Bệnh tiểu đường có nên ăn khuya

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý: hạn chế đồ ngọt, thực phẩm giàu mỡ, tăng cường rau xanh,... giúp ổn định đường huyết và làm chậm tiến trình biến chứng.

Một chế độ ăn được kiểm soát là hết sức quan trọng đối với người bị tiểu đường. Nếu không kèm theo một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn sẽ không thể nào kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Bạn cũng không nhất thiết phải từ bỏ hoàn toàn đồ ngọt hay sống cả đời với những “thực phẩm nhạt nhẽo”. Với những lời khuyên sau đây của chúng tôi, bạn vẫn có thể thưởng thức các món ăn yêu thích của mình và tận hường niềm vui từ các bữa ăn đem lại.

Mục tiêu chung của chế độ ăn trong bệnh tiểu đường

  1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt.
  2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.
  3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý.
  4. Ngăn chặn hay làm chậm quá trình xuất hiện biến chứng của bệnh tiểu đường.
  5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.

Tuy nhiên không thể nào có một chế độ ăn được áp dụng chung cho tất cả mọi người, mà mỗi cá nhân cần phải tự xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp, phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mức cân nặng, giới tính.
  • Nghề nghiệp [mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng].
  • Thói quen và sở thích.

Luôn lạc quan giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn

Chế độ ăn của mỗi người phải tuân thủ quy tắc chung như sau

  1. Lượng carbohydart [chất bột] và chất béo đơn chưa bão hòa [ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương…] chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy thuộc vào cân nặng của bệnh nhân [để giảm cân hay duy trì cân nặng thích hợp].
  2. Hạn chế các loại chất béo bão hòa [mỡ động vật] và các loại chất béo đã qua chế biến [các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học, hoặc đã qua chiên xào rồi dùng lại].
  3. Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.
  4. Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.
  5. Nên ăn theo đúng bữa trong ngày [sáng, trưa, chiều]. Không nên ăn nhiều bữa nhỏ. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng [trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối].

Một số điểm cần lưu ý

  1. Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài,  trừ trường hợp bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
  2. Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Cần phải cẩn thận xem xét thật kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáo này, hơn nữa giá thành của chúng thường cao.
  3. Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.

Trái cây

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh và trái cây

  1. Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose [đường mía] do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được.
  2. Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.
  3. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch [tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol] vì vậy nên dùng với lượng vừa phải.
  4. Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.
  5. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.

Sữa và các loại sản phẩm từ sữa

  1. Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường.
  2. Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.
  3. Bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít [hay không béo], hay sữa đậu nành. Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người đái tháo đường.
  4. Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng [điểm tâm] hay buổi trưa.
  5. Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn [với năng lượng tương đương]. Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì, rẻ tiền và dễ kiếm hơn.

Tóm lại, không có một chế độ ăn nào áp dụng chung cho tất cả mọi người. Thông qua tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bệnh nhân có thể tự xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho riêng mình tùy theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và sở thích. Trên tinh thần nắm được quy tắc chung và tự theo dõi mức đường huyết, chúng tôi mong rằng tất cả các bệnh nhân sẽ luôn luôn cảm thấy vui khỏe, không quá lo lắng, khó khăn trong việc thực hiện và tuân thủ chế độ ăn cho mình.

Xem thêm: 

XEM THÊM CHIA SẺ CÁCH TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ

Nhiều người thắc mắc rằng liệu thói quen thức khuya có bị tiểu đường không? Đã có nghiên cứu nào chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tiểu đường và việc thức khuya hay không? Có thể nói rằng, thói quen thức khuya không chỉ để lại nhiều tác hại xấu cho cơ thể, mà còn tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tiểu đường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này từ các phân tích trong bài.

Thức khuya có bị tiểu đường không?

Đôi lần trong đời của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hoặc không có thời gian để ngủ. Tình trạng này lặp lại liên tục sẽ rất dễ khiến suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ và khả năng tư duy. Thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể phải "đối mặt" với vô số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tiểu đường.

Khi thiếu ngủ hoặc không ngủ đủ giấc, quá trình sản sinh Insulin sẽ gặp nhiều cản trở, dẫn đến nồng độ Insulin giảm nhanh chóng. Insulin là một hoạt chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khi nồng độ Insulin giảm sẽ khiến hội chứng chuyển hóa xuất hiện nhiều vấn đề, đường huyết không ổn định dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Việc thức khuya có bị tiểu đường không? Câu trả lời chính là CÓ. Khi thiếu ngủ sẽ gây cản trở sản sinh Insulin - một hoạt chất đóng vai trò kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

Theo như kết quả nghiên cứu trên 1620 người từ 47 tuổi đến 59 tuổi ở Hàn Quốc, trong đó có 480 người dậy sớm, 95 người thức khuya và 1045 người ở giữa hai nhóm này. Kết quả đã cho thấy rằng, số người thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn trao đổi chất cao hơn 1,7 lần so với 2 hai nhóm còn lại. Họ sẽ đối mặt với nhiều biểu hiện xấu của sức khỏe như cao huyết áp, lượng đường trong máu cao, mức Cholesterol xấu cao,... Những biểu hiện này đều dễ khiến họ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Những tác hại của việc thức khuya

Ngoài việc gây ra bệnh tiểu đường, thức khuya còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Một nghiên cứu đã thực hiện trên 15 thanh niên có độ tuổi trung bình là 23 tuổi trong vòng 2 ngày. Họ sẽ ngủ hơn 8 tiếng trong ngày đầu tiên. Sang đến ngày thứ 2, một nửa sẽ không ngủ cả đêm và một nửa sẽ ngủ hơn 8 tiếng. Họ được tiến hành lấy mẫu mô của mỡ dưới da và cơ xương để kiểm tra mức độ biểu hiện của gen, Protein. Kết quả cho thấy rằng nhóm người không ngủ cả đêm thứ hai có các dấu hiệu bất thường trong trao đổi chất, mô xương giảm, kích thích tích tụ chất béo.

Không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thức khuya còn để lại nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch.

Điều này đã chứng minh rằng, việc thức khuya là một "sát thủ" ngầm tàn phá cơ thể. Một số tác hại của thói quen thức khuya thường xuyên:

  • Suy giảm trí nhớ, rối loạn chức năng não bộ.
  • Giảm sức đề kháng, dễ bệnh vặt, cơ thể thiếu sức sống, uể oải và mệt mỏi.
  • Hoa mắt chóng mặt, ù tai, thính giác và thị giác giảm.
  • Rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, stress, trầm cảm.
  • Ăn uống không ngon miệng, vị giác kém.
  • Lão hóa da nhanh, da nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều quầng thâm ở mắt.
  • Tăng cân không kiểm soát, dễ béo phì.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày,...

Những việc nên làm cho người tiểu đường trước khi ngủ

Nếu không may mắn mắc bệnh tiểu đường, thì bạn cần phải duy trì thói quen sống lành mạnh, tập ngủ sớm, ăn uống khoa học, tập thể thao đều đặn để kiểm soát tốt bệnh tình. Để giảm tình trạng thức khuya khiến bệnh tiểu đường diễn biến nặng, trước khi ngủ bạn nên làm những việc sau:

Kiểm tra đường huyết

Việc kiểm tra đường huyết là điều cần thiết mỗi ngày của bệnh nhân tiểu đường. Thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu. Đồng thời, bác sĩ điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn khi kê toa thuốc và đưa ra những cách chữa trị khác. Họ cũng sẽ biết rõ được tình trạng hiện tại của bạn có đáp ứng tốt với đơn thuốc đang điều trị không, nồng độ đường huyết có giảm tốt không. Thường thì chỉ số đường huyết lý tưởng là dao động trong khoảng từ 90mg/dL đến 150 90mg/dL.

Thường xuyên kiểm tra đường huyết, nhất là trước khi ngủ sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát nồng độ đường huyết ổn định.

Tránh ăn no trước khi ngủ

Khi bạn ăn quá no trước khi ngủ, lượng đường trong máu sẽ rất dễ tăng vào khoảng thời gian từ 2 giờ đến 8 giờ sáng. Nguyên nhân xuất phát từ việc ăn quá no thì cơ thể tiêu hóa không kịp, dẫn đến dư thừa Carbohydrate. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ nên ăn nhẹ trước khi ngủ. Bữa ăn nhẹ là những món giàu chất xơ, ít béo để cơ thể dễ tiêu hóa. 

Tránh xa thực phẩm chứa cồn, Caffeine, chất kích thích

Cà phê, nước ngọt có gas, rượu bia, chất kích thích,... đều là "khắc tinh" của bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, trước khi đi ngủ bạn nên tránh xa các thực phẩm này. Ngoài việc làm tăng calo, tăng lượng đường trong máu, các thực phẩm này còn khiến bạn khó ngủ. Giấc ngủ bị gián đoạn cũng là một trong những ảnh hưởng không tốt cho đường huyết của bạn.

Tóm lại, việc thức khuya sẽ gây nhiều tổn hại cho cơ thể, dễ khiến bạn bị tiểu đường và các bệnh lý nguy hiểm khác. Qua các nội dung trong bài, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Việc thức khuya có bị tiểu đường không?”. Hãy tập thói quen ngủ sớm và đúng giờ, nó không chỉ giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật, mà còn giúp bạn luôn tỉnh táo vào ngày hôm sau, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Video liên quan

Chủ Đề