Câu lửng là gì

Bài viết bên dưới đây sẽ trả lời câu hỏi câu đài là gì? thông tin được tổng hợp từ các tài liệu do các cân thủ trong giới Câu Đài chia sẻ rộng rải và kinh nghiệm. Cá nhân của người viết về kỹ thuật Câu Đài nhập môn cũng như các khai niệm cơ bản về  bộ môn câu tay thu vị này.

Câu đài là gì? là kỹ thuật câu cần tay kiểu Đài Loan cách câu tay hoàn toàn mới – hay thường gọi là kỹ thuật câu đài. Điển hình trong “Cách câu chì treo” [hay “Cách câu chì lơ lửng”]. Du nhập từ Đài Loan vào Trung Quốc những năm cuối thập niên 80. Đó là kỹ thuật chuyên dành cho câu tay trong các ao hồ, từ đó được mệnh danh là “Câu Đài”. Với sự áp dụng và không ngừng đổi mới. Câu Đài đã phát triển rất nhanh chóng và ngày nay câu Đài. Còn có tên mới là “Kỹ thuật câu thi” Hay chúng ta thường gọi là “Kỹ thuật câu thi đấu”

Cách câu này khi mới du nhập vào Trung Quốc. Đã đánh bại hoàn toàn cách câu truyền thống và tạo nên một trào lưu. Câu tay mạnh mẽ tại Trung Quốc với tốc độ lên cá nhanh gấp 3 – 5 lần. Cách câu truyền thống, thêm vào đó là loại mồi câu có tính sương mù hóa. Đã thu hút cá tới đông như quân Hung Nô. Trãi qua hơn chục năm phát triển, với tài trí người Trung Quốc. Câu Đài đã không ngừng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Kỹ thuật câu tay của người Trung Quốc ngày nay đã hơn hẳn và bỏ xa các cần thủ Đài Loan.

Nhập môn kỹ thuật câu đài

Chọn lưỡi câu nhỏ, không có ngạnh

Trong bất kỳ kỹ thuật câu nào thì lưỡi câu nhỏ là cách tốt nhất dấu đi những dấu hiệu nhận biết nguy hiểm đối với cá. Trong kỹ thuật câu đài thì móc câu đơn nhỏ cũng giúp cho việc gỡ cá có phần đơn giản hơn. Nhanh nhạy trong việc trong việc móc mồi.

Dây cây nhỏ, buộc buộc lưỡi dài

Với dây câu nhỏ và mảnh, khi áp dụng kỹ thuật câu đài trong những tầng nước nổi. Những tầng nước khá trong và sạch, thì sợi dây câu này sẽ khiến cá bạo hơn hơn trong việc cắn mồi. Hơn nữa cước nhỏ cũng rất dễ đánh lừa cá như không có bất kỳ một vật thể nào tự nhiên xuất hiện trong hồ câu.

Với kỹ thuật câu đài anh em có thể sử dụng dây câu trục và dây thẻo với hai tác dụng:

  • Dây trục là dây chính buộc từ đầu cần câu kéo dài tới chỉ câu ở dưới dáy
  • Dây thẻo là dây buộc vào lưỡi câu có đầu còn lại nối với vòng cao su

Như vậy thì chiều dài dây câu trong kỹ thuật câu đài bao nhiêu là đủ? Theo kinh nghiệm của các bác có kinh nghiệm câu đài lâu năm. Thì trong câu đài dây câu sẽ được buộc dài hơn bình thường. Đây cũng là một điểm mạnh trong câu đài, thẻo lưỡi dài, chì nằm xa mồi đều là hai tiểu tiết rất hiệu quả trong việc làm cá dạn ăn mồi hơn.

Phao câu đài

Phao trong kỹ thuật câu đài thường có thân hình nhỏ như cây tăm và có độ nổi lớn. Tùy vào điều kiện câu cũng như môi trường các bác xác định câu mà lựa chọn phao câu khác nhau. Loài cá mục tiêu trong buổi câu, từ đó chọn ra loại phao câu có kích thước lớn, rộng khác nhau.

Cũng như về chất liệu phao cũng rất đa dạng, gỗ, cỏ may, lông chim Công, sợi nano… thường được người bản xứ sử dụng trong kỹ thuật câu đài. Và phao câu cũng coi như một thú chơi nhỏ khác trong câu cá. Giá cả và xuất xứ khác nhau từ đắt tới rẻ, hàng công nghiệp hay những hàng thủ công từ Đài Loan sẽ có mức giá cao hơn hẳn.

Xem thêm: Lưỡi câu đài   –   Phao câu đài   –   Cần câu đài 

Một Số Cách Chỉnh Phao

Cách chỉnh phao chì chạm đáy hay cách câu chì chạy 

Khi chì lơ lửng không chạm đáy và không có lưỡi câu, tăng giảm chì lá sao cho phao ngang bằng mặt nước [số nấc phao bằng 0] và sử dụng phao có độ trở thân nhanh để mồi câu rơi đến điểm câu nhanh để hạn chế cá giữa đường ăn mồi, vì vậy nên sử dụng phao ngắn và trọng tâm hướng xuống dưới.

