Vì sao nhân viên trẻ chuyển việc

Tìm kiếm cơ hội, việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm của nhiều bạn hiện nay. Tuy nhiên, thói quen “nhảy việc” của nhiều người đang ngày một gia tăng. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!

Khác với số đông yêu thích công việc ổn định, nhiều bạn trẻ xem hình thức “nhảy việc” là cơ hội để trải nghiệm, học hỏi ở nhiều đơn vị. Những môi trường mới cho họ những kiến thức nhất định và việc liên tục thay đổi sẽ bớt… chán nản khi đã theo guồng làm việc cũ.

1. Không có nhiều cơ hội

Mọi người hay than vãn với nhau rằng: “Chỗ làm hiện tại không cho tôi nhiều cơ hội và mọi thứ cứ diễn ra một cách bình bình, chẳng có gì sôi nổi!”. Với đặc thù tâm lí ở lứa tuổi này, những người trẻ thường yêu cầu những công việc mang tính năng động, nhiều trải nghiệm.

Những chỗ làm mang tính quy cũ, máy móc dễ khiến họ chán nản, không động lực và từ đó sinh ra những suy nghĩ tiêu cực: Tại sao tôi phải làm công việc nhàm chán này? Tôi không thấy tương lai mình ở công ty này? Cơ hội nào để tôi thăng tiến? Tất nhiên, những đơn vị thiếu sáng tạo, cứng nhắc sẽ nhanh chóng biến thành quá khứ trong hành trình của họ.

2. Không học được gì

Có một thực tế đáng lo ngại là những “tân binh” thường không học được gì sau vài tuần vào công ty, ngoài việc rót nước, pha trà. Nhiều người bị sốc vì họ nghĩ rằng, mình sẽ nhanh chóng đảm nhận vị trí phù hợp sau khi được nhận vào.

Tuy nhiên, ở một số công ty, những người mới luôn được đồng hành cùng máy photocopy và khu vực trà nước. Mang trong mình niềm tự hào sau khi tốt nghiệp, nhiều người trẻ thường tự ái, khó chấp nhận việc một Cử nhân làm những công việc nhảm nhí, không đúng chuyên môn. Họ chọn từ bỏ ngay sau đó và tiếp tục đi tìm công việc phù hợp.

3. Chưa tìm hiểu kĩ mọi thứ

Không thể phủ nhận rằng, hiện nay vẫn còn nhiều người mạo hiểm chọn việc khi chưa biết gì về nó. Những trang tuyển dụng chất đầy newsfeed, email đầy thư spam tìm kiếm nhân lực… đã khiến nhiều người nhận việc sau lời mời chào đáng mơ ước: việc nhẹ lương cao, 6 tiếng/ ngày, được đi du lịch mỗi tháng…

Chưa tìm hiểu kĩ công việc dẫn đến những quyết định sai lầm [Nguồn: Tumblr]

Tuy nhiên, những thông tin cụ thể về công việc với nhiều người vẫn còn khá mờ nhạt. Song, việc khó thích nghi và không đủ năng lực để đảm nhận cũng là lí do cả bạn và nhà tuyển dụng mập mờ đó tự sa thải mình.

Song, đối với nhiều người trẻ, khi mới ra trường vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Không kinh nghiệm, còn nhiều lỗ hỏng trong kiến thức, thiếu kĩ năng mềm… là những trở ngại khi bắt đầu công việc mới. Do đó, nên trao dồi bản thân một cách hoàn thiện nhất thì bạn mới có thể đảm nhận tốt vị trí của mình mà không chán nản hay bế tắc.

4. Thực tập sinh thì không có lương?

Đúng vậy, đây là điều ngán ngẩm nhất của những người vào nghề. Không phụ cấp, không tiền, làm việc quần quật, luôn phải nỗ lực… mà không hề có động lực sẽ đưa đến quyết định từ bỏ một cách dễ dàng. Khi bắt đầu thực tập, bạn phải hiểu thật rõ, bạn sẽ tham gia việc này để học hỏi hay… kiếm tiền.

Nếu như muốn thêm thu nhập, hãy ra các hiệu tiện lợi, nhà hàng đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim… Đó là những công việc dễ kiếm tiền hơn. Còn nếu, bạn muốn xác định sẽ học hỏi, rèn luyện và nâng cao kiến thức chuyên môn, thì hãy… chấp nhận!

Tuy nhiên, quay lại điều 3, hãy tìm hiểu kĩ chỗ làm của mình. Nó có thực sự cho bạn nhiều cơ hội, bạn sẽ học được gì, có phần thưởng gì dành cho người nỗ lực… bằng cách thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng ngay từ ban đầu. Nhiều người bỏ việc vì nghĩ rằng họ làm quần quật như con thoi nhưng công ty chẳng cho được gì, thế làm sao để sống? Giải quyết điều này, bạn có thể tìm những công việc làm thêm, bán thời gian, làm buổi tối… để kiếm thêm thu nhập!

5. Môi trường làm việc thiếu kết nối

Thử tưởng tượng, nếu một ngày bạn đến công ty, mở máy tính và chúi mũi vào công việc suốt 8 tiếng mà không nói lời nào? Không có gì kinh khủng hơn nếu các đồng nghiệp xung quanh kiệm lời, môi trường cứng nhắc, các thành viên im lặng đến đáng sợ… sẽ giết chết bạn như thế nào đâu! Một môi trường làm việc phù hợp không chỉ bao gồm trang thiết bị phù hợp, công việc phù hợp mà còn… phải có không gian kết nối phù hợp.

Thật khó để thay đổi điều này, tuy nhiên, việc thiếu tương tác trong môi trường tập thể sẽ khiến bạn cảm thấy nhàm chán, ngột ngạt và suy giảm khả năng thư giãn giữa khoảng cách sát sao. Thiếu kết nối với mọi người sẽ giảm sự sáng tạo và đa dạng hóa ý tưởng trong khâu làm việc. Vì vậy, đây là nguyên nhân biến các “tân binh” thành người nhện chạy nhảy giữa các tòa nhà mang tên “việc làm”.

Những lí do trên chỉ là 5 trong số hàng chục lí do của nhiều người khi họ quyết định “nhảy việc”. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được việc tìm kiếm một công việc phù hợp thực sự nan giải với đại số người trẻ hiện nay. Do đó, mỗi người cần trang bị đủ kiến thức, trao dồi chuyên môn thường xuyên, tăng khả năng kết nối bản thân… để lựa chọn và thích nghi với công việc tương lai!

Lời kết

Vậy với bài viết trên, các bạn đã có thể hiểu được thêm về chủ đề thay đổi công việc. Nếu vẫn còn phân vân, hãy tham khảo nhiều bài viết hơn của Hướng nghiệp GPO ở phía dưới, hoặc đăng ký dịch vụ hướng nghiệp cung cấp bởi GPO tại đây nhé!

Đức Anh

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
4 lý do khiến bạn trẻ liên tục nhảy việc
Nhảy việc nhiều và những điều "đắt giá" bạn sẽ bỏ lỡ
Bạn muốn chuyển nghề? Những điều cần chú ý để chuyển nghề thành công
Chuyển đổi nghề nghiệp thời Covid-19: Lấy ngắn nuôi dài?
7 lời khuyên để viết một CV xuất sắc cho người muốn thay đổi nghề nghiệp

Nhảy việc dường như đã trở thành chuyện thường tình đối với nhân sự trẻ ngày nay. Theo khảo sát mới nhất của TopCV, nhân sự tuổi từ 18-24 chính là những đối tượng có số lần chuyển đổi công việc cao hơn hẳn so với các thế hệ khác. Vì sao lại xảy ra tình trạng này? Doanh nghiệp nên làm gì để giảm tỷ lệ nghỉ việc?

Theo các chuyên gia nhân sự, thời gian nhảy việc trung bình của nhân sự trẻ chỉ rơi vào khoảng 5 năm đổ lại. Điều này khiến nhiều thế hệ cũ có cái nhìn tiêu cực về hiện tượng này. Thế nhưng, trên thực tế, nếu nhìn sâu vào tình hình chung của thị trường, bạn có thể hiểu được tại sao thế hệ trẻ lại ưa thích chuyện nhảy việc.

Liệu có phải người trẻ nhảy việc chỉ vì tiền lương?

Rất nhiều ý kiến cho rằng nhân sự trẻ nhảy việc nguyên nhân chủ yếu là vì mức lương, thưởng ở nơi khác hấp dẫn hơn. Họ không thể kiên nhẫn để chờ đợi được “nếm trái ngọt” như thế hệ tiền bối của mình. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với tất cả đối tượng nhảy việc.

Theo báo cáo thị trường tuyển dụng nhân sự trẻ của TopCV, chỉ 7,6% nhảy việc vì lương. Và có đến 39% bạn trẻ chia sẻ rằng họ sẵn sàng nhảy việc và chấp nhận một công việc với mức lương cắt giảm thấp hơn hẳn so với vị trí cũ để tìm được nơi làm việc phù hợp, đặc biệt là khi họ gặp vấn đề về văn hóa công ty hay cơ hội thăng tiến.

