Vì sao phụ nữ thường hay chéo chân

Rất nhiều người có thói quen ngồi bắt chéo chân, đặc biệt là phụ nữ. Nhiều bà mẹ còn dạy con gái họ ngồi theo tư thế này ở tuổi bắt đầu trưởng thành để thể hiện sự quý phái. Trong khi bắt chéo chân có vẻ rất duyên dáng, họ sẽ phải đánh đổi nó với một số nguy cơ về sức khỏe.

Bắt chéo chân rất duyên dáng, đổi lại bạn sẽ gặp một số nguy cơ về sức khỏe

Điều đầu tiên, dễ dàng nhận thấy ngồi chéo chân ảnh hưởng đến lưng. Tư thế này ngăn cản bạn ngồi thẳng người lên. Thay vào đó, nó buộc sống lưng phải duy trì một điểm cong nhất định. Qua thời gian dài, điều này có thể gây căng thẳng và biến dạng cột sống. Cuối cùng là một vài cơn đau thường xuyên ở phần lưng dưới, thứ sẽ khiến bạn vừa đau đớn vừa khó chịu.

Tiếp theo đau lưng, ngồi bắt chéo chân ở đầu gối sẽ khiến bạn tăng huyết áp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi ngồi ở tư thế này trong thời gian dài, huyết áp của chúng ta tăng lên. Không khó hiểu khi ngồi bắt chéo chân chèn ép một số mạch máu. Điều đó khiến tim phải hoạt động mạnh hơn, đảm bảo lượng máu bơm tới những phần xa nhất trên cơ thể.

Đàn ông cũng có thói quen bắt chéo chân trên đầu gối

Mặc dù vậy, lưu lượng máu vượt qua điểm bắt chéo chân cũng sẽ giảm. Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy tê chân nếu bỏ quên tư thế này quá lâu. Nguyên nhân chính đến từ việc máu bị dồn ứ và tích tụ. Dây thần kinh xương mác bị vô hiệu hóa tạm thời dẫn đến bạn không thể cử động các ngón chân của mình.

Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng tình trạng tăng huyết áp khi bắt chéo chân chỉ diễn ra nhất thời. Huyết áp của các tình nguyện viên trong nghiên cứu hạ về mức bình thường sau 3 phút ngừng bắt chéo chân. Dẫu vậy, nó vẫn là một lời cảnh báo dành cho bạn, nhất là với những người ở sẵn trong tình trạng cao huyết áp.

Một số bằng chứng trước đây chỉ ra rằng bắt chéo chân là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch. Các nghiên cứu gần đây đã bác bỏ điều này. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là tư thế bắt chéo chân gia tăng nguy cơ phát triển các cục máu đông, nhất là ở những người mắc bệnh đông máu tĩnh mạch.

Hãy bắt chéo chân ở mắt cá thay vì trên đầu gối

Thói quen ngồi bắt chéo chân tiềm ẩn một số nguy cơ về sức khỏe, vậy bạn nên thay đổi nó như thế nào?

Theo các bác sĩ và chuyên gia, nếu bắt buộc phải bắt chéo chân khi mặc váy, phụ nữ nên làm điều này ở vị trí mắt cá chứ không phải đầu gối. Tư thế này cắt giảm đáng kể nguy cơ về sức khỏe mà họ gặp phải. Ngoài ra, bất cứ một tư thế ngồi nào được duy trì quá lâu cũng sẽ không tốt cho bạn. Đôi chân thỉnh thoảng cần được di chuyển qua lại để máu dễ dàng lưu thông.

Tham khảo Sun-gazing, BBC

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@yersinclinic.com để đặt hẹn và được tư vấn.

Nhưng có một tư thế ngồi đặc biệt nguy hại, đó là ngồi bắt chéo chân. Cách ngồi này gây ra rất nhiều tác hại, từ hình thành cục máu đông đến huyết áp cao và các vấn đề về lưng, theo Live Strong.

1. Tăng nguy cơ cục máu đông

Tiến sĩ Marc Bonaca, phó giáo sư, phát ngôn viên của Đại học Tim mạch Mỹ, cho biết việc gồi bắt chéo chân làm cản trở một số tĩnh mạch ở chân, làm chậm lưu lượng máu. Từ đó, máu có thể lắng đọng trong tĩnh mạch, có thể làm tăng nhẹ nguy cơ cục máu đông ở chân, dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, bác sĩ Bonaca nói.

Tuy thực tế, rất khó để một người bình thường phát triển cục máu đông do ngồi bắt chéo chân. Tiến sĩ Bonaca kêu gọi tránh ngồi trong tư thế này lâu hơn 10 -15 phút, theo Live Strong.

Riêng đối với những người có yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông cao, cần phải tránh ngồi bắt chéo chân.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, đó là những người có các yếu tố sau:

• Bênh nhân ung thư

• Có tiền sử gia đình bị cục máu đông

• Nhập viện gần đây

• Khi đi máy bay đường dài

Phải ngồi bất động trong một khoảng thời gian dài, ngồi bắt chéo chân có thể uốn cong các tĩnh mạch ở chân, làm hạn chế lưu lượng máu và có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch, khi máu đọng lại trong tĩnh mạch, tiến sĩ Bonaca nói. Vì vậy, ngồi bắt chéo chân sẽ thêm co thắt nhiều hơn và tăng nguy cơ đông máu. Khi đi máy bay đường dài, hãy đứng dậy và duỗi chân sau mỗi 30 phút, theo Live Strong.

• Mang thai

Thai phụ không nên ngồi bắt chéo chân. Khi mang thai, máu dễ đông hơn. Mặt khác, thai nhi nằm trên tĩnh mạch chủ dưới, làm hạn chế lưu lượng máu, bác sĩ Bonaca nói. Bắt chéo chân có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

2. Dẫn đến tư thế đi khập kiễng

Thường xuyên ngồi bắt chéo chân có thể xoắn vặn cơ thể ở vị trí không tự nhiên.

Một nghiên cứu nhỏ, được đăng trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu, cho thấy tư thế ngồi bắt chéo chân có thể gây vẹo cột sống, giảm chiều dài thân và biến dạng cột sống. Có thể gây ra dáng đi khập khiễng, tiến sĩ Hayden, phát ngôn viên của Hiệp hội Chỉnh hình Cột sống Mỹ, nói.

Mặc dù ban đầu có thể chưa thấy bất cứ điều gì không ổn khi ngồi với tư thế xấu này, nhưng nó mang lại hậu quả lâu dài cho xương, tiến sĩ Hayden cho biết.

Nhiều người thích ngồi bắt chéo chân vì cảm thấy thoải mái hơn.

Tiến sĩ Hayden giải thích rằng ngồi bắt chéo chân đặt các lực bất đối xứng lên các khớp giữa xương chậu và thắt lưng.

Lớp sụn ở các khớp chịu trọng lượng này có thể sưng lên khi bị lệch hoặc bị kích thích, có thể dẫn đến đau lưng, tiến sĩ Hayden cho biết, theo Live Strong.

4. Tăng huyết áp nhẹ

Nếu bạn đo huyết áp khi ngồi chéo chân, kết quả sẽ hơi cao hơn so với ngồi bình thường.

Huyết áp bị tăng tạm thời do lưu lượng máu bị hạn chế, nhưng nếu không bị huyết áp cao hoặc tiểu đường, thì không sao, bác sĩ Bonaca nói.

Ngay cả khi có bệnh mạn tính, nếu được kiểm soát, thì việc ngồi bắt chéo chân cũng không tác hại lâu dài.

Tiến sĩ Bonaca chỉ ra rằng nếu đo huyết áp tại nhà, cần phải ngồi đặt chân lên sàn để có kết quả chính xác.

5. Gây tê bại hoặc yếu chân

Bạn có thể cảm thấy ngứa ran hoặc tê chân khi bắt chéo chân, nhưng không có gì phải lo lắng.

Nguyên nhân chỉ là do sự chèn ép dây thần kinh mặt ngoài cẳng chân và sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại nào, tiến sĩ Bonaca nói. Có một nguy cơ nhỏ là lâu ngày có thể gây bại hoặc yếu, nhưng điều đó rất khó xảy ra, theo Live Strong.

Cách ngồi tốt nhất

Lý tưởng nhất là ngồi như Nữ hoàng Elizabeth! Chân không bắt chéo mà đặt trên sàn, lưng thẳng, mắt tập trung thẳng về phía trước.

