Bài tập về giá vốn trong doanh nghiệp năm 2024

0% found this document useful (0 votes)

218 views

BÀI TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

0% found this document useful (0 votes)

218 views

19 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

218 views19 pages

BÀI TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập về giá vốn trong doanh nghiệp năm 2024

Bài tập tổng quan về tài chính doanh nghiệp: 1 – Hình thức pháp lý là công ty cổ phần ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh? 2 – Đặc điểm ngành nghề của ngành xây dựng, chăn nuôi trồng trọt, thủy hải sản, thép, xây dựng, dược, sữa,… như thế nào? 3 – Môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới các doanh nghiệp như thế nào?

Bài tập về doanh thu, chi phí, thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp: 1. Lý thuyết 1 - Phân biệt chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm? 2 - Trình bày cách phân loại chi phí SXKD và cho biết tác dụng của mỗi cách phân loại chi phí? 3 - Hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm? 4 - Phân biệt doanh thu bán hàng và tiền thu được từ bán hàng của doanh nghiệp? 5 - Việc đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng sẽ đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? 6 - Tại sao lợi nhuận tính thuế có thể khác với lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp? 7 - Phân tích phương hướng và biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp? 8 - Thế nào là đòn bẩy kinh doanh và ý nghĩa nghiên cứu đòn bẩy kinh doanh trong doanh nghiệp? 9 - Phân tích các yêu cầu trong phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp? Hãy cho biết định hướng trong phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp? 10 - Phân biệt cơ chế phân phối lợi nhuận trong các công ty Nhà nước và cơ chế phân phối lợi nhuận của công ty cổ phần?

2. Bài tập Bài 1: Công ty X đang xem xét kế hoạch sản xuất một loại sản phẩm mới.Dự kiến chi phí cố định kinh doanh cho việc sản xuất sản phẩm này là 3.000 triệu đồng/năm. Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 175.000 đồng. Giá bán sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng là 200.000 đồng/sp. Sản lượng sản phẩm tiêu thu hàng năm dự kiến đạt 160.000 sản phẩm. Yêu cầu: 1 - Hãy xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn kinh tế. 2 - Nếu chi phí biến đổi giảm xuống còn 168.000đ/sp thì sản lượng hòa vốn thay đổi như thế nào? 3 - Nếu chi phí cố định tăng thêm 3.750 triệu đồng/ năm thì sản lượng hòa vốn thay đổi như thế nào? 4 - Xác định mức độ tác động của đòn bấy kinh doanh ở mức sản lượng 160.000 sản phẩm. 5 - Nếu sản lượng tiêu thu tăng thêm 15% thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 2: Công ty cổ phần X đang tiến hành phân tích sản phẩm mới. Giá bán sản phẩm 500.000 đ/sp (chưa có thuế giá trị gia tăng). Dự tính tổng chi phí cố đinh kinh doanh là 1.000 triệu đồng, chi phí biến đổi một đơn vị sản phẩm là 250.000 đồng. Yêu cầu: 1 - Hãy xác định sản lượng hòa vốn kinh tế? 2 - Giả định lượng hàng bán được là 6.000 sản phẩm, hãy tính mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh tại mức sản lượng đó? 3 - Khi số lượng hàng bán ra thay đổi 20% so với mức sản lượng trên thì lợi nhuận trước thuế là lãi vay thay đổi như thế nào? 4 - Hãy rút ra nhận xét từ các kết quả đã tính toán ở trên?

Bài 3: Doanh nghiệp A chuyên sản xuất một loại sản phẩm, đồng thời thực hiện tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu, có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh năm N như sau: Chi phí sản xuất và tiêu thụ: - Khấu hao thiết bị: 240 triệu đồng/năm - Chi phí vật tư: 0,6 triệu đồng/SP - Tiền thuê nhà xưởng: 170 triệu đồng/năm - Chi phí nhân công trực tiếp: 0,15 triệu đồng/SP - Chi phí cố định khác: 90 triệu đồng/năm - Giá bán chưa có thuế GTGT: 1 triệu đồng/SP - Công suất thiết kế: 3.000 SP/năm - Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20% Yêu cầu: 1 - Xác định sản lượng hòa vốn kinh tế, doanh thu hòa vốn kinh tế, công suất hòa vốn kinh tế, thời gian hòa vốn kinh tế? Vẽ đồ thị điểm hòa vốn. 2 - Xác định giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa sản xuất và tiêu thụ tại các mức sản lượng: 1.500 SP; 2.000 SP; 2.500 SP; 3.000 SP. 3 - Trong năm, nếu doanh nghiệp dự kiến phải đạt lợi nhuận sau thuế là 37,5 triệu đồng thì phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm? 4 - Giả sử khi bắt đầu sản xuất giá trên thị trường chỉ còn 0,9 triệu đồng/SP, vậy doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất hay ngừng sản xuất? Biết rằng doanh nghiệp không thể chuyển ngay sang sản xuất loại sản phẩm khác trong năm. 5 - Khi biết thông tin trên, một đơn vị khác có ý định thuê lại cơ sở của doanh nghiệp với giá thuê 320 triệu đồng/năm. Theo bạn doanh nghiệp có nên đồng ý cho thuê không?

Bài 4: Công ty TNHH An Bài chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A với công suất thiết kế 7.000 sản phẩm trên năm, năm N-1 có tài liệu sau: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong năm 5.000 sản phẩm. - Chi phí sản xuất kinh doanh: - Tổng chi phí cố định: 270 triệu đồng - Chi phí biến đổi: 60.000 đồng/SP - Giá bán chưa có thuế GTGT là 150.000 đồng/SP - Lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm: 45 triệu đồng. Yêu cầu: 1 - Với mức sản xuất và tiêu thụ như trên, theo bạn, năm N-1 công ty lãi hay lỗ? 2 - Năm N, dự kiến tình hình sản lượng tiêu thụ, chi phí, giá bán sản phẩm và số vốn vay của công ty giống như năm trước. Nhưng đầu tháng vừa qua, công ty nhận được thêm đơn đặt hàng của công ty Huy Hoàng với nội dung chủ yếu: đặt mua 1.500 sản phẩm với giá bán chưa có thuế GTGT là 130.000 đồng/SP. Vậy theo bạn, công ty có nên nhận đơn đặt hàng này hay không? Vì sao? 3 - Theo tính toán của một thành viên ban lãnh đạo công ty: Trong năm nay, nếu tiến hành quảng cáo sản phẩm trên truyền hình thì công ty sẽ tiêu thụ được 6.000 sản phẩm, nhưng phải chịu chi phí quảng cáo là 20 triệu đồng/năm. Theo bạn công ty có nên thực hiện quảng cáo không? 4 - Có một phương án kinh doanh đưa ra như sau: Nếu công ty không thực hiện quảng cáo mà thực hiện giảm giá bán xuống còn 135.000 đồng/SP, công ty sẽ tiêu thụ được 7.000 sản phẩm. Khi đó công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế? Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%

Bài 5: Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 3 loại mặt hàng: A, B, C. Dự kiến tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong năm N như sau: Tổng chi phí cố định sản xuất kinh doanh cả năm là 1.000 triệu đồng. Chi phí biến đổi và giá bán của 3 mặt hàng:

Mặt hàng Số lượng sp tiêu thụ (cái) Chi phí biến đổi/sp (1.000 đ) Giá bán chưa có thuế GTGT/sp (1.000 đ) A 20.000 7,5 20 B 15.000 90 120 C 30.000 80 100

Yêu cầu: 1 - Hãy cho biết năm N doanh nghiệp có hòa vốn hay không? 2 - Thời gian cần thiết để hòa vốn là bao lâu? 3 - Giả định để đạt được kế hoạch nêu trên, năm N doanh nghiệp cần huy động bao nhiêu % năng lực sản xuất để đạt mức hòa vốn? 4 - Nếu trong năm, mặt hàng B chỉ bán được với giá 100.000đ/sp. Hãy cho biết, doanh nghiệp có hòa vốn hay không?

Bài 6: Công ty TNHH X chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tài liệu sau: - Công suất thiết kế: 8.000 SP/năm. - Mức sản xuất và tiêu thụ ở năm trước: 6.000 SP/năm. - Chi phí sản xuất kinh doanh: - Tổng chi phí cố định: 320 triệu đồng/năm - Chi phí biến đổi: 40.000 đồng/SP - Giá bán chưa có thuế GTGT: 120.000 đồng/SP - Tổng số vốn kinh doanh bình quân là: 600 triệu đồng; trong đó, vốn vay là 300 triệu đồng với lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm Yêu cầu: 1 - Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh? 2 - Theo tính toán của các nhà quản lý công ty năm nay chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm vẫn như năm trước. Để huy động hết công suất sản xuất theo thiết kế thì công ty cần giảm giá bán xuống mức 110.000 đồng/SP; Tuy nhiên, tổng số vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong năm dự tính sẽ là 720 triệu đồng; trong đó, số vốn vay là 350 triệu đồng và vẫn có thể vay với lãi suất 10%/năm. Nếu thực hiện phương án này thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh so với năm trước sẽ tăng lên hay giảm đi? Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%

