Cách làm giảm đau chấn thủy

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị đau vùng chấn thủy, phía trên rốn. Cứ khi ăn no là em bị đau. Em vừa đi khám và được chẩn đoán là bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Em đã theo liệu trình điều trị tầm 1,5 tháng và kết quả xét nghiệm âm tính. Nhưng hiện tại, em vẫn bị đau âm ỉ sau khi ăn xong. Vậy bác sĩ cho em hỏi vẫn bị đau vùng chấn thủy sau điều trị HP có sao không? Lúc trước, em có bị cấp cứu do đau bụng dữ dội kèm ói, kết luận viêm dạ dày - ruột kích thích. Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Mai (1996)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thị Hiên - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Vẫn bị đau vùng chấn thủy sau điều trị HP có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bác sĩ không biết bạn được chẩn đoán nhiễm HP bằng phương pháp nào, bạn có nội soi dạ dày không, nếu có nội soi thì tình trạng dạ dày tại thời điểm nội soi như thế nào, bạn test lại HP vào thời điểm nào (sau dừng kháng sinh và Bismuth tối thiểu 04 tuần, giảm tiết acid tối thiểu 02 tuần), tần suất đại tiện và tính chất phân của bạn như thế nào,....Bởi vì còn thiếu thông tin nên bác sĩ chưa thể tư vấn chính xác cho bạn được.

Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được tư vấn cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về vẫn bị đau vùng chấn thủy sau điều trị HP, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tức chấn thủy khó thở là một tình trạng không mấy dễ chịu. Cơn đau này có thể xuất hiện bất thình lình và có mức độ từ nhẹ đến nặng nề. Có thể nói, đau đớn tại vùng này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Đây được coi là một trong những dấu hiệu bệnh lý cần chú ý.

Tức chấn thủy gây khó thở cảnh báo căn bệnh gì đang diễn ra trong cơ thể bạn? Bị đau ở chấn thủy nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.

1. Vùng chấn thủy của cơ thể là nằm ở đâu?

Huyệt chấn thủy nằm ở đâu? Vùng chấn thủy là tên gọi dân gian của vùng bụng nằm dưới xương ức và ở trên rốn. Y học hiện đại ngày nay gọi đây là "vùng thượng vị".

Đau vùng chấn thủy, tức chấn thủy khó thở bao gồm nhiều triệu chứng kèm theo đau. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Nó có thể chỉ đơn giản là cơn đau nhưng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều người, bao gồm ở người lớn cả trẻ em.

Cách làm giảm đau chấn thủy

Vùng chấn thủy

2. Tức chấn thủy là bệnh gì?

Đau tức vùng chấn thủy khó thở có thể do rất nhiều nguyên do khác nhau. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp:

Đau chấn thủy, thượng vị do ăn quá nhiều

Đau bụng ở vùng chấn thủy có thể chỉ đơn giản là do bạn đã ăn quá nhiều. Khi lượng thức ăn của bạn lớn hơn bình thường, dạ dày của bạn phải nở ra. Nó nén các cơ quan xung quanh. Ngoài ra, ăn quá nhiều còn có thể gây trào ngược axit dẫn đến đau dạ dày, khó tiêu.

Bị đau chấn thủy khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu bị đau vùng thượng vị chính là hiện tượng tương đối phổ biến. Cơn đau ở khu vực này thường nhẹ. Điều này là do thai nhi ngày càng phát triển và gây áp lực lên thượng vị. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố phần nào cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bà bầu.

Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội, mẹ bầu cần nghĩ đến ngay vấn đề về nguy cơ tiền sản giật. Giai đoạn mang thai thật sự khá nhạy cảm nên thai phụ cần đi khám nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Cách làm giảm đau chấn thủy

Trường hợp thường gặp ở bà bầu

Đau do bị ngộ độc thực phẩm cấp tính

Nếu ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tồn dư chất bảo quản thực phẩm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Đây là một tình trạng cấp tính xảy ra rất nhanh ngay sau khi thức ăn đi vào cơ thể. Đau bụng vùng chấn thủy thường sẽ quằn quại và đôi khi khiến bệnh nhân vã mồ hôi. Đôi khi cơn đau sẽ kèm theo khô miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy .... Nếu bệnh nhân có thể nôn ra được thực phẩm khiến họ ngộ độc được thì cơn đau sẽ giảm hơn.

Do bệnh nhân mắc phải các bệnh dạ dày, gây ra cơn đau

Bệnh lý dạ dày là một nguyên do cực kỳ phổ biến đối với cơn đau tức chấn thủy khó thở. Nó bao gồm: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí là bị thủng dạ dày.

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Nó không chỉ gây đau bụng thượng vị trên mà còn gây ợ chua, khó tiêu, ho dai dẳng...
  • Viêm loét dạ dày: Khi niêm mạc dạ dày của bạn bị tổn thương sẽ xuất hiện các ổ viêm, loét và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó bao gồm đau, nóng rát, buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ra còn có triệu chứng phân đen, người bệnh bị mệt mỏi, sụt cân. Cơn đau sẽ kéo dài âm ỉ trong vùng chấn thủy hoặc đau dữ dội. Cơn đau tức chấn thủy khó thở sẽ nặng hơn khi đói, đau bụng trên về đêm.
  • Thủng dạ dày: Cơn đau trong trường hợp này được mô tả là cơn đau nhói vượt quá sức chịu đựng của người bệnh, vùng bụng cứng. Đây là trường hợp cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Cách làm giảm đau chấn thủy

Các bệnh lý dạ dày gây đau thượng vị

Các bệnh lý liên quan gan và mật

Những cơn đau, tức chấn thủy xuất hiện cũng có thể do khu vực gan - mật bị tổn thương, từ đó có thể gây ra các khối u ngay chấn thủy. Đây là tình trạng không thể coi thường.

  • Áp xe gan và viêm gan cũng có thể gây đau.
  • Sỏi mật, sỏi ống mật chủ, viêm túi mật: Khi sỏi hình thành trong mật, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của túi mật và gây ra những cơn đau dữ dội ở phía trên bên phải của dạ dày. Các triệu chứng kèm theo bao gồm nôn mửa, chướng bụng, sốt cao, vàng da và phân có màu đất sét. Cơn đau có thể dẫn đến nhập viện, đôi khi phải phẫu thuật.
  • Giun chui ống mật: Cơn đau do giun chui ống mật dữ dội đi kèm với việc bị vã mồ hôi.

Các bệnh lý về thực quản gây ra đau tức thượng vị khó thở

Các vấn đề về thực quản cũng có thể gây đau ở vùng chấn thủy. Nó có thể là các tình trạng như bị viêm thực quản hoặc thoát vị gián đoạn trong thực quản.

  • Viêm thực quản: Thường là hậu quả của trào ngược dạ dày.
  • Thoát vị từng cơn: Thường gặp sau tuổi 50. Đây là nguyên nhân khiến người lớn tuổi thường xuyên bị nghẹn, khó nuốt, hơi thở có mùi hôi…

Các bệnh lý liên quan đến tụy

Các vấn đề ở tuyến tụy như viêm tụy, ung thư tuyến tụy… cũng có thể gây đau vùng thượng vị kèm theo triệu chứng nôn hoặc chướng bụng.

Ngoài ra, đau thượng vị có thể gặp trong một số trường hợp như bệnh mạch vành, tiểu đường, suy tim nặng, hậu quả của ho nhiều... Đặc biệt, đau vùng thượng vị ở trẻ em có thể do nhiễm khuẩn gây ra.

Cách làm giảm đau chấn thủy

Các bệnh về tụy

3. Điều trị đau tức chấn thủy khó thở ra sao?

Cũng như bất kỳ căn bệnh nào khác, việc ta điều trị bệnh cần phải dựa trên nguyên nhân. Nếu cơn đau do thức ăn hoặc do việc ăn uống, bạn sẽ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày của mình. Nếu cơn đau xảy ra do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ của bạn có thể đổi thuốc hoặc sử dụng kết hợp với một loại thuốc khác. Nếu cơn đau là do vấn đề bệnh lý mà chúng tôi vừa liệt kê trên đây thì bạn sẽ phải cần được điều trị theo một phác đồ riêng biệt, chuẩn y khoa.

Dĩ nhiên, cần phải áp dụng một số biện pháp để giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh. Chúng bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc và một số biện pháp hỗ trợ khác.

Điều trị dinh dưỡng cho người bệnh

Một số biện pháp đơn giản để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh và tình trạng đau tức chấn thủy có khó cho người bệnh bao gồm:

  • Chia thành nhiều bữa nhỏ cho chế độ ăn.
  • Bổ sung thêm nước trong trường hợp người bệnh bị nôn. Tuy nhiên, nên uống nhiều lần trong ngày. Mỗi lần uống từng ngụm nhỏ. Loại nước phù hợp là nước lọc, nước khoáng. Không uống rượu bia, cà phê, nước chè, nước ngọt có ga. Trong một số trường hợp liên quan đến dạ dày, cần hạn chế uống các loại nước hoa quả có vị chua.
  • Ăn thức ăn lỏng để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.
  • Không ăn thức ăn cay, thức ăn gây đầy hơi, khó tiêu.

Sử dụng thuốc tây để hỗ trợ trị bệnh

Bác sĩ sẽ quyết định loại thuốc và liều lượng thích hợp cho bạn. Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê đơn:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc chẹn H2
  • Thuốc chống nôn
  • Thuốc giảm tiết acid dịch vị: mucosta, rebamipide, sucralfate ....
  • Thuốc giảm đau bụng tiêu chảy: subsalicylate bismuth, loperamide ...

Cách làm giảm đau chấn thủy

Thuốc tây

Áp dụng các mẹo dân gian giúp chữa đau vùng thượng vị, chấn thủy

Nếu tình trạng của bạn ở mức độ nhẹ mà nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống, ợ chua, viêm dạ dày mức độ nhẹ thì bạn có thể thực hiện theo các mẹo sau

  • Uống hỗn hợp nghệ và mật ong: pha 1 thìa bột nghệ và 1 thìa vào nước ấm để uống và giảm đau.
  • Nước vo gạo: Nấu gạo thành cơm rồi chắt lấy phần nước (khoảng 200 ml). Lưu ý lấy nước khi cơm đang sôi để uống vẫn còn ấm
  • Quế trà: Quế thanh đun sôi 1 nước cho khoảng 3 phút trong sôi và uống nước trong khi vẫn đang ấm.
  • Trà bạc hà: Đun sôi 1 số lá bạc hà tươi, sạch và để trong 5 phút. Pha chung cùng với 1 thìa mật ong để uống cho tăng cường hương vị.
  • Tỏi: Ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày trong bữa ăn rất tốt cho vùng này của cơ thể.

4. Khi nào cần đến thăm khám bác sĩ?

Tình trạng đau tức chấn thủy khó thở này có thể có nhiều nguyên nhân mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp mới đưa được ra chẩn đoán chính xác. Vì vậy, bạn phải ngay lập tức tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Đau dai dẳng vùng chấn thủy không thuyên giảm ngay cả khi chữa trị bằng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà
  • Đau dữ dội và đi ngoài ra máu, phân có màu đen.
  • Tức ngực đau đớn, khó thở.
  • Sốt kèm theo chảy máu âm đạo là tình trạng phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn đang mang thai.

Cách làm giảm đau chấn thủy

Cần phải thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu trở nặng

Đau tức chấn thủy khó thở là dấu hiệu không thể coi nhẹ. Thông qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã có thể nhận diện được tình trạng của bản thân, từ đó có các biện pháp xử lý, can thiệp và chăm sóc phù hợp. Hãy cập nhật vào trang chủ elipsport.vn để tham khảo thêm các bài viết sức khỏe bổ ích khác hàng ngày bạn nhé!

Hiểu biết về các kiến thức sức khỏe là điều cần thiết trong cuộc sống, đừng để sức khỏe của bạn và người thân bị ảnh hưởng chỉ vì chăm sóc sai cách do thiếu kiến thức. Bạn có biết, tập luyện thể dục thể thao là cách nâng cao sức khỏe an toàn và lành mạnh nhất? Hãy bắt đầu cải thiện sức khỏe của bạn và gia đình từ hôm nay với các thiết bị tập luyện tại nhà như may chay bo Elipsport, xe đạp tập hoặc thư giãn hằng ngày với ghế massage. Những sản phẩm này sẽ thay bạn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và thể lực của cả gia đình. 

Cách làm giảm đau chấn thủy

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Đây là một cách gọi dân gian để chỉ vùng bụng nằm dưới mỏm xương ức và trên rốn. Y học hiện đại gọi đây là vùng thượng vị.

Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng kể cả đau vùng chấn thủy ở người lớn và đau vùng chấn thủy ở trẻ em.

Mẹ bầu đau vùng chấn thủy là hiện tượng tương đối phổ biến. Cơn đau ở vùng chấn thủy này thường nhẹ. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi tạo sức ép lên vùng thượng vị. Những thay đổi trong nội tiết tố cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bà bầu.

Như mọi loại bệnh lý khác, việc điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu cơn đau xảy ra do ăn uống, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình. Đối với trường hợp đau do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể đổi loại thuốc hoặc dùng kết hợp với loại thuốc khác. Cơn đau nếu xuất phát từ bệnh lý thì bạn cần phải được điều trị theo phác đồ riêng.

Nếu bị nôn hãy bổ sung thêm nước. Tuy nhiên nên uống làm nhiều lần trong ngày. Mỗi lần uống từng ngụm nhỏ. Loại nước thích hợp là nước lọc, nước khoáng. Không được uống rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt có ga. Trong một số trường hợp có liên quan tới dạ dày cần hạn chế uống nước ép trái cây chua.