Vì sao phomat có mùi lạ đặc trưng

Những loại phô mai sau đây rất đặc biệt vì chúng có mùi hương không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng nếu đã thưởng thức thì mê lắm đấy.

1. Époisses de Bourgogne - Pháp

Époisses de Bourgogne [thường gọi tắt là Époisses] được sản xuất tại làng Époisses và một số khu vực lân cận của Pháp. Đây là loại pho mát có quá trình chế biến phức tạp. Theo tương truyền, Époisses được Hoàng đế Napoleon yêu thích. 

Đặc sản này phổ biến vào đầu thế kỷ 20, nhưng sau đó biến mất trong Thế chiến II. Đến tận năm 1946, hai gia đình tại làng Bourgogne bắt đầu làm chúng, và Époisses nhanh chóng trở thành một loại pho mát nổi tiếng. 

Époisses được Hoàng đế Napoleon yêu thích. 

Époisses được làm từ sữa bò, sau đó ngâm nước muối và để trong hầm có độ ẩm cao. Sau khoảng một tháng, pho mát được ngâm và rửa bằng hỗn hợp nước và rượu brandy nhiều lần trong tuần và phải trải 6 tuần như thế mới ra thành phẩm. Époisses có vị đậm đà, béo ngậy, với mùi đặc trưng. Tuy nhiên, với nhiều người, loại pho mát này thực sự khó ngửi. Époisses nặng mùi đến mức nó còn bị cấm mang theo lên các phương tiện công cộng của Pháp.

2. Casu Marzu - Ý

Casu Marzu là một loại pho mát rất được ưa chuộng ở vùng Sardinia, Ý. Dù vậy đây là loại pho mát nhiều người sẽ từ chối khi được mời thưởng thức, phần bởi nó nặng mùi và phần bởi trong miếng pho mát, bạn sẽ thấy rất nhiều con giòi trắng lúc nhúc. Nhưng tất nhiên với những người ăn được, đây lại là loại pho mát có vị béo, đậm đà tuyệt vời.

Casu Marzu được làm từ loại pho mát sữa cừu có tên là Pecorino. Cụ thể người ta sẽ cấy giòi vào Pecorino thông qua những con ruồi Piophila casei.

Món phô mai này cực kì mềm và có vị rất cay, thường làm người ăn phải ứa nước mắt.

Các ấu trùng của loài ruồi này sẽ phá vỡ chất béo của pho mát và mang đến cho loại pho mát này kết cấu mềm mại bất chấp nó nặng mùi và có vị rất cay. Đặc biệt Casu Marzu chỉ ăn được khi giòi còn sống, còn nếu giòi đã chết, người ăn rất dễ bị ngộ độc. Do yếu tố an toàn thực phẩm, Casu Marzu bị cấm ở Ý, bất chấp điều đó, vẫn có người sẵn sàng mua Casu Marzu ở chợ đen để thưởng thức.

3. Pho mát Limburger - Mỹ

Pho mát limburger có nguồn gốc từ thế kỷ 19 ở vùng gần Bỉ và Hà Lan ngày nay. Loại pho mát này được miêu tả là có mùi giống như mùi tất thối nên không phải ai cũng muốn thưởng thức. Nhưng cũng có những người  cảm nhận được vị ngon của Limburger. 

Chỉ có một nhà máy phô mai duy nhất tại Monroe, Wisconsin chịu trách nhiệm cho việc sản xuất toàn bộ phô mai Limburger ủ muộn ở Mỹ.

Được biết chỉ có một nhà máy pho mát duy nhất tại Monroe, Wisconsin được sản xuất pho mát Limburger ủ muộn ở Mỹ bởi mùi của nó quá nặng mùi và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư quanh vùng. Những người mê pho mát Limburger thường ăn loại pho mát này kèm mù tạt và vài lát hành.

4. Vieux Boulogne – Pháp

Vieux Boulogne – Pháp bị coi loại pho mát kem mềm mại này là thứ thực phẩm có mùi "thối" nhất trên thế giới. Mùi của Vieux Boulogne thậm chí bị so sánh với mùi của một nhà vệ sinh không ai cọ rửa trong thời gian dài. Nhưng sở dĩ nó tồn tại được là bởi có nhiều người mê mẩn hương vị của nó và cho rằng nó ngon đến không cưỡng lại nổi.

Mùi của Vieux Boulogne được xem là loại thực phẩm nặng mùi nhất thế giới.

