc cho người bị nhiễm độc này chất.

Hydro Sulfua: Chất khí này có công thức hóa học là H2S, là một hợp chất có mùi trứng thối và là một dạng khí độc. Người hít phải khí này ở nồng độ cao có thể bị ngạt, viêm màng kết, các bệnh về phổi, thở gấp hoặc ngừng thở do khí này có tính oxy hóa mạnh, khi vào trong cơ thể, chúng sẽ tác động đến đường hô hấp của con người.

Như vậy, có thể thấy việc sử dụng mủ cao su để sản xuất không chỉ mang đến những lợi ích về mặt kinh tế mà còn gây ra các vấn đề về môi trường và sức khỏe con người. Vì thế, các cơ sở sản xuất cao su cần áp dụng các phương pháp xử lý chất thải, xử lý khí thải trước khi ra ngoài môi trường để đảm bảo các yếu tố về môi trường và xã hội.

Cao su có công thức hóa học là gì?

Cao su thiên nhiên là gì? Cao su thiên nhiên là vật liệu được sản xuất hoàn toàn từ mủ cây cao su có nguồn gốc từ thiên nhiên, công thức phân tử là (C5H8)n hay hỗn hợp polymer isoprene thuộc loại polyterpene.

Mủ cao su là polime gì?

Cấu tạo hóa học Về mặt hóa học, cao su thiên nhiên là polyisopren - polyme của isopren. Mạch đại phân tử của cao su thiên nhiên được hình thành từ các mắt xích isopren đồng phân cis liên kết với nhau ở vị trí 1,4.

Cao su tan trọng dầu?

Khi kéo căng cao su, các phân tử polime đó duỗi ra và có trật tự hơn. Khi buông ra không kéo nữa, các phân tử polime có xu hướng co về hình dạng ban đầu. Cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su không tan trong nước, ancol etylic, axeton, … nhưng có thể tan trong xăng, benzen, …

Có bao nhiêu loại cao su?

Các loại cao su.

Cao su izopren (Polyisoprene).

Cao su butadien (Polybutadiene).

Cao su styren butadien (Styrene butadiene).

Cao su nitril butadien (Nitrile butadien).

Cao su butyl (Butyl rubber).

Cao su clopren (Chloroprene).

Cao su fluor (Fluoro rubber).

Cao su silicon (Silicone rubber).