Hóa thạch vượn người phương nam tên gì năm 2024

Lần đầu tiên, khuôn mặt của giống loài cổ nhất chễm chệ trên vị trí đầu tiên của cây tiến hóa loài người đã được công bố nhờ vào việc phát hiện thành công hộp sọ 3,8 triệu năm tuổi ở Ethiopia.

Hóa thạch này thuộc về tông người cổ đại, có tên khoa học là Australopithecus anamensis, được cho là tổ tiên trực tiếp của Australopithecus afarensis, với đại diện nổi tiếng nhất là “Lucy” (hóa thạch 3,2 triệu năm tuổi).

Nó tồn tại vào thời điểm khi mà các tổ tiên của chúng ta từ cây chuyển xuống đất và bắt đầu học cách đi trên hai chân, nhưng vẫn còn mang những điểm đặc trưng của loài khỉ như khuôn mặt nhô ra, quai hàm mạnh mẽ và não nhỏ. Australopithecus anamensis là thành viên lâu đời nhất từng được biết đến của Australopithecus (Chi vượn người phương nam).

Trong khi Lucy được vinh danh trong lĩnh vực nghiên cứu tiến hóa của loài người, tổ tiên trực tiếp của “cô” vẫn chỉ là một cái bóng mờ nhạt, với vài chiếc răng, một số đoạn xương chi và vài mảnh xương sọ, không đủ cung cấp manh mối về bề ngoài và lối sống của tông người này. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi với sự xuất hiện của mẫu vật mới nhất có tên MRD, cụ thể là một hộp sọ hoàn chỉnh của một người đàn ông.

“Thật tuyệt khi cuối cùng đã có thể mang đến một khuôn mặt cho cái tên mà chúng ta luôn biết đến”, theo tờ The Guardian dẫn lời đồng tác giả Stephanie Melillo của Viện Max Planck về nhân chủng học tiến hóa (Đức). Giáo sư Fred Spoor của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London (Anh) dự đoán: “Hộp sọ này sẽ trở thành một biểu tượng mới của lịch sử tiến hóa loài người”.

Từ hóa thạch, các nhà nghiên cứu xác định MRD có bộ não nhỏ, khoảng 1/4 kích thước của não người hiện đại, và đã mất vài đặc điểm của loài khỉ. Niên đại của hộp sọ cũng tiết lộ Anamensis và hậu duệ, đại diện là Lucy, từng cùng tồn tại trong một quãng thời gian khá dài, ít nhất 100.000 năm.

Thực tế này phá vỡ giả thuyết lâu nay về tiến hóa đường thẳng, theo đó một loài biến mất và được thay thế bằng loài mới, theo báo cáo trên chuyên san Nature.

Nghiên cứu mới áp dụng kỹ thuật tiên tiến đã phát hiện ra rằng, “Mrs Ples” và các hóa thạch khác được phát hiện trong hang động Sterkfontein ở Nam Phi có niên đại từ 3,4 đến 3,7 triệu năm.

Hóa thạch vượn người phương nam tên gì năm 2024
Hình ảnh những mẫu hóa thạch Australopithecus được tìm thấy trong hang động Sterkfontein ở Nam Phi. (Nguồn: CNN)

Theo nghiên cứu mới, những mẫu hóa thạch tổ tiên lâu đời nhất của loài người được tìm thấy tại Nam Phi có niên đại lâu hơn 1 triệu năm so với nghiên cứu trước đây. Điều này có nghĩa là họ đã tồn tại trên Trái Đất cùng thời với những người cổ đại sinh sống tại Đông Phi.

Các hang động Sterkfontein tại di sản thế giới “Cái nôi của Nhân loại” ở Tây Nam Johannesburg (Nam Phi) là nơi chứa nhiều hóa thạch vượn người phương nam (Australopithecus) hơn bất cứ khu vực nào khác trên thế giới.

Trong số đó, hóa thạch có biệt danh là “Mrs Ples,” được xem là hộp sọ hoàn chỉnh nhất của loài Australopithecus africanus, được tìm thấy ở Nam Phi vào năm 1947.

Nghiên cứu mới áp dụng kỹ thuật tiên tiến đã phát hiện ra rằng “Mrs Ples” và các hóa thạch khác được phát hiện gần đó có niên đại từ 3,4 đến 3,7 triệu năm.

Các nhà khoa học trước đây đánh giá thấp niên đại của các hóa thạch này do tính toán dựa trên đá canxit, loại đá hình thành muộn hơn so với phần đá còn lại của hang động này.

[Phát hiện mới cho thấy loài người xuất hiện ở châu Mỹ 30.000 năm trước]

Dựa trên các phép tính toán trước đó của giới chuyên môn, “Mrs Ples” và các hóa thạch khác được tìm thấy dưới độ sâu tương tự của hang động có niên đại ước tính khoảng từ 2,1-2,6 triệu năm.

Tuy nhiên, nhà khoa học Pháp Laurent Bruxelles, một trong những tác giả của nghiên cứu mới, cho biết “theo thứ tự thời gian thì điều đó không phù hợp.”

Khoảng 2,2 triệu năm trước, Homo habilis - loài lâu đời nhất của chi Homo - vốn đã xuất hiện trong khu vực. Nhưng không có dấu hiệu của Homo habilis ở cùng độ sâu của hang động, nơi “Mrs Ples” được tìm thấy.

Chuyên gia này cho rằng: “Thật lạ khi thấy một số Australopithecus tồn tại trong một thời gian dài như vậy."

Bên cạnh đó, nghiên cứu mới hoài nghi về niên đại của “Mrs Ples” khi cho thấy bộ xương gần như hoàn chỉnh của loài Australopithecus có tên “Little Foot” có niên đại cách đây 3,67 triệu năm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng dường như khó có thể có khoảng cách lớn giữa niên đại của “Mrs Ples” và “Little Foot,” nhất là khi hai hoá thạch chỉ cách nhau một ít lớp trầm tích.

Phát hiện mới có thể làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về lịch sử tổ tiên của loài người. Nghiên cứu đã được công bố ngày 27/6 trên tạp chí khoa học PNAS./.