Bài tập luật sư và nghề luật sư năm 2024

1. Đối với học viên Trước khi thực hành tình huống trên lớp, học viên phải : -Nghiên cứu và chuẩn bị các câu trả lời cho tình huống ;

  • Chuẩn bị các văn bản pháp luật và tài liệu có liên quan đến nội dung của tình huống. 1. Đối với giảng viên
  • Nghiên cứu hồ sơ tình huống và các vấn đề lý thuyết có liên quan;
  • Chuẩn bị kế hoạch để tổ chức hiệu quả buổi thực hành tình huống.

xin gia nhập Đoàn luật sư tỉnh N nhưng bị từ chối với lý do không đủ điều kiện gia nhập, ông B đã tiếp tục khiếu nại.

Theo anh (chị) việc từ chối của các Đoàn luật sư nói trên có căn cứ hay không? Tại sao? Việc khiếu nại của ông B có đúng hay không? Tại sao? Hãy tư vấn cho ông B để đạt được mong muốn theo đúng quy định của pháp luật.

 Trả lời: Ông B xin gia nhập Đoàn luật sư năm 2010 – 2011 nên áp dụng Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2011. - Việc từ chối của Đoàn luật sư G vì lí do đạo đức là sai. Vì thuân chuyển và xin nghỉ việc ko phải là 1 hình thức kỷ luật. Lí do ko đủ điều kiện là đúng theo quy định của Luật luật sư 2006. - Việc khiếu nại của ông B là quyền của ông B. Việc khiếu nại đoàn G là ko cần thiết. - Việc từ chối của Đoàn luật sư N vì lí do ko đủ điều kiện là đúng. - Việc khiếu nại của ông B là quyền nhưng khiếu nại sai do việc từ chối của đoàn N là đúng. - Nguyện vọng của ông B là gia nhập Đoàn luật sư. Theo điều luật dành cho Điều tra viên của Luật luật sư. - Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ông B muốn gia nhập Đoàn luật sư phải thỏa các điều kiện sau: 

TÌNH HUỐNG 4:

Luật sư A ký hợp đồng lao động làm việc với tư cách luật sư cá nhân cho Tập đoàn đầu tư tài chính đa quốc gia. Qua thực hiện công việc theo hợp đồng, luật sư phát hiện dịch vụ của mình đang là mắt xích làm tăng làm tăng lợi nhuận tối đa cho tập đoàn nước ngoài nhưng gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước Việt

Nam. Con của luật sư A được Công ty này cấp học bổng học tập tại nước ngoài và được cam kết sẽ nhận được công việc ổn định, lâu dài tại công ty.

Nếu bạn là luật sư A sẽ xử lý như thế nào trong tình huống trên theo quy định của pháp luật?

TÌNH HUỐNG 5:

Khi gặp và trao đổi với khách hàng là bị can trong vụ án trộm cắp tài sản, Luật sư đã được khách hàng tâm sự về việc đã thực hiện hành vi giết 2 người ở Lâm Đồng cách đây mấy năm, nhưng hiện chưa ai biết và chưa được phát hiện.

Với tư cách là Luật sư bạn sẽ làm gì nhằm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo quy định?

TÌNH HUỐNG 6:

Là luật sư trong vụ án hình sự, trước khi ra phiên tòa sơ thẩm, gia đình bị cáo đã đề nghị luật sư “gia đình và bị cáo mong muốn hình phạt ở mức thấp nhất và cho hưởng án treo”. Là Luật sư anh (chị) xử lý như thế nào theo đúng quy định của pháp luật.

TÌNH HUỐNG 7:

Khi trao đổi nhanh với khách hàng, thấy vụ việc đơn giản, Luật sư A nhận tư vấn cho khách hàng B về khởi kiện việc ly hôn nhưng không ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý. Sau một thời gian thực hiện hợp đồng, nhận thấy vụ việc phức tạp, thù lao khi thỏa thuận miệng thấp nên luật sư A đề nghị với khách hàng B ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với mức giá cao hơn hoặc chọn luật sư khác. Khách hàng B không đồng ý. Luật sư A lại lấy lý do còn bận giải quyết nhiều công việc cho khách hàng nên từ chối thực hiện hợp đồng miệng, không tiếp tục tư vấn cho B nữa mà chuyển việc tư vấn đó cho luật sư C.

đến vụ án để xác minh về di sản và nguồn gốc tài sản thừa kế. Một lần phát hiện luật sư K đang ngồi uống nước và nói chuyện rất “vui vẻ” với bà C, khách hàng đã nghi ngờ Luật sư K có quan hệ “không tốt” với C và đã yêu cầu luật sư K chấm dứt quan hệ với bà C. Luật sư K có giải thích việc gặp bà C vì lý do công việc và đã thông báo trước cho khách hàng A nhưng khách hàng A vẫn cho rằng quan hệ giữa Luật sư với bà C là quá than mật có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Quan hệ giữa Luật sư K và bà A xấu đi và Luật sư đã từ chối không tiếp tục thực hiện công việc theo hợp đồng? Nhận xét của anh (chị) về xử lý của Luật sư K.

