Bệnh ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024

Người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có suy nghĩ ám ảnh và thực hiện các hành vi cưỡng chế để giảm căng thẳng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175.

Định nghĩa

- OCD (Obsessive Compulsive Disorder) là một tình trạng sức khỏe tâm thần khiến người bệnh có những suy nghĩ, ám ảnh, sợ hãi phi lý.

- Người bị OCD thường xuyên gặp phải các suy nghĩ mang tính ám ảnh, hành vi cưỡng chế.

- Nỗi ám ảnh này là những suy nghĩ, hình ảnh hoặc thôi thúc liên quan đến một vấn đề cụ thể liên tục xuất hiện trong tâm trí, gây cảm giác lo lắng, ghê tởm, sợ hãi hoặc khó chịu. Song, không thể kiểm soát.

- Cưỡng chế là hành vi, hành động lặp đi lặp lại nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu đó dù biết rằng chúng không thực sự cần thiết hoặc có ý nghĩa.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) vẫn đang là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và chưa có câu trả lời cuối cùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý đã đưa ra một số yếu tố có thể thúc đẩy các triệu chứng của bệnh OCD:

- Yếu tố di truyền:

Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh thì con cái sinh ra có nguy cơ phát triển OCD cao hơn.

- Yếu tố hóa học não bộ:

+ Sự thay đổi trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine có thể liên quan đến OCD.

+ Tình trạng thiếu hụt serotonin có thể ảnh hưởng đến quá trình truyền tải thông tin trong não, góp phần tạo điều kiện xuất hiện triệu chứng ám ảnh và cưỡng chế.

- Yếu tố tâm lý:

+ Một số sự kiện tâm lý có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm trạng, tạo điều kiện cho sự phát triển của OCD.

+ Những trải nghiệm tiêu cực như bị bắt nạt, lạm dụng, mất mát lớn hoặc áp lực cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

- Yếu tố tâm trạng và tâm sinh lý:

Một số người có dấu hiệu rối loạn tâm trạng như lo âu, trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác có thể có nguy cơ mắc OCD cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng chủ yếu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là xuất hiện các ám ảnh và hành vi cưỡng chế không phải do sử dụng chất kích thích hoặc bệnh lý khác.

- Các ám ảnh thường gặp:

+ Có các suy nghĩ không mong muốn.

+ Xuất hiện nỗi sợ bản thân sẽ làm điều gì đó đáng xấu hổ hoặc làm hại người khác.

+ Luôn muốn mọi thứ theo đúng một trật tự riêng.

+ Ghê sợ quá mức các chất thải cơ thể, chất bẩn hoặc vi khuẩn.

+ Lo lắng về các chất gây ô nhiễm và việc bị nhiễm bệnh đến mức phi lý.

- Các hành vi cưỡng chế:

+ Thức dậy vài lần vào ban đêm để chắc chắn rằng các thiết bị đã được tắt, cửa đã khóa và cửa sổ đã đóng.

+ Sắp xếp đồ đạc theo một thứ tự hoặc một hướng nhất định thì mới hết cảm giác lo âu, khó chịu.

+ Luôn rửa tay liên tục, quá mức, nhiều lần.

+ Tự động đếm số bậc cầu thang, số ô cửa sổ...

+ Cầu nguyện hoặc lặp lại các từ, các con số trong yên lặng nhiều lần.

+ Phải chạm vào một vật đúng một số lần.

+ Đi qua đi lại cửa vài lần trước khi ra ngoài.

Chẩn đoán

Chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là một quá trình cần được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần:

- Đánh giá tâm lý.

- Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán.

- Khám sức khỏe thể chất.

- Loại trừ các rối loạn khác để đảm bảo tính chính xác.

Ảnh hưởng

- Chiếm phần lớn thời gian trong ngày.

- Gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

- Làm suy giảm hiệu suất làm việc, học tập và giao tiếp xã hội.

Kiểm soát, điều trị

- Thuốc:

Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc tâm thần để giúp kiểm soát sự ám ảnh và các hành vi cưỡng chế.

- Liệu pháp nhận thức hành vi:

+ Giúp tìm ra thói quen trong tiềm thức gây bệnh.

+ Sau đó, liệu pháp này hướng dẫn và tập cho người bệnh cách để suy nghĩ và hành động theo một hướng khác trong tình huống tương tự.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự ám ảnh tột cùng, lặp đi lặp lại và gây ra cảm giác đau khổ, ghê tởm cho người mắc phải. Người bệnh cũng bị cưỡng chế, thôi thúc thực hiện một số hành vi nhất định để thoát khỏi cảm giác ám ảnh và khó chịu trong suy nghĩ,

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Dấu hiệu của OCD

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế gồm hai khái niệm là ám ảnh và cưỡng chế, và chúng có thể liên quan đến nhau. Sự ám ảnh là những suy nghĩ, hình ảnh, hoặc sự vật liên tục lặp đi lặp lại trong đầu, không biến mất và nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Những ám ảnh này gây nên cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đau khổ và cản trở hoạt động thường ngày.

Bệnh ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và cả việc duy trì các mối quan hệ.

Một số nỗi ám ảnh phổ biến của người OCD bao gồm: sợ vi khuẩn, sợ sự ô nhiễm, ám ảnh về việc ăn cắp vặt, ám ảnh về tình dục, ám ảnh về sự hoàn hảo, sạch sẽ quá mức, lo sợ bản thân phạm sai lầm, ám ảnh về sự an toàn của bản thân,... Sự ám ảnh này có thể đi kèm với tình trạng hoang tưởng, stress, rối loạn lo âu,..

Cưỡng chế là thôi thúc mãnh liệt, cảm giác thúc ép và bắt buộc con người thực hiện hành vi nhất định để giải tỏa sự khó chịu, hoặc những ám ảnh đeo bám. Hành vi cưỡng chế thường liên quan đến ám ảnh mà người đó mắc phải. Ví dụ, người ám ảnh về sự sạch sẽ có hành vi cưỡng chế là rửa tay thường xuyên.

Một số hành vi cưỡng chế thường gặp bao gồm: rửa tay thường xuyên, sắp xếp mọi vật gọn gàng theo một trật tự nhất định, không chạm vào những vật ở nơi công cộng vì lo sợ vi khuẩn, liên tục kiểm tra đồ đạc nhằm xác định chúng ở đúng vị trí hoặc đã được khóa chặt, luôn thực hiện một hành động vào một khung giờ nhất định.

Rất nhiều người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhận thức được ám ảnh và hành vi cưỡng chế của họ là vô lý, nhưng họ không thể thoát khỏi những ám ảnh đeo bám. Ví dụ, họ nhớ rằng bản thân đã đóng chặt cửa, nhưng sự ám ảnh và cưỡng chế buộc họ phải kiểm tra cửa nhiều lần để hạn chế cảm giác lo âu và hoảng sợ.

Sự lo âu hoặc cưỡng chế thực hiện một hành động có thể xuất hiện ở bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào đó trong đời. Hành động này có thể liên quan đến thói quen, tình trạng sức khỏe, hoặc nghi lễ tôn giáo. Đây được xem là một trạng thái bình thường, với điều kiện chúng không mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng, hay làm rối loạn cuộc sống của chúng ta.

Những trường hợp này không được xếp vào OCD, đồng nghĩa với việc không phải bất cứ ai thích sạch sẽ, thích chà rửa nhà cửa, hay thích sắp xếp đồ vật một cách gọn gàng, ngăn nắp đều bị OCD. Sự ám ảnh và cưỡng chế của OCD phải ở mức cực đoan, gây đau khổ, ám ảnh tột cùng cho người bệnh, ngăn cản họ thực hiện những công việc thường ngày.

Nguyên nhân của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nguyên nhân chính xác hình thành hội chứng OCD vẫn chưa được chứng thực. Một số trường hợp OCD khởi phát đột ngột, không có lý do cụ thể. Một số trường hợp lại xuất hiện sau sang chấn tâm lý, hoặc sự cố ngoài ý muốn. Theo các nhà khoa học, có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hầu hết những trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm:

Bệnh ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra OCD, bao gồm cả yếu tố sinh học và môi trường

  • Rối loạn não bộ: Sự bất thường trong việc giao tiếp và xử lý thông tin giữa các bộ phận của não có thể là yếu tố kích phát OCD. Các bộ phận này liên hệ với nhau thông qua các chất dẫn truyền thần kinh, ví dụ như serotonin. Nếu các chất dẫn truyền thần kinh trong não không ở mức phù hợp, quá trình xử lý thông tin sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra những ám ảnh và hành vi cưỡng chế khó kiểm soát của người bệnh. Kết quả chụp não của những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng cho thấy nồng độ chất dẫn truyền thần kinh thấp hơn bình thường.
  • Tính chất di truyền: Nghiên cứu về gia đình của những người mắc OCD cho thấy, OCD dường như có tính chất di truyền và chịu ảnh hưởng của gen. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp có những yếu tố khác ảnh hưởng, hoặc kích phát hoạt động của gen và gây tình trạng OCD. Những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế liên quan đến di truyền thường có biểu hiện từ rất sớm trong thời thơ ấu (45-65%) so với lứa tuổi trưởng thành.
  • Sang chấn tâm lý: Nhiều ví dụ thực tế cho thấy, OCD có thể được kích phát sau những sang chấn tâm lý, hoặc chịu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường. Nhiều trường hợp bệnh nhân chứng kiến, hoặc trải qua những sự kiện kinh hoàng như cưỡng bức, lạm dụng tình dục, bắt cóc, nhốt trong phòng kín, hành hạ thể xác, tra tấn tinh thần, tai nạn giao thông, mất người thân,... sẽ hình thành một số ám ảnh và hành vi cưỡng chế liên quan đến tổn thương tâm lý phải chịu.

