Cách làm phôi gỗ

Quy trình sơ chế gỗ tự nhiên

Quy trình sơ chế gỗ tự nhiên đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến 70% độ bền, tuổi thọ của các sản phẩm nội thất. Nói cách khác, để có được những món đồ cao cấp, sang trọng với thời gian sử dụng lâu dài, các nhà sản xuất phải chú trọng và đảm bao ngay từ khâu tuyển chọn nguyên vật liệu, sấy khô và tẩm ướp phụ gia bảo quản… Vậy một quy trình sơ chế gỗ đạt chuẩn bao gồm những bước nào và yêu cầu cụ thể ra sao? Mời bạn cùng Cơ Khí Hồng Ký tìm hiểu nhé!

Tầm quan trọng của quy trình sơ chế gỗ tự nhiên

Một quy trình chất lượng phải đảm bảo đầy đủ các khâu theo quy định

Gỗ ở trạng thái tự nhiên chứa một lượng nước lớn nên độ ẩm rất cao. Nguồn nước này sẽ làm ảnh hưởng đến trạng thái và tính chất của gỗ. Bởi vậy việc sơ chế gỗ tự nhiên là bước bắt buộc trước khi chế biến [Gia công] thành các sản phẩm nội thất.

Tại sao cần sơ chế gỗ trước khi chế biến?

Quá trình sơ chế gỗ tự nhiên sẽ giúp ổn định kích thước, hạn chế tối đa các vấn đề về mối mọt, ẩm mốc. Thuận tiện cho việc bảo quản cũng như kéo dài tuổi thọ của gỗ. Giúp quá trình hoàn thiện, gia công đồ nội thất thuận tiện và đảm bảo chất lượng cao hơn. Đặc biệt, việc saya gõ sẽ làm giảm trọng lượng và giúp các đơn vị giảm bớt chi phí vận chuyển.

Sau khi sấy, gỗ có thể được đưa vào chế biến ngay, tuy nhiên lúc này các tính năng của chúng chưa cao. Do đó không thể chống chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, nắng nóng, ẩm mốc hay tác động mạnh của ngoại lực. Bởi vậy sẽ cần tiến hành thêm các công đoạn ngâm tẩm dung dịch bảo quản.

Sau khi hoàn tất quá trình sơ chế theo tiêu chuẩn, gỗ sẽ đạt chất lượng quy định và được chuyển qua khâu chế biến, gia công. Dưới tác động của các máy móc như phay, bào, đánh giáp… gỗ sẽ phát sinh ra bụi. Tuy nhiên, việc sơ chế, tẩm sấy trước đó sẽ làm giảm tối đa lượng bụi từ gỗ, tránh gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, mắt của công nhân. Đồng thời hạn chế bám trên bề mặt, đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn thiện.

Lợi ích của quy trình sơ chế gỗ tự nhiên

Tấm sấy giúp làm giảm lượng nước có trong thân gỗ

Nhìn chung, mục đích và ý nghĩa của quy trình sơ chế gỗ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Rút ngắn thời gian chờ đợi gỗ khô tự nhiên. Theo đó độ ẩm đạt yêu cầu của gỗ khi đem đi chế biến là 12-15%.
  • Công đoạn sấy trong quy trình sơ chế sẽ giúp giảm trọng lượng của gỗ, giúp hạn bớt công sức và chi phí khi vận chuyển.
  • Gỗ sau khi sấy có kích thước ổn định, hạn chế các vấn đề về cong vênh hay khiếm khuyết do tác động của ngoại lực, môi trường.
  • Tăng độ gỗ, thuận tiện cho quá trình tẩm ướp hóa chất bảo quản.
  • Giảm các nguy cơ thường gặp ở gỗ tự như sâu đục, mối mọt, nấm mốc nhờ tạo được lớp chai trên bề mặt các miếng gỗ.
  • Thuận tiện cho việc gia công, tiết kiệm thời gian và sức lực cho công nhân cũng như mang lại hiệu quả, năng suất cao hơn.