Bài 7: Một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm có tài liệu như sau: (Đvt: trđ)

  1. Năm báo cáo 1. TSLĐ tại các thời điểm 1/1: 23.450 31/3: 23.250 30/6: 24.250 30/9: 23.750 31/12: 24.050 2. Tình hình TSCĐ cuối năm: Tổng nguyên giá TSCĐ là 30.400; khấu hao lũy kế là 4.890
  2. Năm kế hoạch: 1 – Tổng doanh thu tiêu thụ cả năm là: 191.590 Giá thành sản xuất của số sản phẩm tiêu thụ trong năm là 117.000. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều bằng 5% giá thành sản xuất của số sản phẩm tiêu thụ trong năm. 2 – Tổng doanh thu thuần năm kế hoạch tăng 20% so với năm báo cáo 3 – Kỳ thu tiền trung bình giảm 2 ngày so với năm báo cáo 4 – Tình hình TSCĐ: - Tháng 3: Mua một TSCĐ nguyên giá 480 về dùng ở bộ phận sản xuất, tỷ lệ khấu hao 8%/năm. - Tháng 10: Nhượng bán một TSCĐ nguyên giá 600, tỷ lệ khấu hao 10%/năm, đã khấu hao 50%. Giá nhượng bán chưa thuế GTGT là 490, chi phí tân trang TSCĐ chưa thuế GTGT là 20 5 – Tình hình khác: - Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng là 70 - Chiết khấu thanh toán được hưởng là 30 - Lãi vay phải trả trong năm là 150 - Lãi liên doanh liên kết được chia là 300 Biết rằng: Các khoản phải thu bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch đều bằng 40% TSLĐ.

Tất cả các sản phẩm tiêu thụ và hoạt động nhượng bán TSCĐ đều chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) thuế suất 10%. Các sản phẩm tiêu thụ chịu thuế TTĐB 40%. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm kế hoạch là 10.000. Doanh nghiệp trích lập quỹ KHCN 10% thu nhập tính thuế. Thuế suất thuế TNDN theo quy định. Số tiền trích khấu hao TSCĐ tháng 12 năm báo cáo là 56. Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu sau của năm kế hoạch 1 – Thuế GTGT (VAT) phải nộp 2 – Thuế TTĐB phải nộp 3 – Thuế TNDN phải nộp 4 – Hiệu suất sử dụng TSLĐ 5 – Số tiền trích khấu hao trong năm 6 – Tài sản cố định bình quân 7 – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản Bài 8: Một DN có tình hình sản xuất và tiêu thụ năm KH nh­ư sau: (Đơn vị: nghìn đồng)

  1. Năm báo cáo 1. Năm báo cáo chỉ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A. - Đến 30/9 số hàng tồn kho là 1.130 SP. - Trong quý 4 : Số lượng sản phẩm sản xuất là 10.580 SP; Số lượng sản phẩm tiêu thụ là 9.810 SP 2. Tình hình vay vốn ngày 31/12: - Vay ngắn hạn: 500.000 - Vay dài hạn: 1.000.000 (dùng cho sản xuất kinh doanh) II. Năm kế hoạch 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: * Sản phẩm A - Số lư­ợng sản phẩm sản xuất cả năm: 48.500 - Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 31,5 (tăng 5% so với năm N) - Số lư­ợng sản phẩm dự kiến kết d­ư cuối năm: 1.500 - Giá bán đơn vị sản phẩm (chư­a có thuế GTGT): 45 - Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm đều tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm. * Các sản phẩm khác - Tổng doanh thu thuần cả năm: 540.670 - Tổng giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong năm: 320.250 2. Tình hình khác: - Nhượng bán một TSCĐ nguyên giá 340.000, đã khấu hao 175.000. Giá nhượng bán chưa thuế GTGT là 180.000. Chi phí tân trang lại tài sản trước khi nhượng bán chưa thuế GTGT là 10.000. - Lãi vay ngắn hạn: 1,5%/tháng (50% vốn trả vào cuối tháng 1 và 50% trả vào cuối tháng 3) - Lãi vay dài hạn: 20%/năm. - Lãi tiền gửi không kỳ hạn dự tính trong năm là 82.000. III. Yêu cầu: Hãy tính các chỉ tiêu năm kế hoạch: 1 - Tổng doanh thu thuần? 2 - Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh? 3 - Tổng thuế phải nộp? Biết rằng: - Thuế GTGT đ­ược khấu trừ cả năm kế hoạch dự kiến: 110.250 - Toàn bộ SP tiêu thụ và các hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ đều chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) với thuế suất là 10%. Thuế suất thuế TNDN 20%. - Doanh nghiệp áp dụng cách tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

