Top 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất việt nam năm 2024

(TTĐN) - Hỗ trợ mô hình doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững thì cần có Luật Doanh nghiệp gia đình hoặc bổ sung các điều khoản trong luật về doanh nghiệp.

Top 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất việt nam năm 2024
Ảnh minh họa (Nguồn: vov.vn)

Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất đóng góp 25% GDP. Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), trong số hơn 10.000 doanh nghiệp ở các hội, câu lạc bộ trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM có hơn 50% là doanh nghiệp gia đình được thành lập từ khi Luật Doanh nghiệp và Luật Công ty ra đời từ năm 1990.

Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, doanh nghiệp gia đình ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế Việt Nam và thế giới. Trong 3 năm qua, khu vực kinh tế tư nhân luôn đóng góp trên 40% GDP và sẽ đạt 65% vào năm 2030. Ngoài ra, khu vực này góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu hút trên 83% lực lượng lao động, tương đương 45 triệu người. Về đầu tư, khu vực kinh tế tư nhân chiếm hơn 43% tổng vốn đầu tư xã hội.

Tuy nhiên, trên thế giới có đến 70% công ty theo mô hình doanh nghiệp gia đình khó duy trì đến thế hệ thứ hai và 90% không thể duy trì đến thế hệ thứ 3.

“Tôi nghĩ vấn đề quan trọng là phải chuẩn bị đầy đủ về mặt kiến thức, năng lực, đặc biệt là năng lực quản trị cho thế hệ sau. Thứ hai là sự đoàn kết, sự nhất trí giữa các thành viên trong gia đình cũng rất quan trọng. Thứ ba là việc thừa kế tài sản cũng phải đảm bảo hài hoà, phù hợp với lợi ích của tất cả các thành viên” - ông Thành nói.

Nhận định về điểm mạnh của doanh nghiệp gia đình, ông Phạm Phú Trường, Tổng Giám đốc GIBC liệt kê hàng loạt yếu tố như: tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự cam kết dựa trên huyết thống và truyền thống cao hơn những công ty bình thường khác. Các thành viên gia đình có thể làm việc không lương, cống hiến hết mình; Các quyết định trong kinh doanh sẽ linh hoạt hơn, tính truyền thống được tiếp nối dễ dàng hơn qua các thế hệ; Các doanh nghiệp gia đình có xu thế hoạt động bền vững hơn về mặt tài chính do có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tài chính của các thành viên.

Ông Trường cũng chỉ ra những điểm mạnh nêu trên sẽ là điểm yếu khi các thành viên có giá trị sống quá khác biệt, không hoà thuận, không cùng chí hướng. Để đảm bảo thành công, các thành viên cần xây dựng vững chắc nền tảng quản trị gia đình. Ông Trường cũng đề xuất cần có thêm Luật Doanh nghiệp gia đình hoặc bổ sung thêm các điều khoản trong Luật Doanh nghiệp để hỗ trợ cho doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững, góp phần bảo tồn bản sắc của dân tộc và xây dựng được những thương hiệu mang tầm quốc gia.

Nói về việc vận hành doanh nghiệp của gia đình mình, ông Lâm Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty Nệm Liên Á cho rằng trong quá trình hoạt động luôn có sự xung đột, đa số thuộc về khác biệt giữa định hướng phát triển giữa các thế hệ. Tuy nhiên những xung đột này là động lực thúc đẩy công ty phát triển tốt hơn. Để giải quyết những xung đột này, ông Minh cho rằng nền tảng quan trọng là phải xây dựng và duy trì văn hoá gia đình.

“Nhờ sống trong gia đình và có sự quan sát các thành viên đã giúp tôi có sự thừa hưởng những giá trị của gia đình từ những thế hệ trước để lại. Đó là một trong những yếu tố giúp công ty tôi xây dựng được văn hoá gia đình, từ đó giúp công ty phát triển bền vững” - ông Minh nói./.

Công ty gia đình chỉ loại hình công ty trong đó các thành viên trong gia đình, gia tộc nắm phần lớn vốn điều lệ, tài sản và quyền quản trị, điều hành công ty.