Quy trình sơ chế gỗ tự nhiên theo tiêu chuẩn

Sơ chế gỗ tự nhiên là bước bắt buộc nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nội thất sau khi hoàn thiện. Việc bỏ qua hay thiếu sót bất kỳ khâu nào theo tiêu chuẩn cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền cũng như làm tăng nguy cơ mối mọt, cong vênh. Bởi vậy, các xưởng gỗ, công nhân cần chú ý thực hiện đầy đủ quy trình sơ chế thảo 5 bước tiêu chuẩn sau đây:

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu

Xẻ gỗ thành các tấm khác nhau thuận tiện cho việc vận chuyển về nhà máy

Những khúc gỗ sau khi được di chuyển từ rừng về sẽ có đặc điểm, chất lượng và kích thước khác nhau. Do đó, cần tiến hành chọn lọc, kiểm tra và phân loại theo từng tiêu chuẩn nhất định. Tốt nhất, bạn nên phân loại chúng thành các nhóm gỗ đẹp, gỗ tầm trung, gỗ kém chất lượng để phục vụ cho từng mục đích khác nhau. Trong đó, gỗ chất lượng sẽ không bị nứt nẻ hay có dấu hiệu nứt vỡ, nấm mốc. 

Sau khi đã hoàn tất quá trình phân loại, bắt đầu sử dụng các loại máy cưa lọng để xẻ gỗ thành các phôi gỗ theo kích thước tiêu chuẩn. Điều này sẽ thuận tiện, giảm bớt chi phí khi vận chuyển về xưởng, nhà máy chế biến.

Bước 2: Phơi khô và ép gỗ

Tại nhà máy chế biến có đầy đủ máy móc, thiết bị hỗ trợ. Do đó quá trình cưa gỗ thành những tấm ván mỏng tùy theo mục đích sử dụng sẽ thuận tiện và đơn giản hơn.

Các tấm ván mỏng sau khi phơi khô sẽ được đưa vào máy ép để định dạng kích thước chuẩn. Quá trình này có tác dụng nâng cao độ chắc chắn, bền chặt cũng như khả năng chịu lực tốt. Từ đó giúp kéo dài tuổi thọ cho các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên.

Bước 3: Tầm sấy hóa chất

Tẩm sấy hóa chất, chất phụ gia chống mối mọt, cong vênh

Các nhà máy có thể để gỗ khô tự nhiên dưới ánh mặt trời. Tuy nhiên, việc để khô tự nhiên này sẽ mất khá nhiều thời gian chờ đợi, làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. 

Bởi vậy tốt nhất các nhà máy nên đầu tư thêm hệ thống sấy,vừa tiết kiệm thời gian lại đảm bảo chất lượng, dễ dàng điều chỉnh độ ẩm theo tiêu chuẩn từ 12% đến 15%.

Cụ thể, quy trình này sẽ bao gồm các khâu phơi phô, xử lý và tẩm sấy bằng các chất phụ gia với mục đích rút bớt lượng nước tự nhiên còn tồn đọng trong thân gỗ. Nhờ đó giúp hạn chế các nhược điểm như dễ cong vênh, nứt vỡ khi thời tiết thay đổi hay môi trường khắc nghiệt như nắng nóng, gió lớn. Đồng thời giảm nguy cơ nứt vỡ do tác động bởi ngoại lực mạnh.

Bước 4: Chà nhám đánh bóng bề mặt

Để có được những tấm gỗ đẹp, không thể thiếu bước chà nhám gỗ, mài mịn, đánh bóng bề mặt. Công nhân có thể sử dụng và vận hành máy chà nhám gỗ hoặc giấy ráp để tiến hành. Sau đó dùng khăn khô sạch để lau bụi và mùn cưa. Khi thực hiện công đoạn này, công nhân cần lưu ý sử dụng trang bị bảo vệ sức khỏe, tránh bụi bay vào mắt, hít qua đường hô hấp làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bước 5: Phun phủ sơn

Sử dụng loại sơn phủ chất lượng, không màu, không mùi

Khi đã có các tấm gỗ đạt kích thước chuẩn được đánh bóng mài mịn, tiếp tục tiến hành bước cuối cùng là phủ sơn. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình sơ chế gỗ tự nhiên, quyết định đến 70% độ bền của sản phẩm sau này.

Dây chuyền công nghệ sơn phủ phải đạt chuẩn theo quy định với máy móc hiện đại, sơn nhập khẩu châu Âu. Tất cả phải đáp ứng được các đặc tính không mùi, không màu, thân thiện với môi trường và không gây hại cho sức khỏe. 

Nhờ đó giúp giữ được nguyên vẹn màu sắc hài hòa, mùi hương dễ chịu, tôn lên được vẻ đẹp đích thực của gỗ tự nhiên và an toàn cho người dùng. Đồng thời tạo độ bóng, bắt mắt hơn cũng như chống trầy xước, mài mòn và tăng khả năng chống chịu nước hiệu quả.

Quy trình sơ chế gỗ tự nhiên đạt chuẩn, hiện đại sẽ mang lại cốt gỗ có tính ổn định, cứng chắc, không bị mối mọt, cong vênh hay nứt vỡ do tác động của thời tiết, ngoại lực tác động. Đây cũng chính là “bí quyết” mang lại độ bền và tuổi thọ dài lâu cho các sản phẩm nội thất tự nhiên. Để làm được điều này, các phân xưởng, nhà máy chế biến gỗ cần đầu tư dàn máy móc tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu do Cơ Khí Hồng Ký cung cấp. Vừa giúp mang lại chất lượng cao cho từng sản phẩm lại tiết kiệm tối đa công sức, thời gian trong từng công đoạn.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Hồng Ký

Nhà máy: Ấp 4, xã Hữu Thạnh, Huyện Đức Hòa, tình Long An

Văn phòng: 38 Tây Lân, KP7, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TPHCM

Website: hongkywoodworking.com

Page 2

10 lỗi thường gặp ở máy cưa gỗ

10 lỗi thường gặp ở máy cưa gỗ là gì? Nếu bạn là người thường xuyên tiếp xúc với máy cưa gỗ thì chắc chắn sẽ khá băn khoăn về câu hỏi này. Để được giải đáp chính xác nhất, hãy xem tiếp nội dung bên dưới!

Theo tìm hiểu thì máy cưa gỗ chính là một bước tiến đột phá nhất trong công cuộc tự động hóa tất cả quy trình làm việc với mục đích là tạo nên những sản phẩm hoàn hảo chỉ trong thời gian ngắn, đồng thời tiết kiệm được khá nhiều công sức so với cách làm truyền thống.  Và để sử dụng máy cưa gỗ đạt hiệu suất cao nhất, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào những lỗi thường hay gặp nhất khi sử dụng máy.

1.10 lỗi thường gặp ở máy cưa gỗ - Đường cắt lưỡi cưa không thẳng hàng

Nếu sử dụng dòng máy cưa gỗ, cho dù bạn có lựa chọn sử dụng máy cưa chất lượng như thế nào đi chăng nữa [hãng Bosch, Makita, Total... ] thì cũng không tránh khỏi việc gặp vấn đề khi sử dụng. Nhưng một trong những lỗi phổ biến nhất chính là đường cắt trên gỗ không thẳng hàng, hay làm tấm gỗ bị xước. Và kết quả chính là sản phẩm tạo thành có chất lượng không đạt so với yêu cầu.

10 lỗi thường gặp ở máy cưa gỗ - Đường cắt lưỡi cưa không thẳng hàng

Nguyên nhân chính dẫn tới việc này chính là do bạn đã sử dụng loại lưỡi cưa không tương thích với máy đang dùng, hoặc bị hỏng, hay sứt mẻ,..Điều này khiến ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của máy cưa gỗ chứ không chỉ dừng lại ở việc sản phẩm mất đi tính thẩm mỹ đơn thuần nữa.