TÌNH HUỐNG 11:

Văn phòng luật sư A nhận tư vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng B về việc thành lập một doanh nghiệp liên doanh giữa một Công ty TNHH của Việt Nam và một công ty TNHH của Trung Quốc về sản xuất kính mầu tại Việt Nam. Văn phòng luật sư A đã thỏa thuận với khách hàng B phương thức tính thù lao là theo “vụ, việc với mức thù lao trọn gói”, với mức thù lao được tính là 5 USD. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng dịch vụ pháp lý trên văn phòng luật sư A dề nghị khách hàng B thanh toán thêm chi phí tàu xe, lưu trú của luật sư khi đi từ Hà Nội đến các cơ quan ban ngành ở TP Hồ Chí Minh để xin hoàn tất thủ tục. Chi phí tàu xe, lưu trú mà văn phòng Luật sư A đề nghị là: 1 USD. Khách hàng B không đồng ý vì cho rằng hai bên đã thỏa thuận phương thức tính thù lao theo vụ việc, với mức thù lao trọn gói trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Đề nghị của VP Luật sư A đúng hay sai? Tại sao? Nếu đó là các chi phí thực tế thì lập luận của khách hàng B đúng hay sai? Tại sao?

TÌNH HUỐNG 12:

Trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với đại diện hơp pháp của bị cáo N (bảo vệ bị cáo N tại phiên tòa sơ thẩm), giờ làm việc của luật sư CA (luật sư hành nghề

với tư cách cá nhân) được tính là 16h/ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng (bao gồm 8 giờ làm việc ban hành và 8 giờ nghiên cứu ban đêm). Ngoài ra, điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, có quy định: “nếu than chủ N được Tòa án nhân dân tỉnh BN tuyên án cho hưởng án treo thì ngoài khoản thù lao tính theo giờ làm việc, luật sư CA còn được đại diện hợp pháp của bị cáo N “thưởng” thêm số tiền là 50.000 đ”.

Theo anh (chị) cách tính thù lao và điều khoản “thưởng” nói trên của Luật sư A trong hợp đồng dịch vụ pháp lý nói trên có đúng với pháp luật không? tại sao?

TÌNH HUỐNG 13:

Bà A là người tập sự hành nghề luật sư tại Văn phòng luật sư C, được phân công giúp Trưởng văn phòng các công việc tiếp khách hàng, chuẩn bị hồ sơ và dự thảo các văn bản, khi Trưởng văn phòng đi vắng được nhận hồ sơ của khách hàng và báo cáo lại cho Trưởng văn phòng, được ăn trưa tại Văn phòng và được cấp tiền đi lại. Do khó khăn về kinh tế, với suy nghĩ mình chưa phải là luật sư và kể cả khi đã là luật sư thì vẫn được làm tất cả các việc mà pháp luật không cấm. Do vậy khi có cơ hội, các công việc mà Trưởng văn phòng không nhận, bà A đã giữ địa chỉ, liên lạc và nhận ủy quyền của một số khách hàng để giúp họ đăng ký kinh doanh, thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính và đại diện theo ủy quyền trong một số vụ án dân sự tại Tòa án để lấy tiền sinh sống. Theo anh (chị) suy nghĩ và việc làm của bà A trong tình huống trên có đúng pháp luật hay không? tại sao?

TÌNH HUỐNG 14:

Luật sư A ký hợp đồng với Công ty Long Beach để tư vấn giao dịch X mà họ đang thực hiện. Sau khi hai bên ký hợp đồng Luật sư A không có chuyên môn về MBA trong ngành năng lượng nên đã chuyển giao cho Công ty luật B thực hiện và không thông báo cho khách hàng. Các ý kiến tư vấn do Công ty luật B làm gửi

nhiên có hiệu lực ở năm tiếp theo. Sau khi nhận được đề nghị của khách hàng, Giám đốc công ty luật TQ đã đồng ý nhận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên và ký kết hợp đồng theo đề nghị của Công ty cổ phần P. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty cổ phần P có tranh chấp hợp đồng về cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách với công ty H. Công ty cổ phần P yêu cầu công ty luật hợp danh TQ tư vấn giải quyết tranh chấp với công ty H, nhưng công ty luật hợp danh TQ từ chối với lý do không thuộc nội dung công việc đã có trong thỏa thuận hợp đồng. Theo anh (chị), việc từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty luật hợp danh TQ có phù hợp không, tại sao?

TÌNH HUỐNG 17: Ngày 20 tháng 12 năm 2017, Luật sư X nhận được đề nghị cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý của anh NVT, sinh năm 1990, hiện đang công tác tại Công ty nước giải khát T&T, đã có thẻ hành nghề luật sư do doàn Luật sư thành phố HP cấp tháng 1 năm 2015. Trong nội dung đề nghị được tư vấn, anh NVT bày tỏ ý định sẽ thôi làm việc ở công ty T&T để ra hành nghề luật sư nhưng đang rất băn khoăn trong việc lựa chọn hình thức hành nghề luật sư như thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Anh đề nghị được tư vấn về vấn đề lựa chọn hình thức hành nghề luật sư trên cả hai góc độ pháp luật hiện hành và cơ hội, khả năng phát triển nghề nghiệp. Anh (chị) hãy đưa ra ý kiến tư vấn cho anh NVT.