Gắn lưỡi câu vào và kéo phao lên sao cho phao nhô lên khỏi mặt nước là có thể câu được. Lúc này chì đã chạm đáy và ta có thể kéo hoặc không kéo hạt chặn chì trên lên cao để chì có thể di chuyển tự do [không nhất thiết phải cố định chì và hạt chặn trên không còn tác dụng nữa]. Lúc này cá phải tác động một lực đủ lớn để nâng toàn bộ trọng lượng chì hoặc đủ lớn để kéo lực nổi của nguyên cây phao thì tín hiệu mới truyền đến phao.

Câu Đài Là Gì

Đây là cách câu lụt nhất trong câu Đài. Tuy nhiên, so với cách câu truyền thống [Chì nằm đáy – hình a] thì kiểu câu này vẫn nhạy hơn. Vì trong kiểu câu truyền thống thì ngoài việc cá phải tác động một lực để kéo cục mồi và chì thì còn phải tác động thêm một lực đủ lớn để thắng lực ma sát giữa chì và đáy hồ, khi đó tín hiệu mới được truyền được đến phao.

Cách chỉnh phao này đặc biệt hữu dụng khi có nhiều cá nhỏ phá mồi và loại bỏ được tín hiệu giả của phao. Thứ nhất là 2 dây linh nằm ngang dưới đáy hồ, cá sẽ không đụng được dây linh. Thứ hai là tín hiệu truyền đến phao sẽ chậm hơn do chì nặng, sau khi cá ăn mồi và làm di chuyển dây linh thì tín hiệu mới truyền đến phao. Người ta cũng thường áp dụng cách này câu cá diếc khi có nhiều cá tạp và cá nhỏ phá mồi. Vì sau khi cá diếc ăn mồi, thông thường thì cá diếc sẽ điều chỉnh thăng bằng bản thân, vì vậy sẽ vô tình nâng luôn chì câu, và xuất hiện trạng thái đưa phao [bình phao].

Câu Đài Là Gì

Trong cách câu này, tín hiệu cá ăn mồi thường là bình phao [cho nên thường câu từ 1 – 3 nấc phao, để cho khoảng cách đưa phao sẽ lớn và như thế sẽ dễ dàng quan sát hơn], hoặc phao sẽ chìm dần từ từ và không nổi lên nữa thì mới giật cần. Trường hợp cá nhỏ phá mồi, tín hiệu của phao sẽ chìm nhanh và nổi lên lại, lúc này thì ta nên tăng một tí trọng lượng chì sao cho cá nhỏ không đủ sức làm cho phao động đậy nữa hoặc là tăng số nấc phao câu [có thể câu tới 7 – 8 nấc phao, nhưng chú ý là lúc này thì chì vẫn không nằm đáy mà chỉ chạm đáy].

Trong cách câu này, sau khi quăng mồi ra, mồi sẽ chìm từ từ, và trong quá trình đó thì cá nhỏ thường hay phá mồi và phao sẽ có tín hiệu, lúc này ta không nên giật cần. Khi mồi đã chìm xuống đáy 1 thời gian, ta thấy phao không có tín hiệu nữa, lúc này chứng tỏ là đã hết mồi câu. Trong trường hợp này thì ta nên làm cho mồi câu lớn một tí và dai một tí.

Cách chỉnh phao theo Trường dạy câu cá Lão Quỷ

Trường câu cá Lão Quỷ làm thí nghiệm như sau: sử dụng cách câu là chỉnh 4 câu 2 với 3 loại mồi có trọng lượng khác nhau [nhẹ, nặng, mồi kéo[cực nhẹ]], trọng lượng 2 lưỡi câu là 4 nấc phao, trạng thái của mồi dưới nước sẽ là 1 nằm đáy 1 lơ lửng, 2 mồi nằm đáy, 1 chạm đáy 1 lơ lửng. Lần lượt áp dụng với cách câu chỉnh 4 câu 3, câu 4, câu 5, câu 8, và cho đến khi ½ thân phao nổi trên mặt nước [lúc này chì nằm dưới đáy]. Họ thấy rằng, khi chỉnh 4 câu 5, dây thẻo vẫn không bị chùng, cho đến khi câu 8, dây thẻo mới bắt đầu bị chùng. Điều này chứng tỏ, dây linh bắt đầu chùng khi số nấc phao câu bằng số nấc phao chỉnh khi không có 2 lưỡi câu.

Câu Đài Là Gì

Điều quan trọng trong cách chỉnh phao theo quan điểm này là phải nhớ và xác định được 2 điểm cực nhạy và cực lụt.

