Cổ phiếu ngân hàng dưới 20 ngân

Riêng trong phiên ngày 25/1, có tới 24/27 mã ngân hàng đang niêm yết tăng giá...

Ghi nhận trong phiên giao dịch hôm nay [25/1], càng về cuối giờ chiều, thị trường càng hồi phục mạnh mẽ. Góp phần vào diễn biến này phải kể đến nỗ lực của nhóm ngân hàng khi dòng tiền đang ồ ạt chảy vào.

Cụ thể, trong toàn bộ 27 ngân hàng đang niêm yết, chỉ có duy nhất 2 mã giảm giá nhẹ, 1 mã giữ tham chiếu, còn lại tất cả đều bật tăng. Nổi bật nhất là NVB của NCB; LPB của LienVietPostBank và TPB của TPBank đều có mức tăng trên 5%.

Ngoài ra, nhóm tăng trên 4% gồm có BID của BIDV; VPB của VPBank; PGB của PGBank; MSB; STB của Sacombank.

Các cổ phiếu có thanh khoản tốt khác như CTG của VietinBank, SHB của Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội, TCB của Techcombank, OCB của Ngân hàng Phương Đông, VCB của Vietcombank, EIB của Eximbank, HDB của HDBank, VIB của Ngân hàng Quốc tế cũng tăng trên 3%. Riêng NAB của NamABank tăng nhẹ nhất với 0,52%.

Diễn biến cổ phiếu nhóm ngân hàng trong phiên ngày 25/1

Đáng chú ý, không chỉ trong phiên giao dịch hôm nay dòng tiền mới dồn về nhóm ngân hàng mà xu hướng trên đã xuất hiện từ những ngày đầu năm 2022. Nếu tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu BID đã tăng 32%; VCB tăng 21%; MBB tăng 12,8%; CTG tăng 9,1%...

Tại một buổi tọa đàm gần đây, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược đầu tư quỹ Dragon Capital nhìn nhận, trong giai đoạn nửa cuối năm 2021, hiệu quả đầu tư của ngành ngân hàng tương đối thấp do những quan ngại về vấn đề nợ xấu.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, góc nhìn về nợ xấu của các nhà đầu tư đang có điểm không đúng. Bởi lẽ, tỷ lệ nợ xấu bao phủ của Việt Nam đã tăng rất mạnh, năm 2017 tỷ lệ này là 75% thì đến năm 2021 đã tăng lên 130%, xếp thứ 3 toàn khu vực.

Hơn nữa, ngành ngân hàng đã có sự chuẩn bị cho câu chuyện nợ xấu. Thể hiện rõ nhất, trong giai đoạn 2015 - 2018, doanh nghiệp có 100 đồng tài sản thế chấp thì chỉ có thể vay được 70 đồng. Từ năm 2019 trở đi, ngành ngân hàng bắt đầu thận trọng hơn, khi đó 100 đồng tài sản chỉ có thể vay được 58 đồng. Điều này cho thấy chất lượng tài sản thế chấp đã tăng lên rất nhiều, thậm chí phần lớn là bất động sản.

“Thực tế chỉ ra thị trường bất động sản vẫn đang ổn định, giá bất động sản còn đang tăng rất mạnh. Trong bối cảnh đó làm sao nợ xấu của ngân hàng tăng nhiều được”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo ông Tuấn, chu kỳ ngành tăng giá của ngành ngân hàng xảy ra khi tăng trưởng tín dụng vượt 15%, thông tin cơ bản về mặt định giá bao gồm lợi nhuận liên tục tăng tốc và tốc độ tăng trưởng trung bình ngành trên 30%. Ngược lại, khi tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 10%, lợi nhuận tăng trưởng thấp và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm [CAGR] dưới 20% thì ngành ngân hàng đã bước vào chu kỳ giá giảm.