Nếu thói quen ngồi bắt chéo chân đã ăn sâu đến mức bạn cảm thấy không thoải mái khi ngồi khác đi, tiến sĩ Hayden khuyến khích, ít nhất là nên đổi chân thường xuyên, theo Live Strong.

Vậy bạn có còn muốn ngồi bắt chéo chân?

Mặc dù bắt chéo chân không có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu bạn không thuộc nhóm có nguy cơ cao, nó vẫn có thể tác hại đến cột sống lưng của bạn, theo Live Strong.

Tin liên quan

Hiện tượng phù chân khi mang thai ở những tháng cuối khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này. Thực tế, triệu chứng phù nề chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, một số trường hợp cho thấy hiện tượng chân bị phù nề lúc mang thai có liên quan đến bệnh tiền sản giật ở thai phụ.

1. Các nguyên nhân dẫn đến phù chân khi mang thai

Nhiều thai phụ thắc mắc không biết vì sao trong giai đoạn 3 tháng cuối cơ thể xuất hiện triệu chứng phù nề chân gây ra những khó khăn trong đời sống hằng ngày. Để lý giải về hiện tượng sinh lý này, các bác sĩ chia sẻ một vài nguyên nhân sau đây:

Hiện tượng phụ nữ phù chân khi mang thai

  • Tuần tuổi thai nhi càng lớn thì tử cung của mẹ bầu cũng lớn theo dần nên phần tĩnh mạch chủ dưới bị tác động. Cụ thể, những tĩnh mạch này phải chịu áp lực lớn do bị chèn ép. Việc chèn ép làm giảm lưu lượng bơm máu về tim từ chi dưới nên máu thường tụ lại ở chân nhiều hơn, gây ra triệu chứng phù nề. Nhất là là phần mắt cá và mu bàn chân có thể nhận thấy rõ rệt.

  • Hiện tượng phù chân khi mang thai còn xuất phát từ nguyên nhân hocmon bị thay đổi. Chính sự thay đổi này đã khiến cho thành của tĩnh mạch mềm hơn bình thường, gây ra những cản trở trong quá trình di chuyển máu về tim.

  • Ngoài ra, triệu chứng phù nề chân cũng có thể xuất hiện nếu mẹ bầu đứng quá lâu, hoạt động mạnh, mang giày cao gót quá nhiều. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của mẹ bầu nếu thiếu Kali hoặc quá nhiều Natri cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù chân

2. Triệu chứng bất thường khi bị phù chân ở mẹ bầu

Hiện tượng phù chân khi mang thai là triệu chứng bình thường ở hầu hết chị em phụ nữ trong giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường khi bị phù nề chân. Theo bác sĩ, phù nề chân không chỉ là biểu hiện về mặt sinh lý mà còn có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng bất thường xuất hiện trong giai đoạn này?

Sau đây là một số triệu chứng mà mẹ bầu cần ghi nhớ để dễ dàng nhận biết và thăm khám bác sĩ kịp thời. Cụ thể gồm:

  • Khi chân có triệu chứng phù nề, thai phụ đã chủ động nghỉ dưỡng nhưng vẫn không thuyên giảm. Tình trạng phù nề chân kéo dài trong nhiều ngày.

  • Ngoài mu bàn chân thì mặt và tay cũng có triệu chứng sưng phù.

  • Theo thời gian, triệu chứng sưng phù ngày một nặng hơn, tức ngày càng sưng nhiều hơn.

Tình trạng mu bàn chân sưng phù kéo dài

  • Kèm theo triệu chứng đau đầu.

  • Thị giác có biểu hiện lạ, đôi khi không nhìn thấy rõ, hình ảnh lờ mờ.

  • Đau bụng vùng hạ sườn dữ dội.

  • Ngoài ra, ở thai phụ còn có một số triệu chứng khác, điển hình như nôn ói,...

Với những dấu hiệu trên đây, cho thấy hiện tượng phù nề chân có thể xuất phát từ triệu chứng tiền sản giật. Hội chứng được lý giải là tình trạng huyết áp tăng cao do thai kỳ, đôi khi còn có sự xuất hiện của lượng protein tồn tại trong nước tiểu quá cao. Căn bệnh này không chỉ gây co giật ở sản phụ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Do đó, các mẹ bầu và người thân nên cẩn trọng và theo dõi tỉ mỉ các triệu chứng cơ thể trong quá trình mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ.