Sở dĩ pho mát Vieux Boulogne "khó ngửi" đến thế là bởi lớp vỏ của nó được ngâm tới 9 tuần. Mùi của Vieux Boulogne thậm chí còn đánh bại cả Époisses de Bourgogne - loại pho mát "nặng mùi" đã bị cấm mang đi trên các phương tiện giao thông công cộng ở Pháp.

5. Cabrales - Tây Ban Nha

Cabrales là một loại pho mát xanh nổi tiếng được sản xuất tại Asturias, Tây Ban Nha. Sữa để làm ra pho mát Cabrales đích thực phải là nguồn sữa đến từ các trang trại của thị trấn Asturias. Sữa tươi được làm lạnh trong 24 giờ trước khi đi vào bể xử lý để làm sữa đặc lại và đóng cục. Sau đó, các cục sữa sẽ được cắt bằng máy để tạo thành khối rồi được đưa vào ủ trong các hang động của dãy núi Picos de Europa ở Tây Ban Nha. 

Độ ẩm siêu cao và nhiệt độ mát mẻ của hang đá vôi tạo điều kiện hoàn hảo cho một chủng nấm penicillium phát triển. Nấm sẽ ăn sâu vào trong bánh pho mát tạo thành những đường gân xanh đặc trưng và đem đến mùi vị khiến nhiều người phải bịt mũi.

Cabrales là một loại phô mai xanh đặc trưng được sản xuất tại Asturias, Tây Ban Nha.

Theo đó, đây là một trong những loại pho mát xanh có mùi hôi nặng nhất thế giới nhưng có giá trị dinh dưỡng và đắt đỏ bậc bậc nhất, cũng như được công nhận về mặt giá trị trên toàn thế giới. Một trong những địa điểm sản xuất pho mát nổi tiếng được thế giới công nhận là nhà máy pho mát Valfriu. Thông thường, phải mất từ 3 - 6 tháng để làm ra một cục pho mát nặng khoảng 2kg. Đây cũng là lý do loại pho mát này đắt đỏ đến thế.

Năm 2020, một bánh pho mát Cabrales đã lập Kỷ lục Guinness khi nó được bán với giá 20,500 Euro [tương đương hơn 570 triệu] trong một cuộc đấu giá.

Phô mai Cabrales là một trong những loại phô mai xanh có mùi hôi nặng nhất thế giới.

Page 2

Sự kết hợp giữa cà phê và các nguyên liệu độc đáo hoặc quy trình chế biến đã khiến những món cà phê này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất thế giới. Hương vị thơm ngon, hậu vị dậm đà khiến cho cà phê được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh những thức uống cà phê nguyên gốc, cà phê cũng được chế biến với những công thức thơm ngon khác nhau, giúp cho thức uống này trở nên đa dạng về hương vị và hấp dẫn được nhiều người hơn. Cùng 2DEP tìm hiểu 7 công thức kết hợp pha chế thức uống từ cà phê được mọi người ưa chuộng nhé.

Kopi Joss

Kopi Joss là tên gọi của loại cà phê than đá nổi tiếng tại Indonesia. Người dân ở đây cho rằng khi dùng một viên than đá nóng bỏ vào ly cà phê sẽ trung hoà độ axit có trong cà phê, từ đó giảm bớt hậu chua và bảo vệ cho dạ dày. Cũng như bao loại cà phê khác, cà phê Kopi Joss cũng là cà phê phin, trước khi uống người ta thường bỏ một viên than nóng đã thổi sạch bụi tro vào ly cà phê. Khi uống thì vớt viên than ra rồi uống như bình thường.

Kopi Joss là cà phê than đá độc đáo đến từ Indonesia.

Kaffeost

Đây là một sự kết hợp đến từ đất nước Phần Lan. Theo truyền thống của đất nước này, cà phê đươc dùng chung với một loại phô mai cắt nhỏ có tên là Juustoleipa. Những miếng phô mai nướng này từ từ tan ra trong ly cà phê, làm giảm đi vị đắng của cà phê nguyên gốc và tạo ra hương vị thơm béo đặc trưng.

Kaffeost là sự kết hợp giữa phô mai nướng Phần Lan và cà phê nguyên chất.

Cà phê trứng

Món cà phê đến từ Việt Nam này là một trong những loại cà phê độc đáo của thế giới, sở dĩ như vậy bởi loại cà phê này lại được kết hợp với trứng. Cụ thể người ta sẽ dùng lòng đỏ đánh bông cùng với đường và sữa đặc cho đến khi lòng đỏ biến thành hỗn hợp kem bông, mềm thơm, ngậy. Cà phê sau khi pha xong sẽ đổ xuống phía dưới rồi đỏ hỗn hợp trứng đánh lên trên. Khi uống, bạn sẽ cảm thấy vị đắng của cà phê hòa quyện với vị béo, ngọt của kem trứng đánh và tất nhiên không hề tanh chút nào.

