Vì sao phải tham gia bảo hiểm xã hội

Từ năm 2022, mức đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] tự nguyện tối thiểu tăng lên, đồng nghĩa với quyền lợi của người tham gia được nâng lên. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ ý nghĩa của vấn đề này, nên người lao động còn e ngại, chần chừ, thậm chí dừng tham gia.

Tuyên truyền về những thay đổi của chính sách BHXH tự nguyện cần được quan tâm, triển khai sâu rộng hơn.

Do mức đóng tăng hay lý do khác ?

Kinh tế gia đình phụ thuộc vào việc mua bán hàng ngày, nhưng chị N.T.H., ở phường III, thành phố Vị Thanh dành dụm tham gia BHXH tự nguyện gần hai năm nay, với mong muốn sau này có lương hưu như cán bộ nhà nước. Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2022, thực hiện theo Nghị định số 07/2021 của Chính phủ quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 thì mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất tăng lên, nên chị dừng tham gia. “Trước đây, tôi chọn mức đóng thấp 138.600 mỗi tháng [đã trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ] để dành dụm tham gia, bây giờ mức đóng tăng lên 297.000 đồng mỗi tháng, tăng 158.400 đồng so với mức đóng BHXH tự nguyện năm 2021, rồi thêm giá cả hàng hóa tăng. Vì vậy, tôi quyết định dừng tham gia, đợi khi kinh tế ổn định hơn mới tiếp tục tham gia lại”, chị H. chia sẻ.

Việc tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu nên nhiều người đắn đo, ngần ngại trong việc tham gia. Từ đó, dẫn đến tỷ lệ người dân tham gia chính sách này giảm ở một số địa phương. Ông Võ Hoàng Thâm, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, cho biết: “BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, với mục đích giúp những người lao động tự do có lương hưu hàng tháng sau khi hết tuổi lao động, ổn định cuộc sống, bớt phải phụ thuộc vào con cháu. Cuối năm 2021, qua tuyên truyền, vận động thị trấn có 106 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt chỉ tiêu được giao. Đầu năm 2022, mức đóng tăng lên, dù địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền về sự thay đổi mức đóng này cũng như mức hỗ trợ của Nhà nước cũng tăng thêm nhưng số người tham gia giảm, cụ thể có 41 người dừng tham gia”.

Còn bà Nguyễn Thị Nguyệt, đại lý thu BHXH, BHYT ở phường III, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Trước sự thay đổi mức đóng BHXH tự nguyện, tôi cũng nắm bắt thông tin và tăng cường tuyên truyền đến người dân, để mọi người tiếp tục tham gia chính sách an sinh này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do đến nay có gần 30 người quyết định dừng, khi đã tham gia được khoảng 1 năm”.

Qua tìm hiểu, nhiều người làm nghề lao động tự do đã tham gia BHXH tự nguyện nhằm tích lũy cho tương lai cũng bày tỏ sự lo lắng, băn khoăn không biết có đủ khả năng tài chính để tham gia tiếp được hay không khi mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu tăng. Điều này đặt ra bài toán khó cho ngành BHXH và các địa phương trong công tác duy trì và phát triển tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện. Theo số liệu từ BHXH tỉnh, tính đến cuối tháng 3, toàn tỉnh có 9.404 người tham gia BHXH tự nguyện.

Tuyên truyền sâu để mọi người hiểu: Tăng mức đóng - Tăng quyền lợi

Năm 2022, thực hiện theo Nghị định số 07 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tiêu chí thu nhập khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng mỗi tháng [trước đây là 700.000 đồng], do đó, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu cũng phải tăng theo. Điều này tác động trực tiếp đến những người đang tham gia BHXH tự nguyện mức thấp nhất và đặt ra những khó khăn trong công tác duy trì và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới. Chính vì vậy, để thực hiện chỉ tiêu 19.800 người tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2022 ngành BHXH và các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể.

Theo ông Nguyễn Hồng Châu, Giám đốc BHXH huyện Châu Thành A: Đến cuối tháng 3, huyện có 1.135 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt hơn 40% chỉ tiêu được giao. Để thực hiện tốt chỉ tiêu vận động 2.833 người tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2022, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu về sự thay đổi mức đóng, mức hỗ trợ của Nhà nước, rồi lương hưu được hưởng để người dân hiểu rõ. Bên cạnh đó, tiếp tục trang bị kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho các đại lý thu BHXH, BHYT, các cộng tác viên, để mọi người thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, góp phần đưa chính sách đến gần với người dân.

Cùng với việc tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu thì mức tiền Nhà nước hỗ trợ cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ theo quy định. Cụ thể, người tham gia sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng hàng tháng bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo tương đương 99.000 đồng, 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo tương đương 82.500 đồng và 10% đối với các đối tượng khác tương đương 33.000 đồng. Để người dân nắm bắt được thông tin này, BHXH huyện Long Mỹ đã tăng cường công tác tuyên truyền. Ông Lam Minh Tâm, Giám đốc BHXH huyện Long Mỹ, cho biết: “BHXH huyện đã phối hợp với các ngành, đoàn thể và tích cực tuyên truyền, giải thích cho người tham gia hiểu rõ về những thay đổi trong mức đóng. Cùng với đó, phát huy vai trò của các đại lý thu BHXH, BHYT ở các xã, thị trấn. Bởi đây là cầu nối trực tiếp, hiểu rõ hoàn cảnh các gia đình, từ đó nắm bắt, giải thích để mọi người hiểu về chính sách mà đồng thuận tham gia”.

