Cách tính lương hưu trong quân đội

Khoa học, kĩ thuật không ngừng vận động. Kinh tế nước nhà phát triển. Nâng chất lượng, cải thiện đời sống người dân lao động. Chế độ hưu trí luôn là vấn đề nóng và luôn là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội. Vậy quy định lương hưu như thế nào? 

Cách tính lương hưu trong quân đội
Để hiểu rõ thêm và có đáp án nhanh nhất liên hệ tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Lương hưu là gì?

Lương hưu chính là khoản tiền hàng tháng mà người lao động khi nghỉ hưu sẽ được nhận để chi trả cho đời sống cá nhân mình khi không còn tham gia quan hệ lao động.

Khoản tiền này, chính là mức đóng hàng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong quá trình làm việc của mình. Mức tiền đóng bảo hiểm này là tự nguyện hoặc bắt buộc. Dựa trên cơ sở tiền thu nhập tháng của người lao động cũng như tính chất ngành nghề.

Vì hằng năm mức sống được nâng lên dẫn mức lương hưu không ngừng cũng biến động không ngừng. Chính vì thế các nhà làm luật luôn góp ý, sửa đổi và bổ sung giúp hoàn thiện.

Xem thêm các quy định về lương hưu – nguồn thu nhập khi về già

Lương hưu quân đội được tính như thế nào?

Đối với ngành quân đội vì do tính chất và mức độ nguy hiểm. Chính vì thế quân đội sẽ là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng quy định

Đối với nam:

Nghỉ hưu trong bắt đầu từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%.

Lưu ý:  

(i)Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%;

(ii) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định.

Đối với nữ:

Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%;

Lưu ý: Như trên.

Đối với trường hợp người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động. Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ giảm 2%.

Mức hưởng và cách tính

Mức hưởng lương hưu hằng tháng:

Lương hưu hằng tháng  =  Lương bình quân  x  Tỷ lệ %

Lưu ý: Từ ngày 01/01/2018 trở đi để đạt được mức tối đa 75% lương hưu. Người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

(i) Đối với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 phải đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm. Tương tự cứ mỗi năm mức năm sẽ tăng thêm 1 năm.

(ii) Đối với lao động nữ là 30 năm.

(iii) Người lao động (nam và nữ) đủ điều kiện nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2% lương hưu. Đối với trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm 1%, từ trên 6 tháng thì không phải giảm trừ.

(iv) Cách tính tháng lẻ: Dưới 6 tháng được tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là 1 năm.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền lĩnh lương hưu

Lương hưu đại tướng, đại tá, bộ đội

Điều kiện để hưởng chế độ hưu trí là nam từ đủ 60 tuổi. Nữ từ đủ 55 tuổi. Và cả hai đều có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm.

Tùy vào điều kiện cũng như môi trường làm việc thì tuổi đời có thể giảm so với quy định.

Cách tính hưởng lương hưu:

(i) Mức hưởng:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội;

(ii)Tỷ lệ hưởng lương hưu: 15 năm đầu = 45%. Cộng thêm mỗi năm kế tiếp là 2% đối với nam. 3% đối với nữ.

Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa là 75%. Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động thì sẽ trừ 1%.

Xem thêm các nội dung pháp lý tại: Luật lao động – tư vấn pháp lý cho Người lao động

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Cách tính lương hưu trong quân đội

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi : Bố tôi sinh năm 1958 nhập ngũ tháng 5 năm 1977 qua trường Đào tạo sỹ quan ra trường 1982 cấp bậc trung úy. Tháng 6 năm 1988 thăng quân hàm thượng úy, tháng 10 năm 1991 về phục viên trong quyết định phục viên ghi : Phục vụ liên tục trong quân đội 14 năm 5 tháng. Tháng 10 năm 1995, bố tôi đã tìm được công việc mới tại một Tổng công ty nhà nước làm việc tại văn phòng, áp dụng theo thang bảng lương nhà nước quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP có hệ số lương hiện tại là 3,89. Bố tôi năm nay năm 58 tuổi muốn nghỉ hưu trước 2 tuổi có được tính lương hưu theo quân hàm đại úy không ? Khi làm sổ bảo hiểm xã hội 2002: Các anh ở cơ quan ở bảo hiểm xã hội nói khi về hưu được tính lương hưu đại úy. Hiện nay, tôi biết có Nghị định 68/2007/NĐ-CP và Nghị định 153/2013/NĐ-CP. Hiện tại 5 chế độ quy định cho quân nhân phục viên xuất ngũ bố tôi không được hưởng, bố tôi muốn hỏi khi về hưu bố tôi sẽ được hưởng lương hưu như thế nào ? Xin chân thành cảm ơn các luật sư.

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Quân nhân chuyển ngành nghỉ hưu trước có được tính lương hưu theo quân hàm đại úy không? Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn sinh năm 1958, nhập ngũ tháng 5/1977. Đến tháng 10/1991 có quyết định phục viên với nội dung phục vụ liên tục 14 năm 5 tháng Sau đó, bố bạn làm trong doanh nghiệp Nhà nước và hưởng lương theo Nghị định 21/2009/NĐ-CP với hệ số lương là 3,98 nhưng không nói về việc hưởng lương có theo quân hàm hay không. Theo Chỉ thị 1715/CT-CS tại mục 2 có quy định như sau: “Trường hợp đã được Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét vận dụng thăng quân hàm cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất quy định của chức danh đang đảm nhiệm, nếu tổ chức không còn nhu cầu sử dụng, khi nghỉ hưu, đủ điều kiện thì được xét hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ. Cấp bậc quân hàm để xác định hạn tuổi cao nhất tương ứng phải căn cứ vào trần quân hàm quy định về chức danh của cấp có thẩm quyền quyết định ban hành mà sĩ quan đang đảm nhiệm (không tính theo cấp bậc quân hàm đã được vận dụng thăng cao hơn một bậc). Trường hợp này, tiền lương làm căn cứ tính hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi là tiền lương bình quân của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi nghỉ hưu.” Như vậy, theo quy định này, bố bạn có được tính lương hưu theo quân hàm nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật.

Khi về hưu sẽ được hưởng lương hưu như thế nào?


Theo Nghị định 153/2013/NĐ-CP có 5 chế độ được hưởng đó là:
  • Chế độ thai sản
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ tử tuất
  • Chế độ ốm đau
Nếu bố bạn là đối tượng đáp ứng đẩy đủ các điều kiện của 5 chế độ sẽ được hưởng theo quy định của pháp luật. Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định về cách tính lương hưu như sau:

“8. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc chuyển ngành đi học hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu quy định tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:


a) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân hoặc của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 6, Khoản 7 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH. Thời gian được tính thâm niên nghề làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu là tổng thời gian làm việc trong các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (có đóng bảo hiểm xã hội); nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian làm việc được tính hưởng nhiều loại thâm niên nghề cùng một lúc thì chỉ được tính hưởng một loại thâm niên nghề.
c) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề, sau đó lại chuyển sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề, hoặc ngược lại thì căn cứ vào ngành nghề mà quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác cuối cùng trước khi nghỉ hưu (ngành nghề có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hoặc ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề) để tính mức lương hưu theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
d) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu”.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.