3. Một số phương pháp giảm triệu chứng phù chân

Trong giai đoạn mang bầu 3 tháng cuối, hiện tượng phù nề chân ở thai phụ gây ra những cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của mẹ bầu. Mặc dù, các triệu chứng này sẽ tự động mất đi sau khi sinh con nhưng thai phụ vẫn cần được quan tâm và giúp đỡ để giảm bớt tình trạng sưng phù. Vậy làm thế nào để tình trạng phù nề chân ở mẹ bầu được thuyên giảm? Sau đây là một số phương pháp giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và hạn chế sưng phù chân hiệu quả:

3.1. Chế độ sinh hoạt và vận động

  • Thai phụ không nên đứng một chỗ quá lâu, cần có sự di chuyển, vận động, đi lại nhẹ nhàng.

  • Không nên ngồi vắt chéo chân vì sẽ cản trở sự lưu thông của máu. Tốt nhất nên duỗi thẳng chân khi ngồi hoặc kê chân cao bằng đầu gối khi nằm.

  • Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục bàn chân, massage cũng giúp mẹ bầu hạn chế bị phù nề chân. Đồng thời, giúp quá trình vận chuyển máu diễn ra dễ dàng, giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút. Bài tập thể dục cho chân được mẹ bầu áp dụng phổ biến là duỗi chân, gập chân và xoay chân theo hình tròn.

Tập thể dục để hạn chế bị phù chân khi mang thai

  • Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái nhằm giảm thiểu áp lực cho những tĩnh mạch chủ trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới lên tim.

  • Tuyệt đối không mang giày cao gót hoặc giày có quai hậu quá chật. Những đôi dép bệt sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng đi lại hơn.

  • Tránh mặc những quần áo quá chật, quá ôm vào người vì chúng sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở.

  • Không nên mang tất nhiều, đặc biệt không mang những đôi tất có phần bo ở mắt cá chân hoặc bắp chân. Nếu sử dụng tất, các mẹ bầu nên lựa chọn những đôi tất dành riêng cho phụ nữ mang thai nhé!

  • Hình thành và duy trì thói quen tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và lưu thông máu tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tập luyện những bài tập hoạt động mạnh. Ưu tiên tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng hoặc các bài tập thể dục đơn giản dành cho mẹ bầu.

  • Để giảm sưng tạm thời, mẹ bầu có thể sử dụng phương pháp áp lực nước bằng cách đi bộ hoặc đứng trong hồ bơi.

  • Trong điều kiện thời tiết nóng bức, nên tìm cách giữ mát cho cơ thể.

3.2. Chế độ ăn

  • Trong chế độ ăn uống, mẹ bầu cần hạn chế những thức ăn mặn, giảm hàm lượng muối trong đồ ăn.

  • Nếu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phù chân khi mang thai là do thiếu kali thì có thể bổ sung chất này bằng các nguồn thực phẩm giàu kali. Chẳng hạn như cải bó xôi, chuối, nước cam, đậu nành,...

Hạn chế hàm lượng muối trong khẩu phần ăn

  • Không nên sử dụng những thức ăn nhanh như khoai tây chiên, thức ăn đóng hộp. Vì hàm lượng chất béo trong các món ăn này thường rất lớn, góp phần tăng nguy cơ phù nề ở thai phụ.

  • Không nên dùng những đồ ăn, thức uống có thể giữ nước, điển hình như những đồ uống có chứa cafein, nhất là coffee và trà.

  • Uống nhiều nước.

Để giúp mẹ bầu được thư giãn, chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi sinh con, người thân cần có sự quan tâm và chăm sóc tận tình. Đặc biệt, trong thời gian cuối của thai kỳ, những triệu chứng cơ thể thường gây ra cảm giác khó chịu, cản trở những sinh hoạt thường ngày. Do đó, các mẹ bầu rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người thân, nhất là người chồng.

Trên đây là một số chia sẻ rất hữu ích về các vấn đề xoay quanh hiện tượng phù chân khi mang thai. Với những thông tin này, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ hiểu và quan tâm nhiều hơn đến mẹ bầu. Đồng thời, hỗ trợ mẹ bầu thực hiện một số phương pháp nhằm giảm thiểu tình trạng sưng phù chân và mang lại cảm giác thoải mái nhất.

Video liên quan

Chủ Đề