Cách khắc phục trong trường hợp này chính là thay thế bằng chiếc lưỡi cưa mới phù hợp hơn và phải đáp ứng tiêu chuẩn nguyên vẹn cho mát. Lúc này, máy cưa gỗ sẽ đảm bảo tiến độ công việc như bình thường.

2. Máy cưa gỗ không thể điều chỉnh tốc độ

Máy cưa gỗ khá giống với loại máy cưa cầm tay truyền thống. Bởi khi bạn sử dụng chúng sai cách hay ép buộc chúng làm việc quá công sức sẽ  gây ra hiện tượng xấu về điều chỉnh tốc độ. Kết quả cuối cùng là máy không thể hoạt động được.

2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là:

Trường hợp 1: 

Máy cưa gỗ có bộ phận điều khiển tốc độ bị trục trặc, hỏng hóc. Giải pháp khắc phục tình trạng này là bạn cần tiến hành sửa chữa hoặc mua mới bộ phận có chức năng chỉnh tốc độ khiến máy có thể hoạt động bình thường.

Trường hợp 2: 

Do thời gian sử dụng quá lâu, máy bị kẹt nhiều bụi gỗ trong các khe thông gió. Lúc này biện pháp xử lý chính là tháo chúng ta sau đó vệ sinh sạch sẽ lại khe thông gió. Chỉ mất một chút thời gian là bộ phận điều chỉnh tốc độ của máy có thể hoạt động bình thường.

3. Lưỡi cưa hỏng, kém chất lượng hoặc mẻ

Đây là 1 trong 10 lỗi thường gặp ở máy cưa gỗ. Bởi trong suốt quá trình làm việc, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà lưỡi cưa của máy cưa gỗ bị mẻ, hỏng. Lúc này, chất lượng công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Đường cắt gỗ mất thẩm mỹ, xấu và chất lượng sản phẩm hầu như không đạt yêu cầu. Ngoài ra, máy hoạt động không ổn định, các phụ kiện bên trong máy dễ bị hỏng hóc.

Lúc này, biện pháp khắc phục hiệu quả nhất chính là thay lưỡi cưa mới để có thể tiếp tục công việc như bình thường.

Lưỡi cưa hỏng, kém chất lượng hoặc mẻ

4. Tay xoay lưỡi cưa bị kẹt

Theo Hồng Ký  tìm hiểu, lưỡi cưa hay bị kẹt được nhắc trong trường hợp này chính là lưỡi cưa chính và lưỡi mồi. Nguyên nhân chính là do trong quá trình sử dụng  lưỡi cưa bị dính nhiều bụi từ gỗ và thời gian dùng tay quay lâu nên có thể khô nhớt khiến không thể vận hành trơn tru được như bình thường. Giải pháp khắc phục chính là nên kiểm tra thường xuyên đồng thời tiến hành cơ cấu tay quay, tra dầu nhớt liên tục. Cuối cùng kiểm tra toàn bộ bạc đạn của tay xoay.

5. Máy cưa gỗ cắt không vuông, mẻ ván.

Đây là một trong những vấn đề thường xuyên gặp phải khi sử dụng máy cưa gỗ. Điều này không những gây gián đoạn quá trình làm việc mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân xảy ra 1 trong 10 lỗi thường gặp ở máy cưa gỗ  này chính là do máy hoặc lưỡi cắt. Ngoài ra, cũng có thể là do con người gây nên.

Biện pháp khắc phục: Kiểm tra, vệ sinh máy theo định kỳ thường xuyên, tiến hành siết chặt các ốc, vít. Lưỡi cưa thì cần theo dõi theo chu kỳ để phát hiện, thay thế kịp thời.

