Vì sao sao thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

Nắng nóng, hạn hán gia tăng gây thiệt hại cho mùa màng

[ĐCSVN] - Khi hành tinh tiếp tục nóng lên, nguồn nước và nhiệt độ có thể có mối liên hệ chặt chẽ hơn với nhau ở nhiều khu vực, khiến hạn hán ngày càng khốc liệt hơn và các đợt nắng nóng ngày càng khô hạn hơn. Thực vật sẽ ngày càng thiếu nước khi chúng cần nó nhất, và trong quá khứ, điều này đặc biệt gây hại cho mùa màng.
Nắng nóng, hạn hán gia tăng gây thiệt hại cho mùa màng [Ảnh: bnews.vn]

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Food hôm 20/9: Các hiện tượng nắng nóng và hạn hán có thể xảy ra đồng thời, thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu, kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với nông nghiệp. Năng suất cây trồng thường giảm vào các vụ mùa có thời tiết nắng nóng, nhưng nắng nóng và hạn hán xảy ra đồng thời có thể gây ra những ảnh hưởng lớn hơn thế.

Ngoài những thiệt hại do nhiệt độ cao gây ra, tác động kép của nắng nóng và hạn hán sẽ khiến năng suất ngô và đậu tương giảm thêm tới 20% ở nhiều vùng của Hoa Kỳ, làm giảm tới 40% năng suất ở đông Âu và đông nam châu Phi. Ở những nơi năng suất cây trồng bị hạn chế do khí hậu mát hơn, chẳng hạn như ở miền bắc Hoa Kỳ, Canada và Ukraine, tác động kép của nắng nóng và hạn hán có thể làm giảm mạnh năng suất dự kiến trong điều kiện nóng lên toàn cầu.

Những dự báo trước đây về rủi ro khí hậu trong tương lai đã xác định được mối nguy hại đối với cây trồng do sự nóng lên toàn cầu, nhưng lại bỏ qua những ảnh hưởng kép của nhiệt độ và nguồn nước sẵn có đối với cây lương thực.

Dựa trên dữ liệu trong quá khứ, năng suất ngô và đậu tương nhạy cảm với hơn nhiệt độ khoảng 40% ở những nơi nắng nóng đi kèm với khô hạn, so với những nơi có thời tiết nóng hơn nhưng vẫn có đủ nước. Điều này có thể là do những loại cây trồng này đặc biệt thiếu nước do sức nóng của không khí, bởi đất khô không thể hạ nhiệt do nước đã bay hơi hết và đất đặc biệt nóng hơn dưới tia nắng mặt trời.

Những tác động kép của nắng nóng và hạn hán này ít ảnh hưởng hơn đối với các loại cây trồng khác, chẳng hạn như lúa mì hoặc lúa gạo. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không cắt giảm lượng khí thải nhanh chóng và quyết liệt, các loại lương thực thực phẩm thiết yếu có thể ngày càng bị ảnh hưởng do các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt. Điều này làm tăng nguy cơ khiến giá lương thực cao hơn và làm giảm an ninh lương thực, ngay cả ở các nước phát triển.

Corey Lesk, nhà nghiên cứu tại Khoa Địa cầu và Khoa học Môi trường [DEES], Đài quan sát Địa cầu Lamont-Doherty [LDEO], và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra một nguy cơ mới với sản lượng cây trồng do khí hậu nóng lên, mà chúng tôi tin rằng đã bị bỏ qua trong các đánh giá hiện tại.

Khi hành tinh tiếp tục nóng lên, nguồn nước và nhiệt độ có thể có mối liên hệ chặt chẽ hơn với nhau ở nhiều khu vực, khiến hạn hán ngày càng khốc liệt hơn và các đợt nắng nóng ngày càng khô hạn hơn. Thực vật sẽ ngày càng thiếu nước khi chúng cần nó nhất, và trong quá khứ, điều này đặc biệt gây hại cho mùa màng”.

“Quan trọng nhất, nghiên cứu của chúng tôi phải là động lực để chúng ta tìm cách giúp cây trồng thích ứng, cũng như tìm giải pháp canh tác nhằm đối phó với các tác động cực đoan và tác động kép. Ví dụ: chúng ta cần các giống cây trồng mới có khả năng chịu nhiệt tốt, nhưng đồng thời cần có khả năng chịu hạn. Bởi đây là một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nên các chính phủ và các công ty hạt giống lớn cần minh bạch về kế hoạch của họ trong việc giúp nông nghiệp thích ứng với khí hậu đang ngày một nóng lên”./.

Mạnh Hùng

Mùa khô năm nay ở Bà Rịa-Vũng Tàu đến sớm và kết thúc muộn, đã khiến nhiều nơi rơi vào cảnh thiếu nước tưới cho cây trồng trầm trọng. Cây khô héo do thiếu nước tưới, khiến người dân như ngồi trên “đống lửa” vì sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển, năng suất của cây trồng.

