Cơ quan có thẩm quyền Tiếng Anh la gì

Quyết định là một trong các văn bản được nhà nước quy định chặt chẽ về thẩm quyền ban hành cũng như trình tự, hình thức của văn bản này. Từ những nội dung trong văn bản này mà  sẽ có những biện pháp, cách giải quyết.. trong thực tế.

Quyết định là một loại văn bản có tính chất đặc biệt đây vừa là băn bản quy phạm pháp luật vừa là văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản này được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

Quyết định được dùng để đưa ra những biện pháp, thể chế , các quy định  nhằm thực hiện các chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước hoặc dùng để giải quyết công việc hàng ngày của cá nhân có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức. Văn bản này được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

– Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bộ trưởng; thủ trưởng cơ quan ngang bộ; tổng kiểm toán nhà nước; uỷ ban nhân dân các cấp;

– Quyết định có tính chất là văn bản áp dụng pháp luật.

Có thể kể đến như: Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; thủ trưởng các cơ quan nhà nước khác, các đơn vị sự nghiệp của nhà ước; cá nhân có thẩm quyền…

A decision is a type of document issued by a competent state agency, which may be a legal document or a legal application.

Promulgated to implement the policies of the Party and the State or other competent entities promulgated to resolve agency issues.

According to the provisions of the Law on promulgation of legislative documents 2015, depending on the subjects competent to issue administrative decisions of the type of legal documents, including: the President, the Prime Minister, the General State Audit, People’s Committees of districts and communes.

Một số mẫu đoạn văn có sử dụng từ Quyết định tiếng Anh để Qúy khách có thể sử dụng trong giao tiếp:

– Administrative decision is the selection of the subject Decision on an activity a number of options to carry out specific work under certain circumstances in order to accomplish the organization’s objectives

– State administrative management decisions are issued to address issues raised in state administrative management

– The State President shall issue a decision to stipulate: General or partial mobilization, to announce and abolish a state of emergency based on a resolution of the National Assembly Standing Committee; proclaim and abolish the state of emergency throughout the country or in each locality in case the Standing Committee of the National Assembly cannot meet; Other issues are under the authority of the President.

– The Prime Minister issues a decision to regulate:

+ Measures to lead and direct activities of the Government and the state administrative system from the central to local levels, the working regime with members of the Government, local governments and other matters under their jurisdiction. of the Prime Minister;

+ Measures to direct and coordinate activities of Government members; inspect the activities of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and local administrations in the implementation of the Party’s guidelines and policies, the State’s policies and laws.

– The State Auditor General shall issue decisions to regulate state audit standards, audit procedures, audit records..

2. Các loại quyết định trên thực tế:

Đối với Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật, tuỳ theo thẩm quyền của mỗi chủ thể mà nội dung của quyến định được ban hành để giải quyết các vấn đề khác  nhau:

+ Quyết định của Chủ tịch nước:

Được ban hành để tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp nhưng phải căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được; hoặc các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính Phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; các chế độ làm việc với các thành viên trong Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác

Biện pháp  chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

+ Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước

Được ban hành để quy định các chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy  trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán

+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Được ban hành để quy định chi tiết điều khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên về phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách quốc phòng, an ninh ở địa phương và các biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được giao

– Đối với Quyết định có tính chất là văn bản áp dụng pháp luật

Quyết định với tính chất là văn bản áp dụng được các chủ thể có thẩm quyền thực hiện chức năng nhiệm vụ,quyền hạn mà pháp luật quy định. Vì vậy quyết định được sử dụng để giải quyết nhiều công việc khác nhau

+ Trong lĩnh vực tổ chức nhân sự:

Là toàn bộ những vấn đề liên quan đến sử dụng con người trong các cơ quan nhưu bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, cách chức…

+ Trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính:

 Là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện  pháp  xử lý vi  phạm hành chính khác đối với tổ chức, cá nhân có hành vi phạm hành chính.

+ Quyết định dùng để giải quyết khiếu nại, tố cáo bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân

Một quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo được coi là hợp pháp và mang tính khả thi phải đáp ứng được các yêu cầu cả về nội dung và hình thức

+ Quyết định trong lĩnh vực tố tụng

Trong trường hợp này quyết định được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của quy định pháp luật: như thụ lý vụ việc dân sự, thay đổi thẩm phán, hội thẩm, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định khởi tố, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án…

+ Quyết định trong lĩnh vực đất đai

Được sử dụng trong các trường hợp như: phê duyệt quy hoạch; sử dụng đất; giao đất; quy định về giá đất

Ngoài các nội dung vừa nêu ra quyết định còn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như: Xây dựng, quốc tịch; giáo dục…

3. Quyết định có phải là văn bản pháp luật không?

Quyết định là văn bản pháp luật, như đã phân tích phía trên Quyết định có thể là văn bản quy phạm pháp luật hoặc là văn  bản áp dụng pháp luật

Nhưng dù cho quyết định có thuộc loại văn bản nào đi chăng nữa thì cũng là văn bản pháp luật vì nếu phân loại văn bản pháp luật thì sẽ được chia là hai loại là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

– Quyết định thuộc văn bản quy phạm pháp luật: Là do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện; nội dung của Quyết định là các quy phạm pháp luật; và được trình bày theo trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

– Quyết định thuộc văn bản áp dụng pháp luật: có nội dung là mệnh lệnh đối với cá nhân, tổ chức cụ thể và xác định; quyết định này được thực hiện một lần trong thực tiễn; được ban hành theo hình thức, thủ tục theo pháp luật quy định; và do chủ thể có thẩm quyền ban hành.

4. Căn cứ để ban hành Quyết định:

Khác với văn bản hành chính, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể khoản 1 Điều 61 Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì: Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công b hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở đ ban hành văn bản.

Như vậy, đối với văn bản quy phạm pháp luật thì căn cứ ban hành phải là văn bản quy phạm pháp luật, không căn cứ vào thực tiễn cũng như ý kiến của các cơ quan chuyên môn hay cơ quan khác.

Việc sắp xếp thứ tự căn cứ dựa vào văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng ban hành văn bản rồi mới đến văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung văn bản.

Tóm lại, hiện nay việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản hành chính thì có quy định cụ thể về căn cứ ban hành, tuy nhiên chưa hướng dẫn phải ghi căn cứ văn bản nào trước, văn bản nào sau, trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung thì ghi như thế nào…

Theo quan điểm của chúng tôi thì việc sắp xếp thứ tự căn cứ thì sắp xếp văn bản quy phạm pháp luật trước, văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn sắp xếp ở vị trí đầu tiên rồi mới đến văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn (Luật rồi đến Nghị định, đến Thông tư….). Trường hợp 2 văn bản có giá trị pháp lý như nhau thì nên căn cứ vào thời gian ban hành để sắp xếp, văn bản nào ban hành trước thì sắp xếp trước, văn bản nào ban hành sau thì sắp xếp sau.

Về thể thức kỹ thuật trình bày phần căn cứ ban hành văn bản hành chính thì dùng chữ nghiêng, cuối mỗi căn cứ có dấu chấm phẩy, căn cứ cuối cùng là dấu chấm (đây là quy định mới của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.

Kết luận: Trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước thì việc ban hành quyết định hành chính là công việc thường xuyên, số lượng quyết định hành chính được ban hành rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định căn cứ để ban hành quyết định hành chính vẫn còn chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, cần nắm bắt các quy định của pháp luật nêu trên đây để vận dụng cho phù hợp.