Trẻ bị sổ mũi phải làm thế nào năm 2024

(QNO) - Những lúc thời tiết giao mùa, khắc nghiệt trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi là khá phổ biến, vậy khi trẻ bị chảy nước mũi thì phải làm sao? Dưới đây là gợi ý cho bạn.

Trẻ bị sổ mũi phải làm thế nào năm 2024
Yếu tố môi trường khiến trẻ bị chảy nước mũi và cần được điều trị sớm (Ảnh: Internet)

Sức đề kháng của trẻ em còn khá yếu, chưa được hoàn thiện, vì vậy nên cơ thể dễ dàng bị tác động từ các yếu tố bên ngoài. Đây chính là lý do vì sao mà những năm đầu đời, trẻ thường hay bị mắc bệnh. Thời tiết thay đổi thất thường làm trẻ rất dễ bị cảm sốt, đặc biệt vào tiết trời lạnh, trẻ thường bị sổ mũi. Các mẹ cần tìm ra biện pháp điều trị sớm để trẻ được khỏe mạnh, không còn cảm giác khó chịu, ngạt mũi và khấy khóc. Vậy trẻ bị chảy nước mũi thì phải làm sao? Bạn hãy tham khảo các gợi ý dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi

Hiện tượng chảy nước mũi đều liên quan đến đường hô hấp. Các loại bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phổi,... đều có thể gây nên tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi.

Ở trẻ nhỏ, các bệnh liên quan đến đường hô hấp thường diễn ra khá phổ biến. Vấn đề này cho thấy rằng bậc cha mẹ đang chưa có cách chăm sóc con hợp lý và đúng nhất.

Trẻ bị sổ mũi phải làm thế nào năm 2024
Cho trẻ ăn cháo hành tía tô để giảm chảy nước mũi, sổ mũi (Ảnh: Internet)

Thông thường, sự thay đổi thời tiết giữa mùa khô và mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khiến cho trẻ không kịp thích ứng. Cơ thể khi gặp điều kiện này bất ngờ sẽ có thể ảnh hưởng và gây nên các căn bệnh thường gặp ở trẻ, trong việc bệnh về đường hô hấp là phổ biến nhất.

Do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt, ho, viêm mũi,... nên dễ bị chảy nước mũi, ngạt mũi. Nếu không kịp xử lý, nó sẽ càng xuất hiện nhiều và nhanh chóng hơn. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh hoạt, sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị chảy nước mũi lâu ngày mà không khỏi thì rất có thể tình trạng sẽ nặng hơn, nặng hơn là viêm xoang, viêm phổi. Chính vì vậy mà khi thấy trẻ có dấu hiệu bị chảy nước mũi, các mẹ nên có biện pháp điều trị kịp thời nhé.

Trẻ bị chảy nước mũi thì phải làm sao?

Việc quan tâm chăm sóc trẻ ngay tại nhà đóng vai trò quan trọng nhất cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Khi thấy trẻ gặp bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào, các mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý ngay tại nhà trước khi cần đưa đến bác sĩ nhé. Có khá nhiều trường hợp trẻ bị cảm sốt thông thường, bạn không cần thiết đưa trẻ đến bác sĩ mà hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ ngay tại nhà.

Tâm lý của các bà mẹ khi trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi là thường đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Nhưng bạn không phải quá lo lắng, vì có một số biện pháp đơn giản tại nhà đảm bảo an toàn cho trẻ mà vẫn điều trị bệnh dễ dàng. Do đó, ngoài việc uống thuốc tây, khi thấy trẻ bị chảy nước mũi, sổ mũi bạn nên áp dụng phương pháp điều trị dưới đây nhé.

Trẻ bị sổ mũi phải làm thế nào năm 2024
Rửa mũi cho trẻ giúp giảm tình trạng bị chảy nước mũi hiệu quả (Ảnh: Internet)

Trẻ ăn cháo hành tía tô

Đây là một món ăn dân gian được nhiều người truyền tai nhau về khả năng điều trị cảm cúm hiệu quả. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi thấy bé yêu nhà mình bị cảm cúm, bạn hãy nấu cháo hành tía tô cho thật nhuyễn cho trẻ ăn nhé.

Rửa mũi bằng nước muối

Muối có tính sát khuẩn nên có tác dụng làm sạch bề mặt, loại bỏ mùi hôi khó chịu. Bạn hãy dùng nước muối ấm vệ sinh mũi cho trẻ vì làm vậy sẽ giúp mũi thông thoáng. Cách này vừa làm sạch vừa giúp trẻ thở dễ dàng hơn và đào thải mầm bệnh hiệu quả.

Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc muối biển pha loãng rồi nhỏ một vài giọt vào khoang mũi của trẻ. Đồng thời, massage 2 bên cánh mũi để khí huyết lưu thông giúp trẻ dễ thở hơn. Áp dụng cách này đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi của trẻ.

Chế độ ăn uống hợp lý

Bữa ăn hàng ngày đối với trẻ nhỏ là rất quan trọng, do vậy, để giúp bé có sức khỏe tốt nhất, cải thiện được nhiều căn bệnh thì bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất cho bé nhé.

Trẻ bị bệnh, cảm sốt dẫn đến chảy nước mũi rất cần đến khẩu phần ăn phù hợp. Các mẹ cần cung cấp đủ các loại thực phẩm có chứa vitamin A, C, B, E, giàu chất béo omega 3, thực phẩm chống viêm tốt cho cơ thể. Ăn uống đủ chất sẽ giúp trẻ lấy lại sinh lực và nhanh lành bệnh hơn.

Như vậy bạn đã biết vấn đề chảy nước mũi và cách điều trị cho trẻ như thế nào là phù hợp nhất. Nếu như khi áp dụng các biện pháp dân gian này mà tình trạng chảy nước mũi của trẻ vẫn chưa thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để kịp thời có biện pháp điều trị và chăm sóc trẻ tốt hơn nhé.

Bé bị sổ mũi bao lâu thì khỏi?

Đối với trẻ quá nhỏ bị sổ mũi thì sẽ không tự khỏi do sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus lạ và gây chảy nước mũi. Nếu trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp thường tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Làm gì khi trẻ bị ho có đờm sổ mũi?

Cho trẻ uống đủ nước hoặc nước ép trái cây, giúp làm mềm và loãng đờm, giảm đau họng và giúp giảm triệu chứng ho. Chuẩn bị thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp, tránh các thức ăn gây kích thích vòm họng. Vỗ nhẹ lưng của trẻ có thể giúp long đờm và hỗ trợ lưu thông máu trong phổi.

Trẻ bị sổ mũi thì phải làm sao?

Trẻ bị nghẹt mũi: Phải làm sao để giúp trẻ đỡ khó chịu?.

Mua thuốc xịt mũi bằng nước muối. Nước muối sinh lý là an toàn để vệ sinh mũi cho bé nghẹt mũi khó thở. ... .

Dùng bóng hút mũi. ... .

Xông hơi. ... .

Chạy máy giữ ẩm không khí ... .

Các cách chữa nghẹt mũi khác..

Trẻ bị sốt và sổ mũi phải làm sao?

Trong trường hợp trẻ bị sốt đi kèm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ngoài việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, phụ huynh nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Để phòng ngừa các bệnh đường mũi họng cho trẻ, cha mẹ cần giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng và chân tay trong mùa lạnh.