  • Nguy cơ thiếu nước sẽ diễn ra khốc liệt, ảnh hưởng nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên

  • Hơn 1.000 hộ dân trên huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận thiếu nước sinh hoạt

  • Hơn 20.800 hộ gia đình ở Cà Mau bị thiếu nước ngọt trong mùa khô hạn

  • Người dân Long An lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Tại xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc theo nhiều hộ nông dân chưa năm nào cây trồng bị rơi vào cảnh hạn hán như năm nay. Nhiều giếng đào để phục vụ việc tưới cho các vườn tiêu đang trong tình cảnh khô cạn gần như trơ đáy. Nếu như trước đây, mỗi giếng đào của người dân bơm khoảng 2 giờ đồng hồ mới cạn, thì nay chỉ khoảng 15 phút là hết sạch nước.

Hồ Sông Hỏa, xã Bông Trang đang ở mực nước "chết", không thể phục vụ tưới tiêu cây trồng cho người dân.

Gia đình ông Nguyễn Đình Nhung, ấp 5, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc đang canh tác 7.000 m2 tiêu và 3.000 m2 mít. Ông cho biết, để phục vụ tưới tiêu thường xuyên cho diện tích cây trồng trên, gia đình ông đã phải đào 3 giếng, mỗi giếng sâu 16m. Nếu như trước đây ông bơm tưới mỗi giếng khoảng 2 giờ đồng hồ mới hết nước, thì 1 tháng nay cả 3 giếng của gia đình ông đều rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng, chỉ bơm khoảng 10 - 15 phút là hết sạch nước.

Vì thiếu nước nên vườn tiêu và mít của gia đình ông Nhung cây bắt đầu khô héo, vàng lá. Về vùng đất này sinh sống khoảng 40 năm, chưa năm nào ông Nhung thấy tình trạng khô hạn, thiếu nước trầm trọng như năm nay. Thời điểm này mọi năm đã xuất hiện nhiều cơn mưa “giải khát” cho cây cối.

Nếu tình trạng khô hạn kéo dài, nước tưới không đủ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như năng suất của cây. Đặc biệt, đối với cây tiêu, cây trong tình trạng thiếu nước dài ngày khi có mưa xuống cây sẽ bị sốc, đồng loạt trổ hoa sau đó sẽ kiệt sức và rụng hết hoa, nguy cơ dẫn đến thất thu.

Không riêng gì ở xã Hòa Hội, tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc hàng trăm ha trồng thanh long cũng đang trong tình trạng thiếu nước tưới trầm trọng. Hồ Sông Hỏa phục vụ tưới tiêu chính cho cây trồng của xã đã trong tình trạng mực nước “chết”, cạn trơ đáy.

Gia đình ông Nguyễn Kim Luân, ngụ ấp Trang Hoàng, xã Bông Trang có 4 ha trồng cây thanh long, hơn 1 tháng nay thanh long của gia đình ông trong tình trạng thiếu nước tưới trầm trọng khi nguồn nước phục vụ tưới tiêu chính từ hồ Sông Hỏa đã trong tình trạng cạn trơ đáy. Mấy ngày nay, ông phải đi moi từng vũng nước ở lòng Sông Hỏa để ông tích lại rồi dùng máy bơm về cứu vườn cây, nhưng với 4.000 trụ thanh long, mỗi ngày ông cũng chỉ tưới được 50-70 trụ.

Để hạn chế phần nào việc bốc hơi nước ông Luân đã phải đắp rơm quanh trụ thanh long để giữ ẩm, giúp cây “cầm cự” trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc thiếu nước trầm trọng, khiến ông Luân rất lo ngại cho sự phát triển cũng như năng suất của cây, vì hiện nay cây đang cho ra trái trái vụ, hiện đang là thời điểm quan trọng quyết định năng suất, chất lượng của trái thanh long. Bình thường ở giai đoạn này, mỗi ngày phải tưới 2 lần để đủ nước, dưỡng chất cho trái thanh long phát triển to và đẹp. Tuy nhiên, từ giữa tháng 2 đến nay, vườn thanh long của ông chỉ được tưới cầm cự.

Theo lịch đăng ký nước tưới, mỗi tuần ông Luân được sử dụng nước tưới 2 lần từ các kênh thủy lợi. Nhưng đến nay các kênh đều không có một giọt nước nào, không đủ cung cấp để các hộ tưới tiêu cho vườn thanh long. Nếu tình trạng này kéo dài, không có nước tưới thì vườn thanh long có nguy cơ rụng trái. Nếu tình trạng thiếu nước kéo dài, năng suất thanh long trái vụ vụ này coi như nguy cơ mất trắng.