Tiến hành như sau:

1. Xác định số nấc phao chỉnh

  • Chỉnh phao khi chì lơ lửng không chạm đáy.
  • Khi không gắn lưỡi câu, ta được điểm A là điểm cực lụt [đánh dấu bằng số nấc phao].
  • Khi gắn lưỡi câu và mồi câu vào, ta được điểm B là điểm cực nhạy.
  • Thông thường, ta sử dụng phao nhỏ, nên khi gắn mồi câu và lưỡi câu vào thì phao sẽ chìm. Lúc này điểm B sẽ là điểm mà tại đó số nấc phao bằng 0.
  • Khoảng cách AB sẽ phụ thuộc vào trọng lượng mồi câu và đọt phao lớn hay nhỏ. Nếu trọng lượng mồi câu lớn và đọt phao nhỏ thì khoảng cách AB lớn.

2. Xác định số nấc phao câu

  • Kéo phao tìm đáy [sao cho mồi câu tới đáy], đánh dấu 2 điểm cực nhạy [bằng số nấc phao B khi chỉnh] và cực lụt [bằng số nấc phao A khi chỉnh] bằng 2 hạt chặn phao ngoài cùng. Điểm câu C sẽ nằm giữa 2 điểm A và B.
  • Lúc này trạng thái của mồi có thể sẽ là 2 mồi nằm đáy, 1 chạm 1 nằm hay 1 nằm 1 lơ lửng. Khi điểm C = A thì 2 cục mồi đều nằm đáy. Nếu điểm câu C nằm ngoài 2 điểm A và B thì lúc đó dây linh bắt đầu bị trùng hoặc là 2 mồi lơ lửng trong nước [nếu phao đủ lớn].
Câu Đài Là Gì [3]

Ví dụ: Khi phao lơ lửng và không có lưỡi câu thì phao nổi 8 nấc [điểm A], khi gắn lưỡi và mồi câu thì phao nổi còn 1 nấc [điểm B]. Kéo hạt chặn phao sao cho mồi câu đụng đáy. 2 hạt chặn ngoài cùng để đánh dấu 2 điểm cực nhạy B [khi phao nổi 1 nấc] và cực lụt A [khi phao nổi 8 nấc]. Điểm câu C sẽ nằm trong khoảng AB, điểm C càng gần B thì càng nhạy và ngược lại.

Cách chỉnh phao câu lửng [hình g]

  • Khi bộ thẻo câu đã gắn mồi câu, tăng giảm chì lá sao cho số nấc phao nhô lên khỏi mặt nước là được. Cách câu này chủ yếu được sử dụng trong trường hợp cá dạn ăn và mật độ cá tương đối dày đặc.

Đặc điểm của cách câu này.

  • Sử dụng phao có độ trở thân nhanh [phao chuyển từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng nhanh], cho nên sử dụng phao có thân ngắn, chân phao ngắn và trọng tâm phao nằm dưới phao có chân làm bằng trúc thì càng tốt.
  • Nên chỉnh phao cao [nhưng không quá phạm vi của đọt phao] để cho điểm chỉnh, điểm câu và điểm trở thân gần lại với nhau. Vì khi phao xuống nước, sau khi trở thân và phao sẽ chìm từ từ đến số nấc phao câu, nếu chỉnh phao thấp thì khi phao chìm đến điểm câu sẽ dài hơn vì vậy ta không biết được tín hiệu khi cá ăn mồi trong khoảng thời gian này.
  • Dây linh không nên quá nhỏ và thường không dài quá 10cm.
  • Khoảng cách 2 lưỡi lớn để tiện cho việc câu cùng lúc 2 con.
  • Lưỡi nhỏ, mồi câu dẻo và nhỏ.

Tiêu chuẩn của cách chỉnh phao đúng

  • Hành trình phao lên xuống mạnh mẽ, giật cần dính cá, là cách chỉnh phao chuẩn xác.
  • Phao lên xuống không có sức, giật cần không dính cá hoặc dính ở hàm dưới con cá, chứng tỏ chì quá nặng, lúc này nên giảm trọng lượng chì để tăng độ nhạy cho bộ thẻo câu.
  • Phao lên xuống nhưng ít khi dính cá, nên tăng trọng lượng chì để giảm bớt độ nhạy của bộ thẻo câu.
  • Phao nhấp nhô dữ dội nhưng không dính cá, nên tăng trọng luợng chì.
  • Hành trình phao nhanh chậm không đồng điều, giật cần không có cá, lúc này nên giảm trọng lượng chì lại.

Tóm lại, chỉnh phao rất quan trọng trong câu Đài, có nhiều cách chỉnh phao khác nhau cho những trường hợp khác nhau và tuyệt đối không áp dụng duy nhất một cách chỉnh phao cho tất cả các hồ câu.

Trên đây là bài giới thiệu về câu đài là gì, cách chọn mồi câu câu kỹ thuật câu và một số cách câu cơ bản và đơn giản, Shop Đồ Câu Lào Cai cũng rất mong nhận được sự chia sẻ thêm về kinh nghiệm và kỹ thuật câu cá từ các anh em cần thủ, những người đam mê câu cá.

Xem thêm: Đồ câu cá

Video liên quan

Chủ Đề