Và theo phân tích của vị chuyên gia này, năm 2022 hội tụ đầy đủ các yếu tố tích cực cho nhóm ngành ngân hàng, bao gồm khả năng tăng trưởng tín dụng trên 15%, nợ xấu có khả năng sẽ giảm rất mạnh, lợi nhuận dược dự báo tăng trưởng vượt mức 30%, kèm theo các thông tin hỗ trợ như bán vốn chiến lược, lợi nhuận đột biến, một số ngân hàng có ý định nới room cho nhà đầu tư nước ngoài.

"Mức định giá của ngành ngân hàng hiện tại vô cùng hấp dẫn, rẻ hơn 25% so với mức bình quân 3 năm với tỷ lệ P/B 1,6 lần và tỷ lệ P/E 8,7 lần. Dựa vào những yếu tố trên, tôi cho rằng ngành ngân hàng là ngành nhà đầu tư không nên bỏ qua trong năm 2022", ông Tuấn nhận định.

Chung quan điểm, trong báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán MBS cũng đưa ra khuyến nghị, nhà đầu tư có thể tiếp tục mua gom đối với nhóm blue-chip, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng, khi nhóm cổ phiếu đã có thời gian tích lũy hơn 6 tháng vừa qua. Khả năng nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm thêm sẽ thấp hơn so với triển vọng về lại đỉnh cũ hồi tháng 6 năm 2021.

“Hiện tại, nhóm ngân hàng quốc doanh đã vượt đỉnh năm 2021, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân đang trong quá trình test đỉnh kể từ đầu năm cho tới nay. BID, MBB là hai trong số những cổ phiếu ngân hàng đã thu hút dòng tiền trong phiên giao dịch cuối tuần trước. Một số cổ phiếu ngân hàng khác như OCB, CTG có thể sẽ dẫn sóng sau vài phiên nữa”, nhóm nghiên cứu tại MBS nêu quan điểm.

Trong phiên giao dịch 18/4, cổ phiếu Techcombank [TCB] tiếp tục suy giảm xuống dưới ngưỡng 48.000 đồng/cp. Trong gần một năm qua, cổ phiếu này liên tục đi ngang và suy yếu, từ mức đỉnh khoảng 56.000 đồng/cp xuống 44.850 đồng/cp.

Mặc dù không giảm quá sâu nhưng sự xuống giá dần dần khiến tài sản của chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cũng giảm khoảng 20% xuống còn 2,4 tỷ USD tính theo số liệu đến ngày hết ngày 18/4.

Với mức tài sản này, ông Hồ Hùng Anh rớt xuống vị trí thứ 4, sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng [khoảng 6,4 tỷ USD], tỷ phú Bùi Thành Nhơn [3,5 tỷ USD], CEO VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo [3 tỷ USD] và tỷ phú Trần Đình Long [2,9 tỷ USD].

Tỷ phú Hồ Hùng Anh ghi nhận tài sản giảm 20% xuống còn 2,4 tỷ USD.

Trong thời gian gần đây, cổ phiếu Novaland [NVL] tăng mạnh, qua đó giúp ông Bùi Thành Nhơn trở thành người giàu thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng ghi nhận tài sản tăng trở lại khi cổ phiếu VietJet hồi phục theo đà mở cửa của thị trường du lịch sau đại dịch Covid-19.

Cổ phiếu Ngân hàng Techcombank của ông Hồ Hùng Anh được kỳ vọng rất lớn sau nhiều năm tăng trưởng bứt phá và vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá mạnh. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng gần đây chịu áp lực bán ra rất mạnh.

Với mức giảm mạnh, Techcombank bị VietinBank và VPBank vượt qua về giá trị vốn hóa thị trường.

Trong phiên giao dịch 18/4, đa số các cổ phiếu ngân hàng giảm, trong đó LienVietPostBank giảm sàn và nhiều mã giảm trên 5%. Vốn hóa toàn ngành giảm  khoảng 2,5 tỷ USD chỉ trong một phiên.

Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, Ngân hàng Techcombank [TCB] của tỷ phú Hồ Hùng Anh tiếp tục chính sách thắt lưng buộc bụng và dồn lực cho phát triển trong cả thập kỷ vừa qua.

Tính tới cuối 2021, tổng lợi nhuận tích lũy có thể phân phối của Techcombank lên tới hơn 40,1 nghìn tỷ đồng do không chia cổ tức bằng tiền trong 11 năm liên tiếp. TCB của tỷ phú số 1 dồn lực bứt phá trong thập kỷ quan trọng.

Techcombank tiếp tục chính sách thắt lưng buộc bụng để phát triển mạnh trong tương lai.

Nhìn chung, trong kế hoạch cho năm mới, hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu lợi nhuận 2022 tăng, vốn tăng theo tỷ lệ phát hành thêm cổ phiếu chi trả cổ tức, trong khi tiền mặt được giữ lại để đảm bảo sự an toàn về lâu dài và là nguồn lực để ngân hàng mở rộng đầu tư, tăng tín dụng.

Cổ phiếu SHB của đại gia Đỗ Quang Hiển gần đây cũng chịu áp lực giảm cho dù mới đây, theo dự báo của SSI Research, lợi nhuận quý I của SHB ước tính tăng 92% lên 3,2 nghìn tỷ đồng. SHB đặt mục tiêu tăng trưởng 87% lợi nhuận trong năm 2022.

Trong 5 tháng qua, cổ phiếu SHB đã giảm gần 24%, đẩy ông Hiển xuống vị trí 120 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 1.360 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong top 20 người giàu nhất trên sàn chứng khoán, vẫn còn nhiều các ông chủ ngân hàng, bao gồm: ông Đỗ Anh Tuấn [KLB], Hồ Hùng Anh [TCB], Nguyễn Đăng Quang [TCB], Nguyễn Thị Phương Thảo [HDB], Nguyễn Đức Thụy [LPB], Ngô Chí Dũng [VPB], Hoàng Anh Minh [VPB].

Chờ thị trường hình thành đáy

Theo BSC, trong những phiên tới, trong trường hợp xấu, thị trường có khả năng tiếp tục giảm về ngưỡng quanh vùng 1.420 điểm.

Trong khi đó, Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội – SHS cho rằng, với trạng thái tâm lý thị trường như hiện tại, theo thống kê của SHS thị trường rất có thể sẽ sớm hình thành đáy ngắn hạn và hồi phục.

YSVN cho rằng, thị trường có thể sẽ hồi phục và VN-Index có thể sẽ biến động quanh mức 1.440 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, nếu chỉ số VNMidcaps và VNSmallcaps duy trì được nhịp hồi trong phiên giao dịch kế tiếp thì rủi ro ngắn hạn có thể sẽ giảm dần và hai chỉ số này có thể sẽ còn kéo dài nhịp hồi phục trong những phiên tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm vào vùng bi quan quá mức cho thấy thị trường có thể sớm xác lập vùng đáy ngắn hạn và VN-Index khó có thể xuyên thủng hoàn toàn vùng hỗ trợ 1.420 – 1.430 điểm hoặc đường trung bình 200 phiên.

Chốt phiên giao dịch 18/4, chỉ số VN-Index giảm 25,96 điểm xuống 1.432,6 điểm. HNX-Index giảm 13,6 điểm xuống 403,12 điểm. Upcom-Index giảm 2,15 điểm xuống 110,21 điểm. Thanh khoản đạt 29,7 nghìn tỷ đồng, trong đó có 26 nghìn tỷ đồng trên HOSE.

V. Hà

Tỷ phú Hồ Hùng Anh cùng gia đình đều đang sở hữu cổ phần tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank với giá trị quy đổi ra tiền mặt lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Khách hàng theo dõi thị trường chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt thuộc Tập đoàn Bảo Việt. [Ảnh: Trần Việt/TTXVN]

Sau nhiều phiên là trụ đỡ chính của thị trường, nhóm cổ phiếu của các ngân hàng bất ngờ bị bán mạnh, đặc biệt là vào thời điểm cuối phiên.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm sâu trong phiên ngày hôm nay 8/4.