Ông Phạm Văn Khanh, Tổ trưởng Tổ dẫn nước xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc cho biết, trước tình khô hạn, mức nước hồ Sông Hỏa xuống thấp, vào tháng 3 vừa qua Trạm Thủy nông huyện Xuyên Mộc đã đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh thêm 6 máy bơm, đầu bơm, ống hút, ống đẩy để dẫn nước từ hồ Sông Hỏa về các kênh thủy lợi, kịp thời cứu hạn cho 108 ha hoa màu đang có nguy cơ ảnh hưởng do không đủ nguồn nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đến nay do mực nước ở hồ này đã xuống mức “chết” khiến các máy bơm này phải ngưng hoạt động.

Trao đổi với chúng tôi, ông Văn Thanh Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuyên Mộc cho biết, trước tình hình khô hạn, UBND huyện Xuyên Mộc đã có ban hành kế hoạch sản xuất và đã triển khai tới các địa phương. Huyện yêu cầu các địa phương căn cứ vào mùa vụ, tình hình thực tế của từng địa phương để xây dựng kế hoạch sản xuất; triển khai đến nông dân phải tổ chức sản xuất, tuân thủ theo lịch mùa vụ và vận dụng giống mới, giống ngắn ngày đáp ứng trong điều kiện khô hạn.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện cũng khuyến cáo bà con không sản xuất trái vụ, đặc biệt là trong tháng cao điểm của khô hạn này. Vì nếu sản xuất trái vụ sẽ không có hiệu quả do không đủ nước tưới, khiến cây trong tình trạng vừa phải nuôi trái, vừa thiếu nước. Cùng với đó, các địa phương cũng tiến hành huy động người dân tiến hành nạo vét các kênh mương nội đồng, đảm bảo tiết kiệm nguồn nước.

Vườn thanh long của gia đình ông Nguyễn Kim Luân, ấp Trang Hoàng, xã Bông Trang đang cho ra trái trái vụ, nhưng luôn trong tình trạng thiếu nước trầm trọng.

Về lâu dài, UBND huyện cũng đã xin chủ trương, phối hợp triển khai các kế hoạch của UBND tỉnh về việc đầu tư hệ thống kênh mương nội đồng trên toàn địa bàn huyện. Hiện nay, huyện cũng đã triển khai xây dựng được một số tuyền kênh mương nội đồng ở một số xã trên địa bàn huyện để đưa nước từ hồ Sông Ray về phục vụ tưới tiêu trong thời gian tới.

Ông Văn Thanh Hùng cũng khuyến cáo nông dân cần sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí, có kế hoạch tưới phù hợp. Đặc biệt, nông dân cũng nên lưu ý những khuyến cáo của chính quyền địa trước các đầu mùa vụ để có kế hoạch tổ chức, sản xuất sao cho hợp lý, tránh ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Bài và ảnh: Hoàng Nhị [TTXVN]
Gần 26.000 hộ dân ở Khánh Hòa có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt

Tình trạng nắng nóng kéo dài từ đầu năm đến nay khiến mực nước ở các sông và hồ chứa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhanh chóng xuống thấp.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Vũng Tàu,
  • biến đổi khí hậu,
  • mùa khô,
  • nông dân,
  • thiếu nước,
  • cây trồng,
  • khô hạn,
  • hạn hán,

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng có thể chia thành 2 nhóm.

Yếu tố di truyền.

Tiềm năng năng suất được quyết định bởi các gene di truyền của cây trồng. Năng suất cây trồng tăng trong thời gian qua đều có liên quan trực tiếp đến các giống lai hay các giống cải thiện. Các đặc điểm khác như chất lượng, khả năng kháng bệnh, chịu hạn cũng do các yếu tố di truyền quyết định. Bắp lai, lúa lai là 1 minh chứng của việc tăng năng suất cây trồng do yếu tố di truyền.. Công nghệ di truyền ngày nay trở thành 1 ngành quan trọng trong việc thay đổi tiềm năng năng suất cây trồng.

Giống và nhu cầu dinh dưỡng của cây- Giống cây cho năng suất 6 tấn/ha luôn có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn giống cho năng suất 3 tấn/ha.. Khi tiểm năng năng suất cây trồng tăng, nhu cầu dinh duỡng sẽ tăng và giống có năng suất càng cao, hiệu quả sử dụng phân bón càng cao, nhất là phân N.

Người sản xuất có thể kiểm soát yếu tố di truyền bằng phương pháp chọn giống thích hợp như giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao….

Các yếu tố môi trường.

Yếu tố môi trường bao gồm tất cả các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của 1 sinh vật.