Có những công ty do một gia tộc nắm 100%. Một số công ty khác gia tộc đó nắm giữ cổ phần chi phối theo luật của nước sở tại.

(HQ Online) - Doanh nghiệp gia đình hay kinh tế gia đình chính là hạt nhân của nền kinh tế, đã và đang trở thành một thành tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và phát triển doanh nghiệp.

Top 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất việt nam năm 2024
Các doanh nghiệp đều có đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế. Ảnh: H.Dịu

Nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6), sáng 25/6, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp gia đình Việt Nam 2019 với chủ đề “Thực trạng và giải pháp chuyển giao kế nghiệp thành công”.

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, theo khảo sát 10 doanh nghiệp gia đình lớn nhất trên thế giới hiện nay cho thấy tổng số vốn của các doanh nghiệp gia đình này lên đến trên 3.000 tỷ USD.

Hiện 40% GDP trong nền kinh tế thế giới được tạo ra bởi các doanh nghiệp gia đình với những tập đoàn với thương hiệu danh tiếng như Hermès, Ford, Toyota, Samsung, Hyundai, Estée Lauder….

Đối với nước ta, hiện có khoảng 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất đã và đang đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước.

Trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất, có nhiều doanh nghiệp gia đình và không ít trong số này có cổ phiếu thuộc nhóm mã cổ phiếu bluechips trên thị trường chứng khoán như Vingroup, Vietjet, Thành Thành Công, Kido…

Còn theo khảo sát của PwC, doanh nghiệp gia đình tạo ra hơn 60% giá trị nền tảng trên thế giới. 80% doanh gia đình kỳ vọng doanh thu của doanh nghiệp gia đình tăng ở mọi lĩnh vực, có đến 69% kỳ vọng doanh nghiệp thu cao hơn, và có 16% kỳ vọng doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp gia đình vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển giao cho thế hệ thứ hai và những thế hệ tiếp theo.

Ông David Tay, Giám đốc Phát triển kinh doanh, PwC Malaysia & Việt Nam cho hay, các doanh nghiệp gia đình có xu hướng giảm dần doanh thu từ thế hệ thứ ba, thứ tư trở đi. Nghiên cứu của PwC cho thấy, chỉ 30% doanh nghiệp chuyển giao thành công ở thế hệ thứ hai, chỉ 12% doanh nghiệp chuyển giao thành công ở thế hệ thứ ba và và chỉ 3% doanh nghiệp chuyển giao thành công ở thế hệ thứ tư.

Vì thế, theo bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, để cả hai thế hệ có thể hiểu được cùng nhau thì việc trao đổi, giao tiếp trong gia đình là vấn đề quan trọng. Bởi nếu thành viên trong gia đình cùng làm việc với nhau mà không thể trao đổi, chia sẻ cùng nhau thì càng tạo ra các vấn đề phức tạp hơn trong tổ chức

Do vậy, để thành công trong doanh nghiệp gia đình, các chuyên gia cho rằng, việc quản trị doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Theo đó, cần phải xây dựng được quản trị chuyên nghiệp, không thể gia đình trị mà phải kỹ trị và phải có quản lý chuyên môn chuyên nghiệp. Các thành viên gia đình được khuyến khích tham gia vào đầu tư, quản trị doanh nghiệp. Khi tuyển dụng các thành viên gia đình vào các vị trí quản trị phải nghiêm ngặt như tuyển dụng các nhân sự bên ngoài khác.

Cũng về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc cho hay, để kế nghiệp thành công cần phải quan tâm tới người lao động, khách hàng như anh em trong gia đình

Tại diễn đàn, theo nhiều ý kiến của các đại biểu, cần phải dựng được kế hoạch kế nhiệm, tư duy kinh doanh sẽ tốt hơn khi xây dựng được kế hoạch này. Đồng thời, các doanh nghiệp gia đình cần tận dụng công nghệ mới song phải kế tiếp những di sản mà thế hệ trước để lại. Xây dựng chuyên môn để điều hành doanh nghiệp cũng như uy tín với khách hàng và nhân viên.