Bài tập về tính nhiệt lượng lớp 8

Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vậy muốn xác định được nhiệt lượng người ta phải làm như thế nào? Công thức cách tính nhiệt lượng thu vào của một vật để nó nóng lên viết ra sao? 

Giải bài tập Vật lý 8 bài 24 Công thức tính nhiệt lượng thuộc phần: Chương 2: Nhiệt học

I. Công thức tính nhiệt lượng

- Nhiệt lượng thu vào được tính theo công thức:

Q = m.c.Δt

- Trong đó:

Q: nhiệt lượng vật cần thu vào (J)

m: khối lượng của vật (kg)

c: nhiệt rung riêng đại lượng đặc trưng cho chất làm vật ((J/kg.K)

Δt = t2 - t1: Độ tăng nhiệt độ (0C)

- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thu vào để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C.

II. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?

• Phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Khối lượng của vật

- Độ tăng nhiệt của vật

- Chất cấu tạo nên vật

1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với khối lượng của vật

- Nhiệt lượng thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào khối lượng. Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào của vật càng lớn

2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với nhiệt độ

- Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật

- Nhiệt lượng thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.

III. Bài tập vận dụng công thức tính nhiệt lượng

* Câu C1 trang 84 SGK Vật Lý 8: Để kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật, người ta có thể làm thí nghiệm vẽ ở hình 24.1. Dùng đèn cồn lần lượt đun 2 khối lượng nước khác nhau, 50 và 100 g, đựng trong 2 cốc thủy tinh giống nhau, để nước ở trong các cốc đều nóng lên thêm 20oC. Tiến hành thí nghiệm và kết quả thu được ghi ở bảng 24.1:

Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở 2 cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đổi? Tại sao phải làm như thế? Hãy tìm số thích hợp cho các chỗ trống ở hai cột cuối bảng. Biết nhiệt lượng của ngọn lửa còn truyền cho nước tỷ lệ với thời gian đun.

° Lời giải Câu C1 trang 84 SGK Vật Lý 8:

- Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật (nước) được giữ giống nhau ở hai cốc.

- Khối lượng thay đổi.

- Làm như vậy mới tìm hiểu được mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.

- Ta có: m1 = ½.m2 và Q1 = ½.Q2.

* Câu C2 trang 84 SGK Vật Lý 8: Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật?

° Lời giải Câu C2 trang 84 SGK Vật Lý 8:

- Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng cần cung cấp càng lớn.

* Câu C3 trang 84 SGK Vật Lý 8: Trong thí nghiệm này cần phải giữ không đổi những yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?

° Lời giải Câu C3 trang 84 SGK Vật Lý 8:

- Cần phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy, hai cốc phải đựng cùng một lượng nước giống nhau.

* Câu C4 trang 84 SGK Vật Lý 8: Trong thí nghiệm (câu C1), để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ cần phải thay đổi yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?

Trong thí nghiệm như hình 24.2, thí nghiệm làm với 2 cốc, mỗi cốc đựng 50 g nước, được lần lượt đun nóng bằng đèn cồn trong 5 phút, 10 phút.

Kết quả ghi ở bảng 24.2

Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở 2 cột cuối của bảng.

° Lời giải Câu C4 trang 84 SGK Vật Lý 8:

- Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.

- Kết quả ghi ở bảng 24.2: Ta có: Δt1o = ½.Δt2o và Q1 = ½.Q2

* Câu C5 trang 85 SGK Vật Lý 8: Từ thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ?

° Lời giải Câu C5 trang 85 SGK Vật Lý 8:

- Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên càng lớn thì độ tăng nhiệt độ của vật cũng càng lớn.

* Câu C6 trang 85 SGK Vật Lý 8: Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật người ta làm thí nghiệm sau đây: Dùng đèn cồn nung nóng 50 gam bột băng phiến và 50 gam nước cùng nóng lên thêm 20oC (H.24.3). Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng 24.3.

Điền dấu thích hợp ("=", ">", "<", "/") vào ô trống của cột cuối bảng:

Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không đổi?

° Lời giải Câu C6 trang 85 SGK Vật Lý 8:

- Ta có: Q1 > Q2

- Trong thí nghiệm này, khối lượng và độ tăng nhiệt độ không đổi. Chất làm vật thay đổi.

* Câu C7 trang 85 SGK Vật Lý 8: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc chất làm vật không?