Những thay đổi về mức đóng tối thiểu của chính sách BHXH tự nguyện là tất yếu, đảm bảo cho người lao động khi về già có mức lương hưu cao hơn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống tương lai. Ngành chức năng cũng chia sẻ mong người lao động hãy yên tâm, tích cực tham gia chính sách này, để được Nhà nước chăm sóc khi hết tuổi lao động...

Bài, ảnh: THÁI VÂN

Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội [BHXH] được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.


2/ Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?

Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:

2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đúng như cái tên của từng loại hình, nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia. 

Hiểu đúng xem bảo hiểm xã hội là gì? [Ảnh minh họa]


3/ Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a] Ốm đau;

b] Thai sản;

c] Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d] Hưu trí;

đ] Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a] Hưu trí;

b] Tử tuất.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.


4/ Mức đóng bảo hiểm xã hội khi tham gia là bao nhiêu?

Theo quy định hiện hành, tùy thuộc vào loại hình BHXH người lao động tham gia mà sẽ áp dụng tỷ lệ đóng khác nhau. Cụ thể:

* Tham gia BHXH bắt buộc:

Cả người lao động và người sử dụng lao động cùng phải đóng BHXH theo các tỷ lệ nhất định được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động:

- Người lao động Việt Nam:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN [*]

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

- Người lao động nước ngoài:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN [*]

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

-

3%

0.5%

-

3%

-

-

-

-

1.5%

6.5%

1.5%

Tổng cộng 8%

[*] Nếu doanh nghiệp đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì chỉ cần đóng 0,3%.

Xem thêm: Chi tiết mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT mới nhất

* Tham gia BHXH tự nguyện:

Người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện được tự chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi tháng, người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm theo mức như sau:

Mức đóng BHXH tự nguyện/tháng

=

22%

x

Mức thu nhập chọn đóng BHXH

-

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH [**]

[**] Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm [%] trên mức đóng BHXH hằng tháng:

STT

Đối tượng

% Hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ/tháng năm 2021 [đồng]

1

Hộ nghèo

30%

700.000 x 22% x 30% = 46.200

2

Hộ cận nghèo

25%

700.000 x 22% x 25% = 38.500

3

Khác

10%

700.000 x 22% x 10% = 15.400

Xem thêm: Chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 

Tham gia bảo hiểm xã hội phải bao nhiêu tiền? [Ảnh minh họa]


5/ Tiền lương tính đóng BHXH gồm những khoản nào?

* BHXH bắt buộc:

- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định gồm:

+ Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.

+ Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định gồm:

+ Mức lương.

+ Phụ cấp lương.

+ Các khoản bổ sung khác theo quy định.

Trong đó, mức tiền lương tối đa đóng BHXH = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng

Căn cứ: Điều 89 Luật BHXH năm 2014.

* BHXH tự nguyện:

Người lao động được tự chọn mức thu nhập đóng BHXH nhưng có giới hạn mức thấp nhất và cao nhất như sau:

- Mức thu nhập thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 700.000 đồng.

- Mức thu nhập cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.

Căn cứ: Điều 87 Luật BHXH năm 2014.

Xem thêm: Lương đóng bảo hiểm xã hội: 5 thông tin cần biết


6/ Được đóng BHXH theo những phương thức nào?

* BHXH bắt buộc:

Việc đóng BHXH của người lao động sẽ được thực hiện thông qua người sử dụng lao động. Theo Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng sẽ đóng bảo hiểm theo các phương thức sau:

- Đóng hằng tháng.

- Trả lương theo sản phẩm hoặc khoản: Đóng hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần.

* BHXH tự nguyện:

Người lao động được tự chọn một trong các phương thức tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:

a] Đóng hằng tháng;

b] Đóng 03 tháng một lần;

c] Đóng 06 tháng một lần;

d] Đóng 12 tháng một lần;

đ] Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e] Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm [120 tháng] thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng nhiều quyền lợi [Ảnh minh họa]


7/ Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Toàn bộ quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật BHXH gồm:

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a] Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b] Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c] Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a] Đang hưởng lương hưu;

b] Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c] Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d] Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.


8/ Tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thế nào?

Để nắm được các thông tin về việc tham gia BHXH của mình lao động, người lao động có thể kiểm tra bằng 03 cách sau:

Cách 1. Tra cứu trực tuyến về BHXH tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt nam

Người lao động truy cập link sau: //baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

Cách 2. Tra cứu qua tin nhắn chỉ với 1000 đồng/tin

BH QT {mã số bảo BHXH}  gửi đến 8079.

BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi đến 8079.

BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi đến 8079.

Cách 3. Tra cứu nhờ ứng dụng VssID

Xem chi tiết hướng dẫn tra cứu thông tin BHXH tại đây.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm bảo hiểm xã hội là gì và những thông tin liên quan khi tham gia BHXH. Nếu gặp vướng mắc liên quan đến các chế độ BHXH, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con

>> Chế độ ốm đau: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

>> Chế độ hưu trí: Những mới nhất về tuổi hưu, lương hưu

>> Tai nạn lao động: Chi tiết điều kiện và mức hưởng chế độ

Video liên quan

Chủ Đề