Đối với cây trồng, những yếu tố môi trường quan trọng bao gồm những yếu tố sau vàmỗi yếu tố đều có thể là yếu tố giới hạn sinh trưởng của cây. Những yếu tố môi trường không họat động độc lập, các yếu tố này luôn quan hệ với nhau,ví dụ – luôn có mối quan hệ hữu cơ giữa ẩm độ và độ thoáng đất.

Nhiệt độ

Cường độ nhiệt. Cây trồng sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 25-40oC.

  1. Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các tiến trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, hấp thu nước và dinh dưỡng của cây trồng.
  2. Tốc độ các tiến trình này tăng khi nhiệt độ tăng và mức độ phản ứng với nhiệt độ khác nhau đối với từng loại cây trồng. Ví dụ ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến sinh trưởng của cây bông vải và khoai tây [cây ưa nhiệt độ cao và cây ưa nhiệt độ thấp].
  3. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong đất. Nhiệt độ thấp ức chế hoạt động của vi khuẩn nitrate hóa. pH cũng có thể giảm khi nhiệt độ cao, do vi sinh vật hoạt động mạnh.
  4. Nhiệt độ đất cũng ảnh hưởng đến hấp thu nước và dinh dưỡng đối với cây trồng.

Ẩm độ đất

Khả năng cung cấp nước – sinh trưởng cây trồng bị hạn chế khi ẩm độ đất quá cao hay quá thấp. Chúng ta có thể kiểm sóat được thông qua phương pháp tưới tiêu. Ẩm độ đủ sẽ cải thiện được sự hấp thu dinh dưỡng. Nếu ẩm độ là yếu tố giới hạn, hiệu quả sử dụng phân bón sẽ không cao.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng cây trồng

Năng lượng mặt trời

Chất lượng, cường độ và thời gian chiếu sáng là các chỉ tiêu quan trọng của ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

  1. Chất lượng ánh sáng là yếu tố chúng ta không kiểm soát được trên đồng ruộng.
  2. Cường độ ang sánglà tính chất quan trọng do tiến trình quang hợp có liên quan mật thiết với cường độ ánh sáng.Bắp có dạng lá thẳng sẽ hấp thu nhiều ánh sáng hơn dạng lá xòe ngang.
  3. Thời gian chiếu sáng– Quang kỳ – Cây trồng có liên quan đến độ dài ngày

– Cây ngày dài – Chỉ ra hoa khi độ dài ngày dài hơn 12 giờ. Cây ngũ cốc.…

– Cây ngày ngắn – Chỉ ra hoa khi độ dài ngày ngắn hơn 12 giờ.

– Cây trung tính với quang kỳ- ra hoa trong khoảng độ dài ngày rộng. Cà chua, bông vải…

Do ảnh hưởng của quang kỳ nên 1 số loại cây trồng có thể không ra hoa trên 1 số vùng. Hoa cúc, thanh long có thể ra hoa bằng phương pháp kiểm soát quang kỳ.

Thành phần của khí quyển

CO2chiếm 0.03 % thể tích không khí. Quang tổng hợp biến đổi CO2thành chất hữu cơ trong cây. CO2sẽ được trả lại khí quyển bởi tiến trình hô hấp hay phân giải chất hữu cơ. Trong 1 điều kiện nào đó, nếu nồng độ CO2giảm có thể sẽ là yếu tố giới hạn sinh trưởng của cây trồng. Khi tăng nồng độ có thể năng suất cây trồng tăng như các nghiên cứu trên lúa, cà chua, dưa chuột, hoa, khoai tây…

Chất lượng không khí. Nếu không khí bị ô nhiễm cao, có thể gây ngộ độc cho cây như sulfur dioxide, carbon monoxide, hydrofluoric acid…

Độ thoáng khí của đất

Đất bị nén chặt với dung trọng cao, cấu trúc kém thường là đất có độ thóang khí kém. Độ rỗng của đất được chiếm giữ bởi không khí và nước nên nước và không khí trong đất có tỉ lệ nghịch. Đất thóat nước tốt, thường hàm lượng oxy hòa tan không là yếu tố giới hạn sinh trưởng của cây. Cây trồng khác nhau, mức độ nhạy cảm với hàm lượng oxy trong đất khác nhau, ví dụ cây lúa nước và cây thuốc lá.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng cây trồng

Phản ứng của đất

pH đất ảnh hưởng đến khả năng hữu dụng của 1 số chất dinh dưỡng như khả năng hữu dụng của P thấp trên đất chua, Al hòa tan mạnh trên đất chua có thể gây độc cho cây. Một số vi sinh vật gây bệnh của chịu ảnh hưởng bởi pH, ví dụ bệnh ghẽ vỏ khoai tây có thể kiểm soát được khi pH

Chủ Đề