° Lời giải Câu C7 trang 85 SGK Vật Lý 8:

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật.

* Câu C8 trang 86 SGK Vật Lý 8: Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của đại lượng nào và đo độ lớn của những đại lượng nào, bằng những dụng cụ nào?

° Lời giải Câu C8 trang 86 SGK Vật Lý 8:

- Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của nhiệt dung riêng của chất làm vật và đo độ lớn của khối lượng bằng cân, độ tăng nhiệt độ bằng nhiệt kế.

* Câu C9 trang 86 SGK Vật Lý 8: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC.

° Lời giải Câu C9 trang 86 SGK Vật Lý 8:

- Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC là:

Q = m.c.(t2 – t1) = 5.380.(50 - 20) = 57000J = 57(kJ).

* Câu C10 trang 86 SGK Vật Lý 8: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

° Lời giải Câu C10 trang 86 SGK Vật Lý 8:

- Có 2 lít nước nên khối lượng m1 = 2 kg.

- Khi nước sôi thì nhiệt độ của ấm và của nước đều bằng 100oC.

- Nhiệt lượng nước cần thu vào để nước nóng lên 100oC là:

Q1 = m1.c1.Δt = 2.4200.(100 - 25) = 630000J = 630(kJ)

- Nhiệt lượng ấm cần thu vào để ấm nóng lên 100oC là:

Q2 = m2.C2.Δt = 0,5.880.(100 - 25) = 33000J = 33(kJ)

- Nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp là:

Q = Q1 + Q2 = 630000 + 33000 = 663000J = 663(kJ).

Giải bài tập Vật lý 8 bài 24 Công thức tính nhiệt lượng được biên soạn theo sách mới nhất và Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi tư vấn. Soanbaitap.com tổng hợp và chọn lọc gửi đến các bạn học sinh các bài giải lý 8 hay nhất giúp bạn học tốt môn vật lý lớp 8. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập cùng.

Chương VIII: Bài tập nhiệt lượng, cân bằng nhiệt, nội năng

Chương VIII: Bài tập nguyên lí I nhiệt động lực học

Bài tập nhiệt lượng, truyền nhiệt, cân bằng nhiệt, nội năng. Vật lý lớp 10 chương nhiệt động lực học

I/ Tóm tắt lý thuyết

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra, thu vào

Q = mc(t2 – t1) = C. (t2 – t1)​

  • m: khối lượng (kg)
  • c: nhiệt dung riêng (J/kg.K)
  • C: nhiệt dung (J/K)
  • Δt = t2 – t1: biến thiên nhiệt độ
  • Δt > 0: vật tỏa nhiệt
  • Δt < 0: vật thu nhiệt

+ Phương trình cân bằng nhiệt:

Q1 + Q2 + Q3 = 0 hoặc
Qtỏa ra = |Q|thu vào​

Đổi đơn vị: 1cal = 4,186J hay 1J = 0,24cal

Chương VIII: Bài tập nhiệt lượng, cân bằng nhiệt, nội năng

II/ Bài tập nhiệt lượng, truyền nhiệt, cân bằng nhiệt, nội năng. Vật lý lớp 10 chương nhiệt động lực học
Bài tập 1. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun 5 kg nước từ 15 0C đến 100 0C trong một cái thùng bằng sắt có khối lượng 1,5 kg. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K; của sắt là 460 J/kg.K.

Q = (m1c1 + m2c2)(t2 – t1) = 1843650 J.

Bài tập 2. Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 4 kg nước ở nhiệt độ 20 0C. Người ta thả vào bình một miếng sắt có khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 500 0C. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/kg.K; của nước là 4,18.103 J/kg.K; của sắt là 0,46.103J/kg.K.

phương trình cân bằng nhiệt
(mbcb + mncn)(t – t1) = mscs(t2 – t) => t = 22,6 0C.

Bài tập 3. Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128 g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,4 0C. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g đã nung nóng tới 100 0C vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,5 0C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/kg.K; của đồng thau là 0,128.103 J/kg.K.

phương trình cân bằng nhiệt
(mđcđ + mncn)(t – t1) = mklckl(t2 – t) => ckl = 777 J/kg.K.

Bài tập 4. Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50 g ở nhiệt độ 136 0C vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 50 J/K chứa 100 g nước ở 14 0C. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên. Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế là 18 0C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K; của kẻm là 337 J/kg.K; của chì là 126 J/kg.K.