Tại nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn 2 mã là ACB tăng nhẹ 0,7%, PGB tăng 3,4%. Hai mã ngân hàng may mắn đứng tại tham chiếu là VCB và BAB. Tất cả 23 mã cổ phiếu ngân hàng còn lại ở chiều giảm giá; trong đó, KLB giảm 7%,VIB giảm 3,6%, SHB giảm 3,1%, STB giảm 2,8%, BID giảm 2,7%, EIB giảm 2,6%, VPB giảm 2,5%...

Liên quan đến nhóm cổ phiếu ngân hàng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an [C01] vừa có văn bản đề nghị 8 ngân hàng phối hợp để phục vụ điều tra trong vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

C01 đã có văn bản gửi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam [mã chứng khoán: VCB]; Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam [Techcombank-mã chứng khoán: CTG]; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín [Sacombank-mã chứng khoán: STB]; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng [VPbank]; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV-mã chứng khoán: BID]; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam [VIB- mã chứng khoán: VIB]; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội [SHB-mã chứng khoán: SHB], Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân [NCB-mã chứng khoán: NVB] đề nghị phối hợp cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê tài khoản, sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch để phục vụ công tác điều tra vụ án liên quan đến Tập đoàn FLC.

[UB Chứng khoán Nhà nước: Mua trái phiếu theo phong trào tiềm ẩn rủi ro]

Trở lại diễn biến thị trường, hầu hết các nhóm cổ phiếu còn lại đều nhuộm đỏ. Tại nhóm cổ phiếu dầu khí, PEQ không có giao dịch, tất cả các mã cổ phiếu còn lại đều giảm giá mạnh; trong đó, PVC giảm 9,7% xuống giá sàn, PVB giảm 8%, PVT giảm 6,5%, PVD giảm 6,3%...

Nhóm cổ phiếu bảo hiểm cũng chỉ còn duy nhất mã BLI tăng giá, PRE đứng ở tham chiếu. Tất cả các mã còn lại giảm giá.

Tại nhóm cổ phiếu bất động sản, đáng chú ý, VIC đi ngược lại xu thế chung khi tăng tới 2,8%, VHM tăng nhẹ 0,1%. Các mã cổ phiếu còn lại chủ yếu ở chiều giảm giá; trong đó, KBC, LHG, PPI, PTL, VRC... giảm sàn. Các nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán, y tế, hóa chất, tài nguyên cơ bản... đều chìm trong sắc đỏ.

Các mã cổ phiếu vốn hóa đứng đầu các ngành như FPT giảm 4,2%, GVR giảm 4%, MWG giảm 3,2%, GAS giảm 2,3%, MSN giảm 1,7%, VNM giảm 1,5%... tạo sức ép lớn lên chỉ số VN-Index.

Điểm tiêu cực nữa là khối ngoại bán ròng trên toàn thị trường. Cụ thể, khối này bán ròng hơn 308 tỷ đồng trên HOSE, 2,21 tỷ đồng trên HNX và 1,22 tỷ đồng trên UPCOM.

Chốt phiên giao dịch ngày 8/4, VN-Index giảm 20,35 điểm xuống 1.482 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 763,5 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 23.552 tỷ đồng. Toàn sàn có 92 mã tăng giá, trong khi có tới 370 mã giảm giá và 38 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 9,59 điểm xuống 432,02 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 88,9 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.789,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 58 mã tăng giá, trong khi có tới 178 mã giảm giá và 48 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 1,97 điểm xuống 113,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 101,4 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.516,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 153 mã tăng giá, 292 mã giảm giá và 64 mã đứng giá./.

Văn Giáp [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề