Vì sao nước nhật dân đông

Nhật Bản đang tích cực thiết lập quan hệ kinh tế, quốc phòng chặt chẽ với các nước ASEAN theo những cách khác nhau.

Trong chuyến công du chỉ cách đây vài ngày của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tới Thái Lan, hai bên đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện và bao trùm”. Điều này được cho sẽ mở rộng hơn nữa sự hiện diện của Nhật Bản tại các quốc gia Đông Nam Á trong tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha trong chuyến thăm chính thức Thái Lan ngày 2/5. Ảnh: Reuters

Đối tác kinh tế chiến lược

Trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Prayut Chan-o-cha diễn ra vào chiều 2/5 tại Bangkok, hai bên đã đã rất hài lòng về sự phát triển không ngừng của quan hệ và coi trọng việc nâng tầm quan hệ quan hệ song phương từ "Đối tác chiến lược" lên "Đối tác Chiến lược toàn diện và bao trùm " để thể hiện mối quan hệ chặt chẽ và tiến bộ.

Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.

Vì đây mới là bước đầu tiên về thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện và bao trùm, nên cụ thể liên quan đến hợp tác kinh tế, hai Thủ tướng bước đầu ghi nhận việc soạn thảo Kế hoạch Chiến lược chung 5 năm về Quan hệ Đối tác Kinh tế Chiến lược Thái Lan - Nhật Bản. Theo đó, tùy từng lĩnh vực cụ thể mà có những đề án riêng biệt, và hai bên sẽ thảo luận kỹ càng về những đề án này. Một trong những vấn đề mà cả Thái Lan và Nhật Bản đều coi trọng là kết nối chuỗi cung ứng để tiếp tục bao phủ các lĩnh vực khác nhau phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế của hai nước.

Nhật Bản luôn coi trọng chính sách phát triển với các nước Đông Nam Á trong đó có Thái Lan và coi Đông Nam Á là khu vực quan trọng. Rất nhiều nhà máy điện tử, lắp ráp ô tô có mặt ở Thái Lan. Người dân Thái Lan ưa chuộng ô tô của Nhật Bản sản xuất. Ngược lại, người dân Nhật Bản ưa chuộng các mặt hàng nông, thủy sản của Thái Lan. Nói chung đối tác chiến lược bao trùm cũng là hướng tới an sinh của người dân được đảm bảo.

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang công du các nước Đông Nam Á và châu Âu. Chuyến thăm này được dư luận hết sức chú ý bởi bối cảnh thế giới trong thời gian gần đây có nhiều thay đổi, tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại cũng như đối sách phát triển kinh tế của từng nước.

Bao trùm vấn đề quốc tế

Thái Lan là một trong những quốc gia có quân đội đông và được trang bị tốt nhất ở khu vực, đồng thời cũng là nền kinh tế lớn thứ 2 ở Đông Nam Á. Mối quan hệ kinh tế, quốc phòng giữa Thái Lan và Nhật Bản được nâng cấp phản ánh nhiều góc độ nếu nhìn từ chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật Bản

Nhân chuyến thăm Thái Lan lần này của Thủ tướng Kishida Fumio, một sự kiện quan trọng được dư luận thế giới quan tâm đó là việc ký kết thỏa thuận Hiệp định trao đổi trang thiết bị và kỹ thuật quân sự. Theo đó, Nhật Bản có thể xuất khẩu trang thiết bị quân sự sang Thái Lan, đồng thời là bước tiến lớn hướng tới mở rộng hợp tác an ninh giữa hai bên, là sự kết nối đầu tư của Nhật Bản đối với nền công nghiệp quốc phòng của Thái Lan.

Không chỉ có vậy, Hiệp định cũng đề cập tới mục đích hợp tác trong lĩnh vực an ninh nhằm ứng phó đối với hoạt động ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.

Như vậy, thêm Thái Lan, Nhật Bản đến nay đã ký kết Hiệp định tương tự với 11 quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Anh, Australia…

Thái Lan trong năm nay là đương kim Chủ tịch của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương [APEC]. Do đó, Nhật Bản đã thúc đẩy việc thống nhất với Thái Lan không cho phép đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, xâm phạm đến lãnh thổ, chủ quyền. Việc này không chỉ liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, mà còn gián tiếp đề cập tới hành động của Trung Quốc đang mở rộng ra phía hải dương.

Bên cạnh đó, giống như trong các chuyến thăm Indonesia và Việt Nam trước đó, Nhật Bản mong muốn gắn kết, làm cầu nối giữa châu Á và châu Âu trong vấn đề Ukraine với tư cách là nước duy nhất ở châu Á thuộc thành viên của Nhóm G7. Nhật Bản nhận thấy rằng quan điểm và lập trường về xung đột Nga - Ukraine của các quốc gia, vùng lãnh thổ là khác nhau, do đó, Nhật Bản muốn tạo vai trò tích cực, nâng cao vị thế của mình trong khu vực ngay lúc này. Có thể nói bước đầu Nhật Bản đã gặt hái được những thành công nhất định. Và từ đó, Nhật Bản càng thấy rằng Đông Nam Á thực sự là đối tác chiến lược lâu dài và tin tưởng./.

VOV.VN - Hãng Phát thanh và truyền hình NHK cho biết, Thủ tướng Kishida Fumio ngoài cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, còn có buổi hội đàm với các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Nhập cư là một chủ đề cực kỳ nhạy cảm tại Nhật Bản. Thế nhưng, thực tế một thị trường khan hiếm lao động ở nhiều ngành nghề và lực lượng lao động giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay đang khiến những nhà hoạch định chính sách của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe phải cân nhắc khi đưa ra chính sách "thoáng" hơn nhằm tiếp nhận hàng trăm nghìn lao động nhập cư.

Thiếu 7,9 triệu lao động vào năm 2030

Dân số giảm và ngày càng già hóa đang khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Báo Yomiuri Shimbun mới đây đã đăng báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, trong đó tập hợp những vấn đề xã hội mà từ nay đến năm 2040 nước này sẽ phải đối mặt, cùng những chính sách ứng phó.

Theo đó, gần một nửa thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn Nhật Bản sẽ đối mặt nguy cơ dân số giảm 30% so với năm 2015. Cùng với đó là thiếu lao động trầm trọng sau năm 2020. Trước nguy cơ này, các cơ quan hành chính địa phương của Nhật Bản sẽ khó có thể duy trì chức năng hỗ trợ cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất. Do vậy, gánh nặng đối với người dân sẽ ngày càng tăng.

Ngoài ra, các trường học còn đứng trước nguy cơ phải sáp nhập do không đủ học sinh, trong khi các tuyến đường sắt, xe buýt phải đóng cửa và các gói chính sách miễn phí sẽ hạn chế hơn.

Về hệ lụy từ tình trạng thiếu lao động, Chính phủ Nhật Bản đang phải vật lộn với nguy cơ thiếu tới 7,9 triệu lao động vào năm 2030, chi phí an sinh xã hội gia tăng do dân số già hóa. Đây là 2 yếu tố đe dọa cản trở sự phát triển kinh tế bền vững của quốc gia này.

Điều chỉnh lớn trong quy định về lao động nước ngoài

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây đã công bố kế hoạch thu hút 500.000 lao động nước ngoài đến năm 2025 nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động thường xuyên trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và chăm sóc người cao tuổi. Với mục tiêu này, trong vòng 7 năm, mỗi năm Nhật Bản sẽ tiếp nhận trung bình 71.430 lao động.

Để hiện thực hóa điều đó, Thủ tướng Abe đã có 2 điều chỉnh lớn trong quy định về lao động nước ngoài. Một là bổ sung thị thực lao động mới cho 5 lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, xây dựng, chăm sóc người cao tuổi..., dự kiến có hiệu lực từ tháng 4/2019. Hai là cho phép gia hạn thị thực của lao động nước ngoài thêm 2 năm, sau khi kết thúc thời gian lao động 3 năm.

Các thực tập sinh nước ngoài đang được phổ biến kỹ năng làm việc. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Tính đến tháng 10-2017, Nhật Bản có khoảng 1,28 triệu lao động nước ngoài, bao gồm hơn 257.000 thực tập sinh các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Indonesia - chiếm khoảng 1% dân số Nhật. Kế hoạch thu hút lao động mới nhất mà ông Abe tuyên bố được cho là cách mà Nhật Bản “gián tiếp” thu hút thêm lao động nước ngoài, cùng với việc nới lỏng thời hạn thị thực của lao động nước ngoài từ 3 năm, có thể gia hạn lên 5 năm, nhưng vẫn duy trì việc cấm mang theo các thành viên trong gia đình. Và không cho phép người nhập cư được ở lâu dài.       

Thay đổi để thu hút lao động nhập cư

Giáo sư Toru Shinoda, một chuyên gia quan hệ lao động tại Đại học Waseda ở Tokyo, đánh giá đề xuất mở rộng lực lượng lao động nước ngoài là một hướng đi đúng đắn trong việc đảm bảo tương lai của đất nước. Ông Shinoda cho rằng Chương trình thực tập sinh kỹ thuật mà Nhật Bản đang triển khai để thu hút lực lượng lao động trẻ đến từ những quốc gia đang phát triển như Indonesia, Việt Nam và Philippines chỉ là hình thức thu hút lao động giản đơn, chưa đặt mục tiêu chính là đào tạo và xây dựng kỹ năng, trong bối cảnh thiếu lao động ở nước này.

Ông nhận định, cùng với sự nổi lên của Trung Quốc và Đông Nam Á, Nhật Bản phải thực tế hơn và nhìn nhận thẳng thắn là nước này cần lao động nước ngoài hơn là lao động nước ngoài cần Nhật Bản. Đây là vấn đề sống còn và Nhật Bản phải học tập cách chấp nhận việc lao động nước ngoài nhập cư vĩnh viễn, nếu không nước này có nguy cơ bị cô lập và tụt hậu.

Hiện Nhật Bản đang cân nhắc sửa đổi Luật Kiểm soát di trú và Công nhận tị nạn nhằm cho phép nhóm đối tượng này có thể ở lại thêm 10 năm. Theo đó, thực tập sinh sau khi hoàn tất 5 năm và đạt yêu cầu sẽ có thể đăng ký trở thành “lao động có kỹ năng được chỉ định” để tiếp tục ở lại làm việc. Hơn nữa, lao động nước ngoài đáp ứng một số điều kiện có thể ở lại vô thời hạn và thậm chí có thể bảo lãnh cả gia đình sang cư trú.

“Chúng ta đang rơi vào tình trạng nếu không cân nhắc lại vấn đề di trú thì tương lai nước Nhật sẽ rơi vào nguy hiểm”, Giám đốc Trung tâm giao lưu quốc tế Nhật Bản Toshihiro Menju cảnh báo.

Cơ hội định cư với những người có trình độ cao

Hiểu rõ sự "nguy hiểm" trên, Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết đang xem xét cho phép những người có visa lao động có thể ở lại Nhật vô thời hạn nếu vượt qua các kỳ thi điều kiện trong 5 năm sống tại Nhật. Những người xin cấp visa mới này sẽ phải vượt qua kỳ thi kiểm tra kỹ năng liên quan và đáp ứng trình độ thành thạo tiếng Nhật nhất định để được phê duyệt hồ sơ.

Những đối tượng phù hợp theo chính sách này được cho là những lao động tay nghề cao trong lĩnh vực thông tin, công nghệ, du lịch hay những người giữ các chức vụ quản lý cao trong các công ty. Điểm đánh giá tay nghề, kinh nghiệm làm việc và thu nhập hằng năm phải đạt trên 70 điểm theo thang đánh giá của Văn phòng Nhập cư Nhật Bản.

Theo tờ Asahi Shimbun, nếu vượt qua được các tiêu chuẩn rất cao về trình độ ngôn ngữ và am hiểu văn hóa Nhật, thế hệ công dân mới này hoàn toàn khác so với những nhóm nhập cư số lượng lớn trước đó, bởi họ chắc chắn sẽ có một vị trí tốt hơn trong xã hội Nhật Bản, dễ dàng mở rộng quan hệ hay lập gia đình với người sở tại. Sự hiện diện của những công dân thế hệ mới, dần sẽ làm giảm sự phân biệt đối xử với người nhập cư, không chỉ trong môi trường kinh doanh mà còn đối với cả xã hội Nhật Bản.

Hoa Huyền

Video liên quan

Chủ Đề