Phương trình cân bằng nhiệt: (Cnlk + mncn)(t – t1) = [mkck + (mhk – mk)cch](t2 – t) => mk = 0,045 kg = 45g;

=> mch = mhk – mk = 5g.

Bài tập 5. Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào lò một miếng sắt có khối lượng 22,3 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào một nhiệt lượng kế có khối lượng 200 g có chứa 450 g nước ở nhiệt độ 15 0C thì nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lên đến 22,5 0C. Xác định nhiệt độ của lò. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/kg.K; của chất làm nhiệt lượng kế là 418 J/kg.K; của nước là 4,18.103 J/kg.K.

Phương trình cân bằng nhiệt:
(mnlkcnlk + mncn)(t – t1) = mscs(t2 – t) => t2 = 1405 0K.

Bài tập 6. 100g chì được truyền nhiệt lượng 260J thì tăng nhiệt độ từ 15oC lên 35oC. Tìm nhiệt dung và nhiệt dung riêng của chì

Q = mc(t2-t1) = C.(t2 – t1) => C = 13J/K; c = 130J/kg.K

Bài tập 7. Nhiệt lượng kế bằng đồng c1 = 0,09cal/g.độ chứa nước c2 = 1cal/g.độ ở 25oC. Khối lượng tổng cộng của nhiệt lượng kế là 475g. Bỏ vào nhiệt lượng kế một vật bằng đồng thau (c3 = 0,08cal) có khối lượng 400g ở 90oC. Nhiệt độ sau cùng của hệ khi cân bằng nhiệt là 30oC. Tính khối lượng của nhiệt lượng kế và của nước.

Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 + Q2 + Q3 = 0 => m1c1(t – t1) + m2c2(t – t2) + c3m3(t – t3) = 0 => 0,45m1 + 5m2 – 1920 = 0 (1) m1 + m2 = 475 (2)

từ (1) và (2) => m1 = 100g; m2 = 375g

Bài tập 8. Trộn ba chât lỏng không tác dụng hóa học lẫn nhau. Biết khối lượng lần lượt là m1 = 1kg. m2 = 10kg; m3 = 5kg, nhiệt độ và nhiệt dung riêng lần lượt là t1 = 6oC; c1 = 2kJ/kg.độ, t2 = -40oC; c2 = 4kJ/kg.độ, t3 = 60oC; c3 = 2kJ/kg.độ. Tìm a/ Nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp

b/ nhiệt lượng cần để làm nóng hỗn hợp đến 6oC

Phương trình cân bằng nhiệt Q1 + Q2 + Q3 = 0 c1m1(t-t1) + c2m2(t – t2) + c3m3(t – t3) = 0 => t = – 19oC b/ nhiệt lượng để làm nóng hỗn hợp lên đến t’ = 6o

Q = (c1m1 + c2m2 + c3m3)(t-t’) = 1300kJ

Bài tập 9. Có hai bình cách nhiệt. Bình I chứa 5 lít nước ở 60oC, bình II chứa 1 lít nước ở 20oC. Đầu tiên rót một phần nước ở bình I sang bình II. Sau khi bình II cân bằng nhiệt người ta lại rót từ bình II sang bình I một lượng nước bằng với lần rót trước. Nhiệt độ sau cùng của nước trong bình I là 59oC. Tính lượng nước đã rót từ bình này sang bình kia.

Gọi m1; V1; t1 là khối lượng, thể tích và nhiệt độ ban đầu của nước trong bình I m2; V2; t2 là khối lượng, thể tích và nhiệt độ ban đầu của nước trong bình II m, V là khối lượng và thể tích nước của mỗi lần rót. t là nhiệt độ bằng của bình II sau khi đã rót nước từ bình I sang bình II t’ = 59oC là nhiệt độ cân bằng của bình II sau khi đã rót nước từ bình II sang bình I. Các phương trình cân bằng nhiệt cm(t – t1) + cm2(t –t2) = 0 cm(t’ – t) + c(m1 – m)(t’ – t1) = 0 vì khối lượng m tỉ lệ với thể tích => V(t – t1) + V2(t –t2) = 0 (1) V(t’ – t) + (V1 – V)(t’ – t1) = 0 (2)

từ (1) và (2) => t = 25oC; V = 1/7 lít => lượng nước rót từ bình này sang bình kia là 1/7 lít.