Cà phê trứng là sự kết hợp thơm ngon, béo ngậy của lòng đỏ trứng và cà phê nguyên chất.

Kopi Gu You

Nếu đã có dip được du lịch tại đất nước Singapore, chắc chắn bạn đã thử qua món cà phê bơ trứ danh này. Cũng giống như cà phê phô mai Phần Lan, Kopi Gu You là sự kết hợp giữa cà phê và một ít bơ được bỏ vào trong. Cùng với sữa đặc, pPhần bơ sau khi tan chảy sẽ hoà quyện vào cà phê tạo nên một màu nâu đẹp mắt, đem lại hương vị ngọt, béo đặc trưng. Người Singapore thường ăn bánh mì nướng chấm với cà phê này cho một buổi sáng trọn vẹn.

Kopi Gu You là cà phê hoà tan bơ với hương vị béo ngậy đến từ Singapore.

Meringue Coffee

Một món cà phê đẹp mắt được sáng tạo từ Hàn Quốc. Không chỉ có hương vị ngon, ngoại hình của thức uống này cũng đủ để hạ gục bạn ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy. Ly cà phê được trang trí bằng chiếc bánh meringue giòn xốp, ngọt ngào, đẹp mắt như một đoá hoa sen trắng nở giữa hồ. Nhìn vào độ hoành tráng của thức uống này là cũng đủ làm ta say đắm rồi.

Meringue là thức uống cà phê đẹp mắt đến từ Hàn Quốc.

Kaffe Tonic 

Một món cà phê giải khát vào những ngày hè oi bức tại sao không? Kaffe Tonic là sự kết hợp giữa espresso, soda tonic và đá lạnh. Đây là một thức uống được ưa chuộng tại Thuỵ Điển. Hương vị thanh, mát khi có sự góp mặt của soda và đá lạnh nhưng vẫn có mùi thơm của cà phê nguyên chất sẽ giúp bạn tỉnh táo và sảng khoái.

Kaffe Tonic được xem như một thức uống mùa hè của người dân Thuỵ Điển.

Page 3

Kopi Joss là tên cà phê nổi tiếng của Indonesia, uống cùng than đá nóng. Đây là thức uống truyền thống được cho là tốt cho sức khoẻ của đất nước này.

Cà phê được xem là thức uống phổ biến và được ưa thích trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, cà phê được biến tấu về cách pha chế, nguyên liệu, tạo nên sự phong phú cho thế giới cà phê. Chẳng hạn như Indonesia với món cà phê nổi tiếng mang tên Kopi Joss hay còn gọi với cái tên Cà phê than đá. Chữ 'Joss' trong tên của cà phê này được lấy từ biểu diễn âm thanh than củi đang cháy lên.

Ly cà phê Kopi Joss được cho là tốt cho sức khoẻ vì trước khi uống người ta cho một viên than nóng để trung hoà tính axit.

Kopi Joss ra đời năm 1960, từ một quán cà phê vỉa hè năm 1960. Chủ quán khi ấy đã phát hiện ra rằng, nếu bỏ một hòn than đá nóng vào có thể trung hoà tính axit có trong cà phê. Cụ thể cà phê sẽ giảm được hậu chua và điều này rất tốt cho dạ dày.

Với cách làm này, những viên than đá sau khi được "nướng" đỏ, sau đó thổi hết bụi tro rồi bỏ vào cà phê. Khi cục than nguội đi thì khách sẽ vớt ra và thưởng thức ly cà phê. Đây được cho là cách uống cà phê tốt cho sức khoẻ, cũng vô cùng độc đáo của người Indonesia.

Bí quyết để ly cà phê được giảm tính axit, bảo vệ dạ dày nằm ở những viên than hồng nóng rực này.

Kopi Joss được đánh giá là có hương thơm và đậm vị caramel. Bạn có thể tìm thấy Kopi Joss trên các xe đẩy bán nhiều loại thực phẩm, đồ uống được tìm thấy trên đường, tên của những chiếc xe này là Angkringan. Đây là một thức uống khá phổ biến trong ẩm thực đường phố Indonesia.

Một ly cà phê Kopi Joss có cách pha không khác gì cà phê bình thường. Vẫn là bột cà phê, thêm đường hoặc sữa, pha trên phin, đợi đến khi cà phê nhỏ giọt thì có thể uống. Nét độc đáo nằm ở viên than đá giúp trung hoà tính axit có trong cà phê, giảm bớt vị chua chua, không tốt cho bao tử. Đối với những ai không thích hậu chua khi uống cà phê thì đây là một món cà phê rất thích hợp.

Bạn có thể tìm thấy ly cà phê Kopi Joss ở bất kì xe đẩy Angkringa nào trên đường phố Indonesia

Đến Indonesia, đặc biệt là vùng Yogyakarta, đừng quên tìm ngay một xe đẩy trên đường phố và thưởng thức hương vị cà phê độc lạ này nhé. 

Page 4

Quả không hổ danh là di sản Văn hóa Phi vật thể của thế giới, cách pha chế của món cà phê cát có nhiều nét độc đáo cả về dụng cụ lẫn cách thưởng thức.

Cà phê trở thành một thức uống phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng 800 năm trước, khi xuất lệnh cấm đồ uống có cồn xuất hiện. Một trong những nước có nền công nghiệp cà phê phát triển mạnh thời đó là Thổ Nhĩ Kỳ với món cà phê cát. Được biết cà phê đun trên cát có nguồn gốc ở Yemen, sau đó trở nên phổ biến ở Trung Đông và từ từ được biết đến rộng rãi sang Bắc Phi và Đông Âu.

Cà phê cát có cách chế biến độc đáo.

Cafe cát có cách chế biến vô cùng độc đáo. Thay vì đun trực tiếp trên lửa, sau khi xay cà phê, người ta sẽ cho cà phê bột vào một bình kim loại nhỏ có cán cầm dài được gọi là ibrik/ cezve sau đó vùi vào chảo cát nóng để đun cà phê. Chậu cát to, nóng hổi này chính là nhân tố chính quyết định độ độc đáo của cách pha này. Cát vừa mịn lại có khả năng giữ nhiệt tốt, nóng lâu và hơi nóng phân tán đều. 

Chiếc cốc có tay cầm này là dụng cụ chuyên dụ để pha cà phê trên cát, có tên là Cezve/Ibrik.

Dù vậy, không phải cà phê cứ sôi là xong. Khi cà phê bắt đầu sủi bọt và tràn lên miệng bình, người pha phải nhanh tay nhấc ibrik ra khỏi cát nóng, đợi một lúc rồi mới đặt lại vào cát. Quy trình pha cà phê cát sẽ mất khoảng 3 lần như thế. Mỗi lần nhấc bình lên, người ta sẽ đổ dần một ít cà phê vào tách, đến lần cuối cùng thì người ta đổ tất cả nước và bã còn lại.

Cà phê được đun trên chảo cát từ từ cho đến khi sánh đặc lại.

Vậy hương vị cà phê cát của Thổ Nhĩ Kỳ có gì đặc biệt? Nhiều người cho biết hương vị của món cà phê cát rất đậm đà. Lý do bởi, hạt cà phê dùng để pha loại cà phê này vốn đều kén loại hạt ngon, kế đó, người dân Thổ Nhĩ Kỳ còn cho thêm một số gia vị đặc trưng vào đun cùng. Thưởng thức ly cà phê đun trên cát Thổ Nhĩ Kỳ bạn sẽ cảm nhận được hương vị cà phê đậm vị, sánh mịn như được thưởng thức toàn bộ tinh tuý của hạt cà phê.

À quên không nói với bạn, cà phê cát không thêm sữa đâu, cùng lắm chỉ dùng kèm với một viên đường mà thôi nên nếu không uống cà phê thì hãy chuẩn bị sẵn tinh thần nhé! Ngoài ra với các loại cà phê khác, đường cho sau khi pha chế, cà phê cát cho đường từ khi bắt đầu đun. 

Khi rót cà phê cát người ta sẽ rót luôn cả bã.

Với cách pha chế và hương vị độc đáo, năm 2013, món cà phê cát của Thổ Nhĩ Kỳ đã được di sản văn hoá thế giới phi vật thể. Tuy nhiên với những làn sóng cà phê mới mẻ, đặc biệt là là sóng cà phê thứ 3, ngay ở Thổ Nhĩ Kỳ, loại hình cà phê cát này cũng không còn quá nhiều. Nhưng dù sao đi chăng nữa, với một loại hình cà phê độc đáo thế này, nếu có điều kiện, tội gì mà không thể đúng không? 

Một điều thú vị nữa về cà phê cát là người ta còn dùng bã cà phê được pha bằng cà phê cát để xem bói. Cụ thể sau khi uống xong, người ta sẽ úp ngược cốc cà phê xuống đĩa và để nước dính quanh thành ly và hiển thị các hình thù. Từ hình thù trên đĩa, người ta sẽ phán về những sự kiện trong tương lai. 

Page 5

Một chút hương vị của cà phê trứng cho một buổi sáng thức dậy thì sao nhỉ? Cùng dò tìm các quán cà phê có món cà phê trứng ở Sài Gòn ngay nào!

Cà phê trứng là thức uống có nguồn gốc từ Hà Nội. Nhưng ngày nay, món này đã du nhập đến rất nhiều tỉnh thành và vì thế, ngay tại Sài Gòn, bạn cũng có thể thưởng thức được những tách cà phê trứng ngon.

Nấp Sài Gòn

Nấp Sài Gòn là một quán cà phê mộc mạc, bình dị ẩn mình sau những tán cây xanh nơi trung tâm Quận 1. Nếu là người có niềm yêu thích với món cà phê trứng ấm thì hãy trú tại Nấp Sài Gòn. Quán có cả 2 loại cà phê trứng nóng và cà phê trứng đá. Với món cà phê nóng, ly cà phê được đặt trên một cái chén dùng để giữ tách nhiệt giúp ly cà phê luôn ở trong trạng thái ấm nhất có thể. Cách thức phục vụ này có điểm tương đồng với cà phê Giảng ở Hà Nội.

Ánh nắng Sài Gòn tràn vào Nấp. Ảnh: @nap.saigo

Giá một tách cà phê trứng ở Nấp Sài Gòn là 65.000 đồng, với hương vị đậm đà, đặc trưng nên dù giá có hơi cao chút so với các loại cà phê thông thường nhưng chất lượng thì quả thực đỉnh cao. Ngoài cà phê trứng nóng thì tiệm còn có nhiều món đồ uống, đồ ăn nhẹ khác. 

@nap.saigon

L'amant Cafe

L'amant là một quán cafe xa hoa, tọa lạc đường Nguyễn Huệ. Quán có không gian cổ điển, mang dáng vẻ trầm lặng khác hẳn với sự ồn ào, náo nhiệt xung quanh. Menu quán đa dạng với đủ loại cà phê, trà, trong đó có cà phê trứng là món được nhiều giới trẻ Sài Gòn ưa chuộng. Cà phê trứng của L'amant không bị tanh, hương vị hài hòa, vị đắng của cà phê hòa tan với chút béo ngậy của trứng. Mỗi tách cà phê trứng sẽ đi kèm với chiếc bánh cookie giòn tan.

Ảnh: @rin.ngg

Ngoài đồ uống, L'amant cũng có nhiều loại bánh ngọt ăn kè, thích hợp với những ai yêu sự ngọt ngào. Hãy thử đến tiệm vào một ngày mưa, nhấp một ngụm cà phê trứng, nếm một miếng bánh thơm ngọt, ngày đó nhất định là một ngày chill!

Bánh ngọt được trang trí xinh xắn. Ảnh: @pushinnii. Okkio Caffe

Không gian của Okkio Caffe không rộng, đặc biệt là so với lượng khách đến đây mỗi ngày. Nhưng người yêu cafe trứng ở đây lại cho rằng,để thưởng thức hương vị ngon tuyệt của món cà phê trứng thứ thiệt thì chen chúc một chút thì có hề hấn gì?

Ảnh: @okkiocaffe

Cà phê trứng tại đây có lớp kem trứng béo ngậy, vị ngọt của sữa hòa lẫn với cà phê đắng không đường, tạo nên sự cân bằng tinh tế. Mỗi một lần nhấp môi, hương vị cà phê trứng lại đọng lại ở cổ họng sự đắng nhẹ của cà phê rồi lại tới sự béo ngậy của kem trứng, thi vị khó tả. Đó cũng là lý do dù giá một ly lên tới 70 ngàn, nhưng nhiều người vẫn khẳng định sẽ quay lại để tiếp tục thưởng thức.

Mỗi tách cà phê đi kèm một chiếc bánh cookie cute. Ảnh: @okkiocaffe

Vậy đấy, chẳng phải lặn lội ra Hà Nội để uống một ly cà phê trứng chuẩn vị, ngay trong trung tâm thành phố Sài Gòn, có biết bao tiệm cà phê có món cà phê trứng nóng, đá đang chờ đợi bạn ghé qua đấy!

Page 6

Video liên quan

Chủ Đề