Ăn lá đinh lăng có tốt không

Do đó, rễ cây này được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi sinh có ít sữa. Có nơi còn dùng vị thuốc này để chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt, sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã, đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây đinh lăng là bao nhiêu?

Trên cơ sở nghiên cứu dược lý, Viện y học quân sự Việt Nam nhận thấy liều 0,23–0,50g bột Đinh lăng một ngày dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ (30 độ) thì có kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể.

Một số bài thuốc

Lá đinh lăng và cây đinh lăng có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?

Ăn lá đinh lăng có tốt không

1. Chữa mỏi mệt, biếng vận động

Lấy 5g rễ phơi khô thái mỏng rồi thêm vào đó 100ml nước. Đun sôi trong 15 phút, chia làm 2–3 lần uống trong ngày.

2. Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau, tức ngực, nước tiểu vàng

Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoăc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

3. Uống lá đinh lăng có tác dụng gì? Chữa đau tử cung

Cành và lá đinh lăng rửa sạch, sao vàng rồi sắc lấy nước uống thay chè.

4. Chữa viêm gan mạn tính:

Rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

5. Chữa sốt rét:

Rễ đinh lăng, sài hồ mỗi vị 20g; rau má 16g; lá tre, cam thảo nam mỗi vị 12g; bán hạ sao vàng 8g; gừng 6g. Sắc lấy nước uống.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của cây và lá đinh lăng

Đinh lăng là một dược liệu ít độc. Nếu sử dụng quá liều lâu dài, độc tính trường diễn thường thấy là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.

Trong rễ cây có chứa nhiều saponin nên có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy. Bạn cần tham khảo ý kiến từ các y sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng các loại dược liệu để đảm bảo an toàn.

Lưu ý/ Thận trọng

Lưu ý trước khi dùng đinh lăng

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng dược liệu Đinh lăng so với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của đinh lăng như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng vị thuốc này trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra

Uống nước lá linh lăng hoặc những bộ phận khác của cây đinh lăng có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu Đinh lăng.

Trường hợp bị thương và chảy máu, bạn cũng có thể giã một nắm lá đinh lăng tươi và đắp lên vết thương. Lá đinh lăng có tác dụng cầm máu và giúp vết thương mau lành hơn. Lưu ý: khi dùng lá đinh lăng đắp ngoài da luôn phải rửa sạch lá trước khi sử dụng, để tránh gây nhiễm trùng.

Ăn lá đinh lăng có tốt không

Tác dụng cây đinh lăng chữa đau lưng

Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể sử dụng để chữa chứng đau lưng. Với lá đinh lăng, bạn đem đi rửa sạch, giã nhuyễn và đắp vào vùng lưng bị đau 2 lần một ngày, cơn đau sẽ cải thiện đáng kể. Ngoài ra, để chữa chứng đau nhức lưng, thân và cành cây đinh lăng cũng được dùng để nấu nước uống theo cách làm như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20-30g thân và cành cây đinh lăng, đem chúng đi rửa sạch rồi cắt thành từng khúc ngắn.
  • Sau đó cho vào nồi cùng với nước và đun sôi để uống hằng ngày.
  • Uống liên tục khoảng 10-15 ngày sẽ thấy đau lưng được cải thiện bớt.

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Chữa và phòng ngừa dị ứng

Những người có cơ địa dị ứng hoặc có dấu hiệu dị ứng thì có thể uống nước lá đinh lăng để ngăn ngừa tình trạng này. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 150g – 200g lá đinh lăng tươi, đem rửa sạch.
  • Đun sôi khoảng 200ml rồi cho lá đinh lăng vào, đậy nắp kín. Mở nắp và dùng đũa đảo đều mỗi vài phút một lần.
  • Khoảng 5-7 phút ngâm, chắt lấy nước uống.

Bạn có thể giữ lại bả lá sau lần uống đầu, cho thêm khoảng 200ml nước vào đun sôi lên lại là dùng được.

Đinh lăng có tác dụng gì? Bồi bổ cho phụ nữ sau sinh

Tác dụng cây đinh lăng với phụ nữ sau sinh thường chủ yếu để bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho các mẹ sau khi “vượt cạn”. Vì thế, có thể dùng lá nấu nước uống hoặc nấu canh đinh lăng với thịt, cá để tẩm bổ. Lưu ý: khi nấu canh với lá đinh lăng không nên nấu chín kỹ sẽ khiến mất nhiều dưỡng chất và nên ăn canh lá đinh lăng khi còn nóng.

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Chữa tắc tia sữa sau sinh

Bên cạnh tác dụng bồi bổ sau sinh, cây đinh lăng còn được dùng như bài thuốc chữa tắc tia sữa sau sinh cho sản phụ bị tắc tia sữa hoặc ít sữa. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 400g lá đinh lăng, rửa sạch.
  • Sắc với 300ml nước ở lửa nhỏ, đun đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp, lấy nước uống khi còn ấm.

Nước nấu lá đinh lăng chỉ nên cho sản phụ uống khi còn ấm nên nếu nguội thì có thể đun lại để uống, không uống khi nước nguội lạnh hay để qua đêm.

Ăn lá đinh lăng có tốt không

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Chữa mất ngủ

Chuẩn bị lá đinh lăng 24g; lá vông và tang diệp mỗi vị 20g; tâm sen 12g; liên nhục 16g. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đun sôi với khoảng 400ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi sắc lại còn 150ml thì tắt bếp và chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.

Ngoài bài thuốc này, bạn cũng có thể lấy lá đinh lăng khô rang vàng hạ thổ rồi đem làm gối. Cách này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, giấc ngủ sâu hơn và sảng khoái tinh thần sau khi ngủ dậy.

Một số lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Như chúng ta biết, rễ và lá đinh lăng được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng phần thân cây cũng có thể dùng làm thuốc. Thân cây đinh lăng mặc dù có lượng dược chất ít hơn nhưng vẫn có nhiều công dụng đối với sức khỏe khi kết hợp với các dược liệu khác như cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây…

Cách làm: dùng 20 – 30g thân cây đinh lăng đem đi sắc lấy nước uống hàng ngày.

Mặc dù không thể phủ nhận những tác dụng cây đinh lăng đem lại cho sức khỏe là rất tốt nhưng trước khi sử dụng loại dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng và cách sử dụng đúng cách.

Bởi dù các bài thuốc từ đinh lăng đều an toàn và dễ thực hiện nhưng nếu sử dụng liều quá cao, thành phần saponin trong dược liệu này có thể gây chóng mặt, hoa mắt và mệt mỏi,…Đặc biệt không sử dụng cây đinh lăng cho phụ nữ mang thai để tránh nguy cơ bị sảy thai.