Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời bình có thể kéo dài thêm trong bao lâu

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ [phục vụ trong các lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân] và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân [đây là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế của lực lượng thường trực]. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ? Chúng tôi sẽ trình bày trong bài viết dưới đây. 

Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Điều 21, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ như sau: 

Thời bình có thể hiểu là tình trạng đất nước hòa bình, không xảy ra chiến tranh. 

- Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

+ Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

Đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu, quyết định chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu là việc chuẩn bị đầy đủ, mọi mặt về kỹ thuật, về chuyên môn để không rơi vào bất ngờ trong mọi tình huống. 

+ Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Công tác phòng, chống thiên tai [PCTT], tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn [CH, CN] được xác định là nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình” của Quân đội ta. Hiện nay, mùa mưa bão đến vào đúng thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 1107/CĐ-TTg ngày 31-8-2021, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong cả nước sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong thời kỳ cao điểm về bão, lũ.

Trong trường hợp này, thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. Trong đó: 

Theo quy định tại Khoản 9, Khoản 10, Điều 2, Luật Quốc phòng năm 2018, tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.

Trong trường hợp này, thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Bên cạnh đó, tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược [quy định tại Khoản 11, Điều 2, Luật Quốc phòng năm 2018] và động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng. [quy định tại Khoản 12, Điều 2, Luật Quốc phòng năm 2018].

Điều 22, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định về cách tính thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau: 

Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân.

Trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

Tuy nhiên, thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

Theo quy định tại Điều 402, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, đào ngũ là hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến. 

Luật Hoàng Anh 

Theo dõi sự thay đổi của Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ

Ngày hỏi:31/05/2018

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật về Nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện Nghĩa vụ quân sự. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

  • Theo quy định tại Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định cụ thể như sau:

    1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

    2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

    a] Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

    b] Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

    3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thay đổi như thế nào:

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định từ ngày:
01/01/2016
Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015

Theo quy định tại Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định cụ thể như sau: 1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. 2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây: a] Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến ...


Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định từ ngày:
24/06/2005
Khoản 2 Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005, theo đó: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là mười tám tháng. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai ...


Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định từ ngày:
02/01/1991
Khoản 1 Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990, theo đó: Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990, theo đó: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là hai năm. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ ...


Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định từ ngày:
10/01/1982
Điều 14 Luật nghĩa vụ quân sự 1981

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Điều 14 Luật nghĩa vụ quân sự 1981, theo đó: Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ quy định như sau: 1- Ba năm, đối với hạ sĩ quan và binh sĩ; 2- Bốn năm, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên môn, kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân; 3- Hai năm, đối với hạ sĩ quan và binh sĩ ...


Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định từ ngày:
28/04/1960
Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự 1960

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự 1960, theo đó: Hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ trong ngạch dự bị đến hết bốn mươi lăm tuổi thì hết hạn làm nghĩa vụ quân sự. Thời hạn phục vụ của sĩ quan theo như quy định trong luật về chế độ phục vụ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 1958. Trên đây ...


Tôi vừa mới nhận được giấy gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự. Như vậy thời hạn phục vụ tại ngũ trong bao lâu và thời gian phục vụ được tính như thế nào? Khi xuất ngũ binh sĩ quan, hạ sĩ quan có được hưởng chế độ gì không?

Căn cứ Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

"Điều 21. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a] Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b] Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ."

Như vậy theo quy định trên thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính như thế nào? [Hình từ Internet]

Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

"Điều 22. Cách tính thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
2. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ."

Theo đó thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ nghĩa vụ quân sự được hưởng các chế độ gì?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định:

"Điều 7. Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ
1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe [loại phổ thông] và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú."

Như vậy, khi xuất ngũ nghĩa vụ quân sự, bạn sẽ được hưởng các chế độ nêu được nêu trên.

Trường hợp nào được xuất ngũ trước thời hạn khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, điều kiện để xuất ngũ được xác định:

"Điều 43. Điều kiện xuất ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này."

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP quy định hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau:

"Điều 4. Hình thức xuất ngũ
...
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau:
a] Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b] Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
c] Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện miễn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
d] Cơ quan Bảo vệ An ninh Quân đội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam."

Theo đó để xuất ngũ trước thời hạn phải có một trong các điều kiện nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hạ sĩ quan

Hạ sĩ quan
Binh sĩ
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hạ sĩ quan có thể đặt câu hỏi tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề