Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng là câu nói nổi tiếng của Ái

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn trao đổi với các đại biểu tại hội thảo khoa học “Tinh thần Lý Tự Trọng và con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới” do T.Ư Đoàn tổ chức ngày 16-10-2014 diễn ra ở ba điểm cầu: Hà Nội, Hà Tĩnh và TP Hồ Chí Minh.

Nêu cao chí khí cách mạng

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con cụ Lê Khoan [tức Lê Hữu Đạt] quê ở làng Việt Xuyên, huyện Thạch Hà và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở huyện Can Lộc [Hà Tĩnh]. Do không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến, cụ Khoan đã rời quê hương sang Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động yêu nước. Thuở nhỏ, Lê Hữu Trọng được đi học tại ngôi trường trong Trại Cày do sĩ phu yêu nước Đặng Thúc Hứa tổ chức dạy văn hóa. Anh là người thông minh, tiếp thu kiến thức rất nhanh và đặc biệt say mê văn thơ yêu nước. 

Mùa hè năm 1926, Lê Hữu Trọng là một trong số những thiếu niên được đồng chí Hồ Tùng Mậu lựa chọn sang Quảng Châu [Trung Quốc] đào tạo để chuẩn bị xây dựng tổ chức thanh niên cộng sản ở Việt Nam theo ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc [lúc này Người mang tên là Lý Thụy]. Từ đây, để bảo đảm bí mật, Lê Hữu Trọng được đổi tên là Lý Tự Trọng.

Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng được điều về Sài Gòn, với bí danh là Trọng Con, anh xin làm công nhân nhặt than tại Bến Nhà Rồng. Lúc cơ quan T.Ư Đảng chuyển vào Sài Gòn, anh vừa làm liên lạc giữa cơ sở Đảng trên tàu quốc tế với Xứ uỷ Nam Kỳ, vừa làm nhiệm vụ liên lạc giữa Xứ uỷ Nam Kỳ với các cấp bộ Đảng ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Để chuẩn bị cho việc thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản, T.Ư Đảng giao Lý Tự Trọng nghiên cứu tình hình thanh niên ở Sài Gòn- Chợ Lớn. 


Anh hùng Lý Tự Trọng

Nhân kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tổ chức đợt tuyên truyền tố cáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Ngày 8-2-1931, các chiến sĩ cách mạng tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng, cờ đỏ búa liềm giương cao, một đồng chí đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp. Giữa lúc ấy, tên thanh tra mật thám Pháp Le Grand và bọn cảnh sát đi cùng ập tới. Lý Tự Trọng đã bắn chết tên thanh tra mật thám để cứu đồng chí mình.

Thực dân Pháp đã bắt anh, hết tra tấn lại dụ dỗ, nhưng anh vẫn một lòng trung thành với cách mạng, không lung lay ý chí. Giam cầm, tra tấn ở khám lớn Sài Gòn một thời gian không thu được kết quả, bọn chúng đưa anh ra xét xử. Lý Tự Trọng bị kết án tử hình. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân mở lượng khoan hồng, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thanh niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. 

Tấm lòng kiên trung với Đảng

Theo dõi hành động anh hùng của Lý Tự Trọng, ngày 21-2-1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết thư đề nghị Bộ Phương Đông Quốc tế Cộng sản yêu cầu Đảng Cộng sản Pháp tổ chức biểu tình đòi thả tự do cho Lý Tự Trọng. 

Lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21-11-1931, thực dân Pháp đã dựng  máy chém ở khám lớn Sài Gòn hòng giết anh trong im lặng nhưng những tiếng hô của anh: “Đả đảo thực dân Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm, Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm!” đã tạo làn sóng căm phẫn phản đối tội ác của thực dân Pháp. Lý Tự Trọng đã hiên ngang bước lên máy chém, hát vang bài Quốc tế ca. 

Lúc hy sinh, anh mới 17 tuổi. Ý chí và hành động của anh là minh chứng về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của anh để lại cho lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam những bài học quý giá. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; sự can đảm, gan dạ, anh dũng và ý chí sắt đá của một chiến sĩ cộng sản chân chính, là tấm lòng kiên trung theo Đảng, suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Trải qua các giai đoạn cách mạng, tinh thần Lý Tự Trọng vẫn còn nguyên giá trị, là động lực thôi thúc, cổ vũ thanh niên Việt Nam vững niềm tin theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn

Thy Lan [Tổng hợp]


Nhiều năm liền, tuổi trẻ Đoàn khối cơ quan dân chính đảng xung kích thi đua sáng tạo, tiến quân vào khoa học công nghệ

Kim chỉ nam cho thanh niên

Câu nói ấy đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc và quyết chiến đấu với giặc tới cùng của người chiến sĩ cộng sản trẻ Lý Tự Trọng. Qua câu nói ấy đã cho thấy ý chí, hành động, đức tính và bản lĩnh kiên cường, gan dạ, dũng cảm, bất khuất của anh; một lòng trung thành với lý tưởng cách mạng, có tư chất thông minh, nhận định thời cuộc sắc bén. Câu nói còn là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.

Đã 86 năm trôi qua, câu nói đầy “chất thép” của anh hùng Lý Tự Trọng vẫn vang vọng đâu đây và mãi là “kim chỉ nam” cho ý chí, hành động của thế hệ thanh niên Việt Nam trong mọi thời đại.

Bước sang thế kỷ XXI, đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển với nhiều cơ hội và thách thức để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, vai trò và nhiệm vụ của thanh niên vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu này. Muốn vậy, thanh niên phải xác định được lý tưởng sống và con đường cách mạng chân chính của mình. Đó là xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên trong thời kỳ mới, có lý tưởng sống cao đẹp: “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”; luôn biết suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình; thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Hướng tới lý tưởng sống đẹp

Bác Hồ đã từng lấy hình mẫu anh hùng Lý Tự Trọng để giáo dục thanh niên. Bác nói: “Đồng chí Lý Tự Trọng đã nêu gương chân chính cách mạng cho chúng ta noi theo. Ngày nay được Đảng giáo dục, có Đoàn dìu dắt, thanh niên chúng ta phải xung phong gương mẫu trong đạo đức, trong sinh hoạt, trong học tập, trong chiến đấu phải thực hiện “đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”.

Để thực hiện được nhiệm vụ ấy, thanh niên ngày nay cần phải học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng để trở thành một người chân chính: “Trung thành - Dũng cảm - Khiêm tốn” như Bác Hồ đã dạy. Nghĩa là phải trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp; không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người” và không nên tự cho mình là người tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.

Thanh niên là thế hệ làm chủ tương lai đất nước, muốn xứng đáng vai trò làm chủ thì phải không ngừng học tập. Bác Hồ chỉ rõ: “Nhiệm vụ chính của thanh niên, học sinh là học. Học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh tức là để làm trọn nhiệm vụ người làm chủ nước nhà”. Và Bác cũng căn dặn: “Đối với thanh niên trí thức cần phải đặt câu hỏi: “Học để làm gì? Học để phụng sự ai?”. Điều này đồng nghĩa với việc, thanh niên phải xác định được mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của mình. Lý tưởng của anh hùng Lý Tự Trọng chính là con đường cách mạng nhằm đánh đuổi kẻ thù. Còn những đoàn viên thanh niên chúng ta ngày nay, lý tưởng chính là hướng tới một xã hội: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Lý tưởng của thanh niên không cần phải là một cái gì “đao to búa lớn”, mà hãy bắt đầu bằng những việc làm bình dị nhất, vừa sức nhất, cụ thể nhất. Bởi qua kết quả hành động và việc làm thiết thực mới chứng minh được lòng yêu nước, yêu dân tộc, tinh thần dấn thân, xung kích của thanh niên và khẳng định được vị trí của mình. Có yêu nước, yêu dân tộc và có ý chí vươn lên, thanh niên mới có ý thức gìn giữ, xây dựng, duy trì nền hòa bình, phát triển của đất nước. Do đó, thanh niên ngày nay phải sống có mục đích, lý tưởng cao đẹp như con đường cách mạng mà anh hùng Lý Tự Trọng đã chọn.  