6. Cạnh ván cắt xuất hiện tình trạng bị xém cháy.

Nguyên nhân chính khiến xảy ra lỗi này chính là do quá trình cắt có ma sát nhiều phần tấm ván với lưỡi cưa. Do đó khi cắt sẽ khiến cho tấm ván bị cháy xém, muốn khắc phục trường hợp này, tốt nhất nên lựa chọn dùng máy cưa loại tốt, chất lượng cao. Trong quá trình sử dụng cần cho máy dừng hoạt động trong vài phút khi làm việc trong nhiều giờ liên tục.

7. Dùng trực tiếp cầu dao để khởi động máy hoạt động.

Khởi động máy trực tiếp bằng cầu dao chính là một lỗi chủ quan thường hay gặp nhất ở người dùng. Đây là một sai lầm nghiêm trọng cần phải tránh bởi điều này là cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Dùng trực tiếp cầu dao để khởi động máy hoạt động

Giải pháp khắc phục: Tốt nhất nên tắt/mở máy bằng công tắc trên máy, tránh tuyệt đối việc ngắt điện từ nguồn điện dẫn vào máy hoặc trực tiếp từ cầu dao trước lúc máy ngừng quay hẳn.

8. Không kiểm tra hoạt động của máy trước khi sử dụng

Theo nguyên tắc chung khi dùng bất kỳ máy móc làm việc nào thì cũng cần phải kiểm tra hoạt động của máy trước sau đó mới đưa vào sử dụng. Tương tự với máy cưa điện cầm tay, người dùng cũng cần tiến hành kiểm tra tất cả các bộ phận và các phụ kiện đi kèm khác rồi mới bắt đầu sử dụng.

Do là thao tác đơn giản nên rất nhiều người bỏ qua nó. Và đây cũng là 1 trong 10 lỗi thường gặp ở máy cưa gỗ  phổ biến nhất. Hậu quả: Máy trục trặc khi bắt đầu làm việc, quy trình sửa chữa phúc tạp, tốn kém. Đặc biệt, nên kiểm tra thường xuyên để máy cưa gỗ có thể hoạt động tốt nhất.

9. Không bảo dưỡng, sửa chữa máy thường xuyên

Bảo dưỡng là một trong những công việc không thể thiếu và khá quan trọng khi  sử dụng máy cưa gỗ. 

Không bảo dưỡng, sửa chữa máy thường xuyên

Việc làm này sẽ khiến máy vận hành hiệu quả đồng thời giúp tăng tuổi thọ đáng kể.Riêng với dòng máy cưa gỗ Bosch, Makita chính hãng thì thời gian bảo hành từ 6-12 tháng. Với hãng Stanley hay Dewalt, thời gian bảo hành từ 2-3 năm. Nên nếu gặp bất kỳ trục trặc nào trong quá trình sử dụng, hãy nhanh chóng liên hệ ngay tới nhà cung cấp.

10. Không dùng đồ bảo hộ lao động khi làm việc

Thông thường những người mới sử dụng máy hay dùng máy cưa đĩa chưa có nhiều kinh nghiệm thì phần lớn là không sử dụng trang phục bảo hộ lao động khi làm việc. Điều này đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người.

Giải pháp: Cần sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc cùng máy cưa đĩa, tuân thủ đầy đủ tất cả các nguyên tắc  về đảm bảo an toàn khi làm việc. 

>>> Xem thêm máy xẻ gỗ công nghiệp

Trên đây là 10 lỗi thường gặp ở máy cưa gỗ nhất hiện nay mà người dùng cần đặc biệt quan tâm trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nếu có nhu cầu đặt mua máy cưa gỗ chất lượng, giá thành hợp lý có thể liên hệ ngay tới Hồng Ký:

Công Ty Cơ Khí Hồng Ký - Sản xuất và phân phối máy chế biến gỗ

Nhà máy: Ấp 4, xã Hữu Thạnh, Huyện Đức Hòa, tình Long An

Văn phòng: 38 Tây Lân, KP7, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TPHCM

Hotline: 1900636536

Video liên quan

Chủ Đề