Bài 9: Tại công ty Hồng Đức sản xuất sản phẩm A có số liệu của 6 tháng đầu năm X như sau. (Đơn vị 1.000đ) 1. Tiền thuê nhà: 12.000 2. Tiền thuê máy móc thiết bị: 32.000 3. Khấu hao tài sản cố định: 43.000 4. Chi phí quảng cáo: 6.000 5. Lương quản lý (tính theo thời gian): 5.000 6. Lương bán hàng (tính theo sản phẩm): 60.000 7. Giá vốn hàng bán: 80.000 8. Chi phí vận chuyển bán hàng tính theo sản phẩm: 50.000 9. Chi phí bao bì đóng gói: 10.000 Trong tháng công ty đã sản xuất được 20.000 sp A, với giá bán 15.000đ/spA. Giả thiết doanh nghiệp sản xuất đến đâu bán hết đến đấy. Doanh nghiệp đang nghiên cứu các phương án để nâng cao thu nhập từ sản phẩm A. Yêu cầu:

  1. Xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và độ lớn đòn bẩy kinh doanh tại mức sản lượng 20.000sp
  2. Doanh nghiệp dự kiến mức chi phí nhân công trực tiếp sẽ tăng lên 1.200đ cho mỗi sản phẩm so với năm trước, nhưng giá bán không đổi. - Hãy xác định sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn. - Doanh nghiệp cần tiêu thu bao nhiêu sản phẩm A để có EBIT như năm trước. - Doanh nghiệp phải quyết định giá bán sản phẩm A trong năm tới phải là bao nhiêu để bù đắp phần chi phí nhân công trực tiếp tăng lên mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận gộp là 40%.

Bài 10: Cho số liệu về các hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp, cụ thể như sau: 1 - Tình hình sản xuất trong năm: – Trong năm doanh nghiệp sản xuất được 40.000 chai rượu 30 độ (hàng chịu thuế TTĐB 65%), không có hàng tồn kho. 2 - Tình hình tiêu thụ trong năm: – Quý 1: Bán cho công ty thương mại nội địa 12.000 chai, giá bán chưa thuế GTGT là 120.000 đ/ chai. – Quý 2: Trực tiếp xuất khẩu 10.000 sản phẩm, giá CIF là 150.000 đ/ chai. Trong đó phí vận chuyển và bảo hiểm là 1.000 đ/ chai. – Quý 3: Bán cho doanh nghiệp chế xuất 5.000 chai, giá bán chưa thuế GTGT là 140.000 đ/ chai. – Quý 4: Trực tiếp xuất khẩu 2.000 chai. Giá FOB là 150.000 đ/ chai. Xuất cho đại lý 5.000 chai, giá bán của đại lý theo hợp đồng chưa có thuế GTGT là 100.000 đ/ chai. Cuối năm đại lý còn tồn kho là 1.000 chai. 3 - Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm: – Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm là 900 triệu đồng. – Vật liệu dùng sửa chữa thường xuyên TSCĐ thuộc phân xưởng sản xuất 30 triệu đồng sửa chữa thường TSCĐ thuộc bộ phận quản lý 50 triệu đồng. – Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 300 triệu đồng – Khấu hao TSCĐ: TSCĐ phục vụ sản xuất ở phân xưởng 500 triệu đồng. TSCĐ bộ phận quản lý doanh nghiệp: 100 triệu đồng và TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng 50 triệu đồng. – Tiền lương bộ phận quản lý doanh nghiệp: 200 triệu đồng. – Các chi phí khác phục vụ sản xuất sản phẩm 150 triệu đồng. – Chi phí bảo hiểm và vận tải khi trực tiếp xuất khẩu sản phẩm ở quý 2. – Chi hoa hồng cho đại lý bán lẻ 5% giá bán chưa thuế GTGT. Tính LNST, thuế TNDN, xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp trong năm của 1 doanh nghiệp trên. Biết rằng: – Thuế GTGT hàng trong nước 10% – Thuế xuất khẩu 0%. – Thuế TNDN 20%.

– Thuế tiêu thụ đặc biệt: 65% – Rượu xuất khẩu không phải nộp thuế GTGT và TTĐB – Biết tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm là 120 tr đồng. – Thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ là 150 tr đồng. – Thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng là 4,5 triệu đồng – Thu nhập từ hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết là 100 triệu đồng

© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved. Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào: Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/ Hotline: 0386.196.888