Hay vì sếp không tốt?

Nhiều người quan niệm rằng làm việc dưới trướng của một vị sếp không tốt không những khiến cho chất lượng công việc đi xuống mà kéo thụt lùi những tài năng của công ty, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của họ. Và tác động tiêu cực đến từ một vị sếp như thế không thể được định lượng được bằng con số như chỉ số KPI hay có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng, nhưng những đè nén mà nhân viên phải chịu tạo nên một chi phí ẩn đáng kể cho công ty. Nghỉ việc lúc này sẽ là cách duy nhất để tự giải thoát.

Trên thực tế, sếp có thể là nguyên nhân kiến cho nhân sự trẻ mất lửa nhưng đó không phải là lý do chính khiến họ rời bỏ công ty. Theo báo cáo, chỉ có 13,1% nhân viên nghỉ việc vì sếp không tốt.

Khoảng cách giữa nơi ở và công ty xa?

Các sinh viên khi mới ra trường thường ưa thích lối sống năng động và sẵn sàng di chuyển nhiều nơi. Nắm bắt được tâm lý đó, các nhà tuyển dụng khi lựa chọn nhân sự tuổi từ 18-24 tuổi thường đưa ra những “offer” khá hấp dẫn về cơ hội di chuyển, thay đổi nơi làm việc đến một thành phố mới hoặc thậm chí là quốc gia khác. Phần lớn nhân sự trẻ luôn háo hức để được khám phá những địa điểm mới nằm trong khả năng của bản thân mình. Đó là lý do chưa đến 6,5% bạn trẻ chuyển việc vì khoảng cách giữa nơi ở và công ty xa.

Sponsored

Môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến – Cám dỗ lớn với người trẻ năng động

Theo báo cáo của TopCV, có hơn 50% nhân viên sẵn sàng nghỉ việc nếu doanh nghiệp không có môi trường làm việc tốt và không tạo cơ hội thăng tiến.

Theo các chuyên gia nhân sự, đối với nhân viên giỏi, việc dậm chân tại chỗ là một bước lùi khá lớn trong sự nghiệp của họ, vì vậy họ luôn mong muốn có được một lộ trình thăng tiến cụ thể và cơ hội phát triển năng lực cá nhân mỗi ngày.

Nhân viên sẽ mất đi sự kiên nhẫn với công ty khi năng lực chưa được công nhận nhưng vẫn phải cống hiến hết mình cho công việc. Chính điều này đã gây ra tâm lý hụt hẫng, chán nản và mong muốn nhảy việc cao hơn bao giờ hết. Một số nguyên nhân khác dẫn đến sự chuyển việc của họ có thể kể đến như công việc không phù hợp với năng lực, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống…

  • Đọc thêm: Làm gì khi nhân viên nhảy việc liên tục

Nhân sự trẻ đón nhận cơ hội khi đang ổn định

Nhân sự tuổi từ 18-24 hiện nay đang là lực lượng lao động có chất lượng tốt và chuyên nghiệp nhất. Họ tiếp nhận thông tin tuyển dụng mỗi ngày, dù chủ động hay bị động. Khi một vị trí mới phù hợp với các giá trị người trẻ quan tâm, nhiều khả năng đó sẽ là lựa chọn “dài hơi” dành cho họ thay vì bến đỗ tạm thời này.

Điều này là tin xấu với những nhà tuyển dụng có quy mô nhỏ khi họ phải tìm cách giữ chân những người trẻ tài năng ở lại làm việc cho công ty. Bởi nếu so với những tập đoàn có quy mô lớn, họ sẽ có ít khả năng đưa nhân viên mình thăng tiến nhanh bằng, chế độ lương thưởng cũng sẽ có phần thua thiệt.

Để không vuột mất những nhân sự trẻ ham học hỏi, doanh nghiệp nên tổ chức các khoá đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, nên đánh giá năng lực 6 tháng/lần và thăng chức, khen thưởng xứng đáng cho người tài.

“Báo cáo thường niên về thị trường tuyển dụng nhân sự trẻ” từ TopCV là báo cáo miễn phí dành cho cộng đồng người làm nhân sự tại Việt Nam, dựa trên số liệu phân tích 30.000 doanh nghiệp; 1,6 triệu ứng viên trên TopCV và phỏng vấn trực tiếp 2.000 người.

Báo cáo với nhiều thông tin giá trị được trình làng sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là một trong những thời điểm thị trường nhân sự biến động nhiều nhất năm. Để tải bản đầy đủ, mời bạn click vào đây.

Sponsored

Video liên quan

Chủ Đề