Những ám ảnh và hành vi cưỡng chế gây rất nhiều phiền toái, và sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không có biện pháp cải thiện. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế phổ biến hơn chúng ta vẫn nghĩ, vì theo thống kê thì có hơn 2% dân số mắc phải tình trạng này với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Con số này cao hơn so với những hội chứng rối loạn tâm thần như rối loạn lưỡng cực hay rối loạn lo âu. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, giới tính, dân tộc với tỉ lệ như nhau, và thường phát triển kèm với một số hội chứng khác như rối loạn lo âu hay trầm cảm.

Tác hại của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Những triệu chứng ám ảnh và cưỡng chế được ghi nhận rõ nhất bắt đầu từ giai đoạn dậy thì, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp phát hiện sớm từ khi bệnh nhân còn nhỏ tuổi (trước tuổi đi học). OCD ở trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn so với người lớn, vì trẻ chưa đủ phát triển và nhận thức để xử lý vấn đề.

Bệnh ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, và có thể kéo dài đến suốt đời nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người bệnh bị dằn vặt, ám ảnh, lo lắng thái quá về một vấn đề nào đó, và cưỡng chế lặp đi lặp lại một hành động để thoát khỏi những ám ảnh. Ban đầu, những triệu chứng này sẽ xuất hiện với tần suất thấp, nhưng theo thời gian, tình hình sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Suy nghĩ muốn đấu tranh và thoát khỏi rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người bệnh đau khổ, dằn vặt, cảm thấy mệt mỏi, và dễ dẫn đến trầm cảm. Những triệu chứng bệnh xuất hiện mọi nơi mọi lúc, cản trở sinh hoạt hàng ngày, học hành, công việc, và ảnh hưởng cả những mối quan hệ xã hội của người bệnh.

Các triệu chứng có thể giảm bớt hoặc trầm trọng hơn theo thời gian. Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất khó đi đến những nơi công cộng hay nơi xa lạ vì gặp nhiều bất tiện. Họ sẽ tránh tối đa những tình huống có thể kích phát tình trạng ám ảnh cưỡng chế, hoặc tìm đến chất kích thích và bia rượu để quên đi đau khổ.

Cách vượt qua ảnh hưởng xấu của OCD

Quá trình vượt qua rối loạn ám ảnh cưỡng chế không hề là một quá trình đơn giản, mà cần sự phối hợp giữa bác sĩ và người bệnh để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Dựa trên tình trạng bệnh và biểu hiện của người bệnh, chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tư vấn tâm lý và điều trị bằng thuốc là hai phương pháp chính thường được sử dụng. Tư vấn tâm lý thích hợp với người mới phát bệnh, triệu chứng bệnh nhẹ và không quá ảnh hưởng đến hành vi và tinh thần. Với những trường hợp nghiêm trọng, sử dụng thuốc chống trầm cảm để khống chế các triệu chứng ám ảnh và hành vi cưỡng chế sẽ được xem xét áp dụng.

Tư vấn tâm lý là hình thức điều trị về tinh thần, giúp người bệnh thoát khỏi ám ảnh và sợ hãi thông qua những cuộc trò chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ tâm lý. Để liệu pháp này đạt hiệu quả tốt nhất, chuyên gia tâm lý cần có tay nghề cao, và bệnh nhân cũng cần tin tưởng để phối hợp tốt trong quá trình điều trị.

Hiện nay, Trung tâm Tư vấn Tâm lý NHC Việt Nam là một trong những địa chỉ đáng tin cậy sở hữu đội ngũ bác sĩ ưu tú, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Tại đây, chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến và các cộng sự đã giúp nhiều khách hàng vượt qua ám ảnh, thoát khỏi những hành vi cưỡng chế, và có thể quay lại cuộc sống bình thường sau thời gian kiên trì điều trị.

Bệnh ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024

Các chuyên viên tư vấn tâm lý của NHC Việt Nam luôn phục vụ khách hàng với thái độ niềm nở và chuyên nghiệp nhất

Liệu pháp điều trị của NHC hướng đến việc không sử dụng thuốc, nhằm giảm thiểu đến mức tối đa những tổn thương có thể gây ra cho người bệnh. Hiệu quả điều trị rất khả quan, và được kiểm chứng qua rất nhiều khách hàng, cùng với danh tiếng tốt của trung tâm trong nghề. Vì thế khách hàng hoàn toàn có thể an tâm.

Bên cạnh liệu pháp tư vấn tâm lý, sử dụng thuốc cũng là một cách giúp hạn chế những hành vi cưỡng chế, giúp bệnh nhân thoát khỏi ám ảnh và bình tĩnh hơn trong quá trình điều trị. Tư vấn tâm lý kết hợp với dùng thuốc thường mang đến hiệu quả nhanh chóng hơn với những trường hợp nghiêm trọng.

Người bệnh muốn thoát khỏi ảnh hưởng của OCD cũng cần có dũng khí đối diện với những ám ảnh trong quá khứ, từ đó thay đổi hành vi và suy nghĩ theo hướng tích cực. Hãy tạo cho bản thân một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, hay có những hành động dại dột ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân cùng những người xung quanh.