Hồng Phấn

Câu nói ấy đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc và quyết chiến đấu với giặc tới cùng của người chiến sĩ cộng sản trẻ Lý Tự Trọng. Qua câu nói ấy đã cho thấy ý chí, hành động, đức tính và bản lĩnh kiên cường, gan dạ, dũng cảm, bất khuất của anh; một lòng trung thành với lý tưởng cách mạng, có tư chất thông minh, nhận định thời cuộc sắc bén. Câu nói còn là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Đã 86 năm trôi qua, câu nói đầy “chất thép” của anh hùng Lý Tự Trọng vẫn vang vọng đâu đây và mãi là “kim chỉ nam” cho ý chí, hành động của thế hệ thanh niên Việt Nam trong mọi thời đại. Bước sang thế kỷ 21, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển với nhiều cơ hội và thách thức để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, vai trò và nhiệm vụ của thanh niên vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu này. Muốn vậy, thanh niên phải xác định được lý tưởng sống và con đường cách mạng chân chính của mình. Đó là xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên trong thời kỳ mới, có lý tưởng sống cao đẹp: “Tâm trong – Trí sáng – Hoài bão lớn”; luôn biết suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình; thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Bác Hồ đã từng lấy hình mẫu đồng chí Lý Tự Trọng để giáo dục thanh niên. Bác nói: "Đồng chí Lý Tự Trọng đã nêu gương chân chính cách mạng cho chúng ta noi theo. Ngày nay được Đảng giáo dục, có Đoàn dìu dắt, thanh niên chúng ta phải xung phong gương mẫu trong đạo đức, trong sinh hoạt, trong học tập, trong chiến đấu phải thực hiện "đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm". Từ đó, có thể suy rộng ra rằng: Con đường cách mạng của thanh niên ngày nay chính là con đường phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Và câu nói nổi tiếng của đồng chí Lý Tự Trọng lại tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết cho thanh niên ngày nay về tinh thần chiến đấu, xung kích, cống hiến, bảo vệ và dựng xây quê hương, đất nước ngày càng phát triển.


 


Đồng chí Tôn Ngọc Hạnh - TUV, Bí thư Tỉnh Đoàn trao giấy khen cho các đoàn viên tiêu biểu tại lễ
kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng.

 

Để thực hiện được nhiệm vụ ấy, thanh niên ngày nay cần phải học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng để trở thành một người thanh niên chân chính: “Trung thành - dũng cảm - khiêm tốn” như Bác Hồ đã dạy. Nghĩa là phải trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với tổ quốc, với Đảng, với giai cấp; không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người" và không nên tự cho mình là người tài giỏi, không khoe công, không tự phụ. Thanh niên là thế hệ làm chủ tương lai của đất nước, muốn xứng đáng vai trò làm chủ thì phải không ngừng học tập. Vì vậy, Bác rất quan tâm đến việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ của thanh niên. Bác chỉ rõ: “Nhiệm vụ chính của thanh niên, học sinh là học. Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh tức là để làm trọn nhiệm vụ người làm chủ nước nhà". Và Bác cũng căn dặn: "Đối với thanh niên trí thức cần phải đặt câu hỏi: "Học để làm gì? Học để phụng sự ai?". Điều này đồng nghĩa với việc, thanh niên phải xác định được mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của mình. Lý tưởng của anh hùng Lý Tự Trọng chính là con đường cách mạng nhằm đánh đuổi kẻ thù. Còn những đoàn viên thanh niên chúng ta ngày nay, lý tưởng chính là hướng tới một xã hội: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Lý tưởng của thanh niên không cần phải là một cái gì “đao to búa lớn”, mà hãy bắt đầu bằng những việc làm bình dị nhất, vừa sức nhất, cụ thể nhất. Bởi qua kết quả hành động và việc làm thiết thực mới chứng minh được lòng yêu nước, yêu dân tộc, tinh thần dấn thân, xung kích của thanh niên và khẳng định được vị trí của mình. Có yêu nước, yêu dân tộc và có ý chí vươn lên, thanh niên mới có ý thức gìn giữ, xây dựng, duy trì nền hòa bình, phát triển của đất nước. Đất nước phát triển bền vững thì lịch sử dân tộc mới tồn tại, phát triển dày thêm những trang mới. Do đó, thanh niên ngày nay phải sống có mục đích, lý tưởng cao đẹp như con đường cách mạng mà anh hùng Lý Tự Trọng đã chọn.


 

Video liên quan

Chủ Đề