Bài tập 10. Một bình cách nhiệt được ngăn làm hai phần bằng một vách ngăn cách nhiệt. Hai phần bình chứa 2 chất lỏng có nhiệt dung riêng c1; c2 và nhiệt độ t1; t2 khác nhau. Bỏ vách ngăn, hai khối chất lỏng không có tác dụng hóa học và có nhiệt độ cân bằng t.
Biết (t1 – t) = 0,5(t1 – t2). Tính tỉ số m1/m2 theo c1 và c2.

phương trình cân bằng nhiệt c1m1(t1 – t) + c2m2(t2 – t) = 0 (1) (t1 – t) = 0,5(t1 – t2) => t2 – t = t – t1 (2)

thay (2) vào (1) => c1m1 – c2m2 = 0 => m1/m2 = c2/c1

Bài tập 11. Hai bình giống nhau nối với nhau bằng ống có khóa. Bình I chứa một lượng khí có p = 105N/m2, t1= 27oC. Bình II chứa cùng loại khí, cùng áp suất nhưng có t2 = 227oC. Mở khóa cho hai bình thông nhau a/ Xác định nhiệt độ khi cân bằng.

b/ Áp suất khí sau khi cân bằng.

a/ Gọi V là thể tích mỗi bình. số mol trong bình I là n1 = p1V1/(RT1) = pV/(RT1) số mol trong bình II là n2 = p2V2/(RT2) = pV/(RT2) => n1 = n2T2/T1 Nội năng của khí coi như tỉ lệ với số mol khi và nhiệt độ tuyệt đối của khí => độ biến thiên nội năng của khí tỉ lệ với số mol khí và độ biên thiên nhiệt độ tuyệt đối của khí Hệ khí trong hai bình không trao đổi nhiệt với bên ngoài nếu có tổng nội năng không đổi => độ giảm nội năng của bình II bằng độ tăng nội năng của bình I. => n2(T2 –T) = n1(T – T1) => T = 2T1T2/(T1 + T2) => T = 375K. b/ p’V’ = (n1 + n2)RT => p’2V = (n1 + n2)RT =>

p’ = p(T1 + T2)T/(2T1T2) = 105N/m2

Bài tập 12. Thùng nhôm, khối lượng 1,2kg, đựng 4kg nước ở 90oC. Tìm nhiệt lượng tỏa ra khi nhiệt độ hạ còn 30oC. Cho biết nhôm có c1 = 0,92kJ/kg.độ, nước có c2 = 4,186kJ/kg.độ

Bài tập 13. Một nhiệt lượng kế chứa 2kg nước ở 15oC. Cho vào nhiệt lượng kế quả cân bằng đồng thau có khối lượng 500g ở 100oC. Tìm nhiệt độ cân bằng của hệ. Coi rằng vỏ nhiệt lượng kế không thu nhiệt. Cho các nhiệt dung riêng của đồng là c1 = 3,68.102J/kg.độ; c2 = 4,186kJ/kg.độ.

Phương trình cân bằng nhiệt cho hệ
Q1 + Q2 = 0 => c1m1(t – t1) + c2m2(t – t2) = 0 => t = 16,8oC

Bài tập 14. Một khối m = 50g hợp kim chì kẽm ở 136oC được cho vào một nhiệt lượng kế, nhiệt dung 30J/độ, chứa 100g nước ở 14oC. Nhiệt độ cân bằng là 18oC. Tìm khối lượng chì, kẽm. Biết nhiệt dung riêng của nước là co = 4,2kJ/kg.độ, của chì là c1 = 0,13kJ/kg.độ, kẽm c2 = 0,38kJ/kg.độ

Bài tập 15. Một bình cầu kín cách nhiệt, thể tích 100lít, có 5g khí H2 và 12g khí O2. Người ta đốt cháy hỗn hợp khí trong bình. Biết khi có một mol hơi nước được tạo thành trong phản ứng thì có một lượng nhiệt 2,4.105J tỏa ra. Nhiệt độ ban đầu của hỗn hợp khí là 20oC, nhiệt dung riêng đẳng tích của hidro là 14,3kJ/kg.độ, của hơi nước là 2,1kJ/kg.độ. Sau phản ứng hơi nước không bị ngưng tụ. Tính áp suất trong bình sau phản ứng.