Cách vệ sinh máy quạt hơi nước Kangaroo

Là một trong những thiết bị làm mát phổ biến trong nhiều gia đình, cửa hàng, khách sạn, bệnh viện…từ năm 2017, quạt điều hòa là một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn.

Trong quá trình sử dụng, với cấu tạo đặc thù, cũng như bản chất của mình khiến quạt điều hòa có thể dễ dàng bị bám bẩn, làm giảm hiệu quả làm mát đồng thời có thể là nguyên nhân gây bệnh về hô hấp cho người sử dụng, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già, người cao tuổi.

Để đảm bảo hiệu quả làm mát cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng quạt điều hòa, người dùng cần phải thường xuyên, định kỳ vệ sinh quạt điều hòa. Các vệ sinh quạt điều hòa thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.

cách vệ sinh quạt điều hòa

1. Cách vệ sinh bình chứa nước của quạt điều hòa

Bình chứa nước của quạt điều hòa thường có dung tích khá đa dạng [từ khoảng 8l đến hơn 90l], tùy thuộc vào thiết kế của từng sản phẩm. Dung tích bình chứa nước sẽ quyết định thời gian làm mát tối đa mà không cần thay nước của thiết bị này.

Tuy nhiên, nếu sử dụng quạt điều hòa liên tục trong thời gian dài mà không thay nước có thể gây xuất hiện những mùi khó chịu, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng bởi nguồn nước không còn đảm bảo vệ sinh. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, bình chứa nước bẩn, không được thay rửa thường xuyên là điều kiện lí tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển. Do đó, bạn nên định kì trút hết nước trong bình và vệ sinh bình chứa nước khoảng 3 ngày 1 lần. Bạn phải đảm bảo bình chứa nước luôn sạch sẽ để không trở thành môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

2. Hướng dẫn cách vệ sinh bộ lọc gió của quạt điều hòa

Bên cạnh bình chứa nước, bộ lọc cũng là bộ phận cần được đặc biệt chú ý vệ sinh khi sử dụng quạt điều hòa. Bộ lọc thường được lắp đặt ở đằng sau và bên cạnh của quạt [theo cả chiều dọc và chiều ngang]. Để vệ sinh bộ lọc, bạn cần tháo các tấm lọc ở đằng sau để lau rửa nhẹ nhàng.

3. Cách vệ sinh tấm làm mát [tấm trao đổi nhiệt] của quạt điều hòa

Tấm làm mát [hay còn được gọi là tấm trao đổi nhiệt] là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của quạt điều hòa. Bề mặt của tấm làm mát luôn được bao phủ một màng nước để giúp hạ nhiệt độ nóng khi đi qua đây. Nhằm đảm bảo thiết bị làm mát này hoạt động bình thường, bạn nên rửa sạch tấm làm mát với nước sạch hoặc sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh.

Tấm trao đổi nhiệt của quạt điều hòa cũng cần phải thường xuyên vệ sinh

4. Vệ sinh vỏ ngoài của quạt điều hòa

Sau một thời gian dài sử dụng, thân quạt có thể bị bám bẩn nên bạn cần chú ý vệ sinh. Tuy nhiên, khi vệ sinh thân quạt, bạn cần dùng khăn ẩm để lau sạch, tránh rửa trực tiếp bằng nước bởi bộ phận này có chứa bảng điều khiển và màn hình LED hiển thị.

5. Những lưu ý trong quá trình vệ sinh quạt điều hòa

– Trước khi vệ sinh quạt điều hòa, bạn cần tắt thiết bị và rút nguồn điện – Không sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh – Chú ý khi vệ sinh để không bị rỉ nước vào động cơ gây chập cháy – Sau khi vệ sinh phải lau khô lại các bộ phận trước khi lắp lại và sử dụng.

Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu về các quy trình để có thể vệ sinh quạt điều hòa một cách sạch sẽ nhất và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng quạt điều hòa làm mát trong mùa hè sắp tới.

Quạt điều hòa là thiết bị tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn so với các thiết bị khác, thêm nữa là các tấm làm mát và quạt thổi phải hoạt động liên tục việc bị cặn, bụi bẩn vào máy là điều không thể tránh khỏi. Để không ảnh hưởng tới năng suất hoạt động và tuổi thọ của quạt chúng ta nên làm vệ sinh quạt thường xuyên.

Bao nhiêu lâu nên vệ sinh quạt điều hòa?

Quạt điều hòa hoạt động trong một không gian mở và làm sạch không khí môi trường xung quanh bạn. Cũng vì thế mà chúng tiếp nhận khá nhiều bụi cặn từ không khí. Mặc dù đã có các tấm chắn bụi nhưng bạn nên vệ sinh thường xuyên. Theo các chuyên gia thì thời gian 15 ngày là thời điểm tốt nhất để vệ sinh.

Cùng tùy thuộc vào hoạt động của quạt, nếu cảm thấy quạt không mát. Hay có những tiếng động lạ thì bạn nên tháo ra kiểm tra và vệ sinh. Vì cấu tạo quạt điều hòa đơn giản nên bạn không phải lo lắng về vấn đề tháo lắp.

Những bộ phận cần vệ sinh

Màng chắn bụi: Đây là phần bảo vệ tấm làm mát vì thế nó thực sự quan trọng nếu để bụi bẩn nhiều việc làm mát sẽ bị ảnh hưởng.

Tấm làm mát:  Đây có lẽ là lá phổi của quạt điều hòa, quạt có mát hay không chính là nằm ở đây. Phải vệ sinh thường xuyên cho tấm làm mát này.

Tấm làm mát cực lớn sau lưng quạt

Bình chứa nước: Nước bạn đổ vào đôi khi có cặn và việc này sẽ ảnh hưởng đến việc bơm điện lên tấm làm mát vì thế hãy cố gắng kiểm tra cặn của bình chứa nước mỗi khi thay nước.

Cửa hút gió: Đây là nơi trao đổi trực tiếp gió vào và ra của quạt điều hòa bạn không thể để nó bám bụi sẽ ảnh hưởng tới không khí.

Vệ sinh thế nào là đúng cách

Hãy theo dõi clip sau nha:

Chúc các bạn thành công.

Việc vệ sinh máy làm mát không khí đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi nó góp phần nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm nhờ loại bỏ được các bụi bẩm trong máy. Vệ sinh định kỳ cho máy làm mát không khí là điều thiết yếu để mang đến một luồng gió trong lành, sạch khuẩn, tốt cho sức khỏe.

Làm sạch bụi bẩn bằng vải mềm

Trải qua quá trình sử dụng, máy làm mát không khí thường có rất nhiều bụi bẩn và nó sẽ làm hạn chế khả năng làm mát của thiết bị. Bạn cần sử dụng vải mềm, ẩm để lau sạch bụi bẩn từ vỏ máy, cánh quạt, ngăn chứa nước.

Vệ sinh motor và bơm cho máy làm mát không khí

Motor và bơm là bộ phận rất quan trọng của máy làm mát không khí. Nếu không bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên thì máy có thể phát ra tiếng ồn, tuổi thọ giảm.

Việc vệ sinh bảo trì như sau: Lấy một chiếc khăn ẩm lau sạch các bụi bẩn bám trên động cơ sau đó tra thêm dầu vào là được. Động cơ và máy bơm sẽ chạy êm ái hơn.

Vệ sinh cánh quạt cho máy làm mát không khí Kangaroo

Đặc trưng thiết kế của máy làm mát không khí Kangaroo là cánh quạt được thiết kế nằm ở trong cửa ra gió nên rất khó lau chùi.

Khi vệ sinh cánh quạt nên tiến hành kiểm tra trên vành đai cánh quạt có bị lỏng lẻo gì hay không. Cánh quạt sạch sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm mát không khí hơn.

Vệ sinh ngăn chứa nước

Để vệ sinh ngăn chứa nước bạn nên xả hết nước có trong ngăn chứa bằng cách mở van xả. Cần chú ý đến zoăng cao su có trong van, tránh làm rơi ra theo dòng nước xả vì zoăng này có tác dụng làm kín van xả nước.

Sử dụng khăn bông mềm lau sạch cáu bẩn trong ngăn chứa nước và xả thêm từ 2 đến 3 lần nước sạch để vệ sinh lại. Lắp lại van xả, kiểm tra kỹ zoăng cao su.

Vệ sinh tấm làm mát

Tấm làm mát đóng vai trò khá quan trọng trong máy làm mát không khí. Nó có thiết kế hình tổ ong giúp làm tăng diện tích bề mặt thoáng lên 100 lần. Tuy nhiên bụi bẩn và mùi hôi trong không khí vẫn sẽ bị giữ lại ít nhiều trên bề mặt của nó. Đó chính là lý do vì sao nếu ta không vệ sinh tấm làm mát thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng làm mát của thiết bị.

Để vệ sinh tấm làm mát cho máy làm mát không khí Kangaroo bạn cần tháo rời tấm làm mát ra khỏi máy và rửa sạch chúng bằng nước sạch. Bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm để cọ rửa sau đó để cho thật khô mới lắp trở lại máy.

Việc vệ sinh máy định kỳ sẽ giúp cho máy hoạt động ổn định hơn, mang tới luồng khí mát lành, tuổi thọ máy kéo dài hơn. Hy vọng nội dung bài viết “Hướng dẫn cách vệ sinh máy làm mát không khí Kangaroo tại nhà đúng chuẩn” đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0983.019.273 để được hỗ trợ thêm nhé!

Video liên quan

Chủ Đề