Dân số nước ta hiện nay như thế nào

Nêu tình hình dân số ở nước ta và tác động của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hãy tìm hiểu về mật độ dân số ở địa phương em và so sánh với mật độ dân số trung bình của cả nước.

Đề bài: Nêu tình hình dân số ở nước ta và tác động của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hãy tìm hiểu về mật độ dân số ở địa phương em và so sánh với mật độ dân số trung bình của cả nước.

Lời giải chi tiết

- Tình hình dân số ở nước ta: mức sinh đã giảm, nhận thức về vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được nâng lên nhưng vấn đề dân số ở nước ta vẫn đứng trước thách thức lớn: quy mô dân số lớn, tốc độ tăng còn nhanh, kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc, chất lượng dân số thấp, mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lí.

- Tác động của dân số với mọi mặt của đời sống xã hội: gây cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và thu nhập, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

- Mật độ dân số ở Hà Nội1.979 người/km², mật độ dân số trung bình cả nước 274 người/km² -> Đông gấp gần 8 lần. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tình hình dân số nước ta nhé:

I. Số dân

   Việt Nam là quốc gia đông dân [hơn 90 triệu người – 2014], đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 8 ở Châu Á và thứ 14 trên thế giới.

II. Gia tăng dân số

– Vào đầu thế kỉ XX, tỉ suất tăng bình quân đạt 1.3% đặc biệt ở thời kì 1943-1951 số dân giảm nhưng từ những năm 50 trở lại đây, nước ta bắt đầu có hiện tượng “ bùng nổ dân số” và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.– Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường.– Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng lên khoảng một triệu người.

– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa miền núi với đồng bằng và giữa thành thị với nông thôn.

III. Cơ cấu dân số

– Theo độ tuổi:Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đuợc biẻu hiện bằng tháp dân số

+ Qua bảng 2.2., ta thấy từ 1989-1999 cho ta thấy Việt Nam vẫn là một nước có cơ cấu dân số trẻ và đang có sự thay đổi[ đáy rộng càng lên cao càng hẹp nhanh chứng tỏ trẻ em nhiều người già ít, tuổi thọ trung bình không cao].

+ Cơ cấu các nhóm tuổi được ở VN đang có sự thay đổi:

Nhóm 0->14 tuổi đang giảm

Nhóm tuổi 15-> 59 và nhóm trên 60 tuổi có chiều hướng gia tăng.

– Giới tính:Ở Việt Nam tỉ lệ nữ luôn cao hơn tỉ lệ nam và đang thay đổi theo không gian và thời gian[từ năm 1979-1999 tỉ lệ nữ giảm dần]. Tỉ số giới tính ở các địa phương còn có sự khác nhau và chịu ảnh hưởng của hiện tượng chuyển cư.

Bài 1 trang 95 GDCD 11: Nêu tình hình dân số ở nước ta và tác động của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hãy tìm hiểu về mật độ dân số ở địa phương em và so sánh với mật độ dân số trung bình của cả nước.

Trả lời:

 – Tình hình dân số ở nước ta:

     + Một là, quy mô dân số nước ta rất lớn, mật độ dân số cao so với khu vực và thế giới. dân số nước ta năm đầu năm 2018 khoảng trên 95 triệu người; mật độ trung bình 308 người/ km2; chiếm 1,27% dân số thế giới.

     + Hai là, đất nước đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nhưng đối mặt với xu hướng già hóa trong tương lai gần. Số người trong độ tuổi lao động tăng dần, tuy nhiên độ tuổi ngoài lao động đang chiếm tỉ lệ ngày càng cao.

     + Ba là, cơ cấu giới tính trẻ sơ sinh có biểu hiện mất cân đối nghiêm trọng, số trẻ sinh ra là con thứ ba có xu hướng gia tăng.

    + Bốn là, dân số nước ta phân bố không đều, cư dân đô thị ngày càng tăng. Tập trung đông dân là các đồng bằng, đô thị, vùng kinh tế trọng điểm; thưa thớt ở khu vực đồi núi, nông thôn. Hiện nay khoảng 34,7% dân số sống ở thành thị.

    + Năm là, chất lượng dân số Việt Nam tuy có được cải thiện nhưng vẫn chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

   – Tác động của dân số với mọi mặt của đời sống xã hội: Cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và thu nhập, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội.

Bài 2 trang 95 GDCD 11: Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?

Trả lời:

   – Mục tiêu: Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

   – Phương hướng:

      + Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.

      + Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về dân số, kế hoạch hóa gia đình.

      + Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản.

      + Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước, thực hiện xã hội hóa công tác dân số.

Bài 3 trang 95 GDCD 11: Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm sau: Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam khinh nữ.

Trả lời:

   – “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”:

      + Giải thích: Đây chính là quy luật của tự nhiên, vạn vật đã hiện hữu tất có cách tồn tại. Bố mẹ chỉ cần sinh con ra chắc chắn con cái sẽ được chăm sóc nuôi dưỡng, không cần lo lắng điều kiện vật chất và tinh thần.

      + Đánh giá: quan niệm này thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với con cái và đối với xã hội.

   – “Đông con hơn nhiều của”:

      + Giải thích: Có nhiều con tốt hơn có nhiều của cải vật chất. Có nhiều con cái khi về già sẽ có người chăm sóc, hơn là nhiều của cải nhưng không có con cái ở bên.

      + Đánh giá: Không đồng ý với quan điểm đó vì có nhiều con sẽ trở thành gánh nặng kinh tế đối với cha mẹ, con cái không có đủ điều kiện học hành, khó phát triển dẫn đến khả năng kinh tế kém, phải bươn chải cuộc sống, cũng không có điều kiện chăm sóc cha mẹ được tốt nhất.

   – Trọng nam khinh nữ

      + Giải thích: Con trai có sức khỏe và là chỗ dựa tốt hơn con gái. Do vậy, chỉ nên sinh con trai, không nên sinh con gái.

      + Đánh giá: đây là tư duy hoàn toàn sai lầm sai lầm, con nào cũng đáng quý như nhau. Quan trọng là cách nuôi dạy cho tốt.

Bài 4 trang 95 GDCD 11: Nêu tình hình việc làm và mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta. Hãy tìm hiểu và nhận xét tình hình việc làm ở địa phương em.

Trả lời:

   * Tình hình việc làm ở nước ta:

   – Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới ở nước ta.

   – Tuy vậy, tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn là vấn đề bức xúc ở cả nông thôn và thành thị.

   * Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm là:

   – Tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.

   * Tình hình việc làm ở địa phương em:

   – Thị trường lao động dồi dào hay không [có nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp không?]

      + Có nhiều lao động đã qua đào tạo không? [trình độ học vấn của người dân]

      + Có nhiều người thiếu việc làm, thất nghiệp không?

Bài 5 trang 95 GDCD 11: Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

   – Phân bố lại dân cư và nguồn lao động, thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

   – Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

   – Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.

   – Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

   – Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Bài 6 trang 95 GDCD 11: Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?

Trả lời:

   – Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số

   – Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.

   – Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành, đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.

   – Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề