Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý năm 2024

Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào điểm xuất phát của bạn (cân nặng trước khi mang thai) và có thể dao động từ 5 đến 18 kg. Nếu bạn nằm trong phạm vi cân nặng bình thường, bạn có thể tăng trung bình từ 11 đến 16 kg. Phụ nữ thừa cân không nên tăng quá 5 đến 9 kg. Tuy nhiên, có một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp cho bạn và em bé tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng mà hai bạn cần quan trọng hơn nhiều so với con số trên quy mô của bạn. Ví dụ, nếu bạn bị ốm nghén, bạn thậm chí có thể giảm cân trong thời kỳ đầu mang thai. Miễn là bạn và em bé của bạn đang khỏe mạnh và bạn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, thì việc tăng cân là không có vấn đề gì, đặc biệt là không phải trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Bao nhiêu cân từ chất lỏng là bình thường trong thai kỳ?

Việc tích tụ chất lỏng trong các mô của cơ thể - còn được gọi là phù nề - là điều hoàn toàn bình thường khi mang thai và không có gì đáng lo ngại. Các chuyên gia tin rằng lượng nước trong cơ thể tăng lên đến 35 phần trăm khi mang thai. Điều này là do sự hình thành máu được thúc đẩy và nước ối được tạo ra. Ngoài ra, các mô da trở nên mềm hơn khi mang thai nên dễ bị giữ nước hơn. Đặc biệt vào mùa hè, nhiều bà bầu bị phù nề. Việc giữ nước có thể chiếm từ 2 đến 2,5 kg trọng lượng khi mang thai của họ. Tập thể dục nhẹ nhàng, như yoga khi mang thai hoặc đi bộ, có thể giúp chống giữ nước. Những trường hợp bị giữ nước nghiêm trọng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng tiền sản giật. Nếu nghi ngờ, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa của bạn.

Khi mang thai có nên ăn gì không?

Quan niệm xưa khuyên phụ nữ mang thai nên ăn nhiều, vì suy cho cùng họ đang “ăn cho hai người”. Tuy nhiên, điều này đã được khoa học vạch trần. Trên thực tế, một phụ nữ mang thai chỉ cần tăng lượng calo nạp vào 250 kcal trong tam cá nguyệt thứ hai và 500 kcal trong tam cá nguyệt thứ ba so với trước khi mang thai. Tuy nhiên, lượng calo chỉ là thứ yếu so với lượng chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho phụ nữ mang thai.

Tôi đã tăng bao nhiêu cân vào tuần thứ 20 của thai kỳ?

Vào cuối tuần 20, bạn mới đi được nửa chặng đường của thai kỳ. Lúc này, em bé của bạn sẽ chỉ nặng khoảng 250 đến 290 gram, có nghĩa là bạn có thể sẽ chưa tăng cân nhiều. Sau tháng thứ 5 của thai kỳ, đáng lẽ bạn đã tăng được khoảng 2 đến 3 kg. Tuy nhiên, con số này phụ thuộc nhiều vào thể trạng cá nhân của bạn, có nghĩa là ví dụ như cân nặng trước khi mang thai hoặc mức độ nghiêm trọng của chứng ốm nghén.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi là vấn đề được tất cả mẹ bầu quan tâm. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ cần được bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời thai nhi sẽ lớn dần nên cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng dần theo từng tháng.

Kiểm soát cân nặng khi mang thai quan trọng như thế nào?

Tăng cân hợp lý khi mang thai là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Mỗi người sẽ có mức tăng cân khác nhau và tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai thường phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ, sức khỏe của người mẹ, sự phát triển của thai nhi (thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mô, mỡ, dịch cơ thể tăng) và chế độ dinh dưỡng.

Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý năm 2024
Kiểm soát cân nặng quyết định lớn đến sức khỏe của mẹ và bé

Rất nhiều quan điểm cho rằng trong thai kỳ cơ thể người mẹ cần ăn nhiều và tăng nhiều cân để “nuôi hai người” nhưng điều này không đúng hoàn toàn. Bởi vì việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít so với bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu đều có thể tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và em bé.

Tác hại khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh và quá nhiều vượt mức trong bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu có thể gây ra nhiều hệ lụy như:

  • Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, biến chứng thai kỳ;
  • Khó sinh thường do thai nhi quá to;
  • Dễ bị biến chứng khi chuyển dạ;
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, vết rạch sau sinh;
  • Áp lực cân nặng khiến mẹ bầu mệt mỏi, đi lại khó khăn, đau lưng, phù chân;
  • Mẹ bầu dễ gặp vấn đề với vùng xương chậu, són tiểu;
  • Trẻ sau sinh ra dễ mắc bệnh tiểu đường;
  • Gặp nhiều khó khăn để lấy lại vóc dáng sau khi sinh nở.

Tác hại khi mẹ bầu tăng cân quá ít

Nếu như tăng cân quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý, sinh khó và nhiều biến chứng thì tăng cân ít dưới mức trong bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu cũng là vấn đề đáng lo ngại. Mẹ bầu tăng cân quá ít có thể gặp những vấn đề như:

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, không đảm bảo sức khỏe cho quá trình vượt cạn;
  • Thai nhi có thể bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển;
  • Dễ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh;
  • Trẻ sinh ra thường yếu ớt, thiếu cân, đề kháng kém;
  • Ảnh hưởng đến việc tạo sữa, chất lượng và lượng sữa sau sinh.
    Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý năm 2024
    Mẹ bầu tăng ít cân có thể bị suy nhược, thai nhi chậm phát triển

Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là chuẩn?

Để đảm bảo mức cân nặng theo bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu, việc theo dõi cân nặng thường xuyên và duy trì mức tăng cân khoa học là rất quan trọng. Vì thế, mẹ bầu cần tìm hiểu mức độ tăng cân phù hợp với bản thân, tránh việc ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Theo các chuyên gia, với các mẹ bầu mang thai đơn trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ chỉ nên tăng khoảng 10 đến 12 cân và số cân tăng thường bằng 1/4 trọng lượng cơ thể trước khi có thai là tốt nhất. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chi tiết cho mẹ bầu trong từng trường hợp cụ thể.

Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo tam cá nguyệt

Cân nặng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn tam cá nguyệt với mức độ tăng không giống nhau. Với những mẹ đang trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi trong bụng vẫn còn nhỏ và những cơn ốm nghén nên cân nặng thường tăng ít. Đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thai nhi, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên nhanh chóng. Dưới đây là bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn mẹ bầu cần nắm được.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Đây là giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu phải làm quen dần với sự thay đổi của cơ thể và đối mặt với những cơn ốm nghén. Chính vì thế, giai đoạn này mẹ thường không tăng cân hoặc tăng cân ít. Theo bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu, mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 1 nên tăng 1 đến 1,5kg là tốt nhất.

Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý năm 2024
Bảng tăng cân chuẩn của mẹ bầu theo 3 giai đoạn

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai (ba tháng giữa thai kỳ) cơ thể người mẹ đã quen với sự thay đổi và sự có mặt của em bé. Đồng thời, những cơn ốm nghén cũng giảm dần nên việc ăn uống sẽ trở lại bình thường. Đặc biệt, trong giai đoạn này thai nhi cũng có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và bé yêu, mẹ bầu cần tăng khoảng 4 đến 5kg là hợp lý.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba

3 tháng cuối thai kỳ là thời gian tăng cân mạnh mẽ nhất của mẹ bầu và thai nhi. Trong giai đoạn này mẹ bầu nên tăng khoảng 5 đến 6kg theo bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu.

Bí quyết duy trì mức tăng cân ổn định khi mang thai

Bên cạnh việc thiết lập biểu đồ tăng cân và tuân thủ các nguyên tắc đo lường cân nặng đúng cách, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số bí quyết giúp mẹ bầu có mức tăng cân hợp lý.

Dinh dưỡng thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cần bổ sung đa dạng thực phẩm đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm nhóm chất bột (gạo, mì, ngô, khoai,...), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,...), nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc...), nhóm các vitamin và khoáng chất (rau, trái cây). Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của mẹ bầu cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và giảm thiểu tối đa gia vị.

Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý năm 2024
Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cần đảm bảo đủ chất, đa dạng thực phẩm

Vận động

Để tăng cân vừa đủ, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, mẹ bầu cũng nên hoạt động thể chất nhẹ nhàng phù hợp sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, để chọn được bài tập phù hợp với sức khỏe, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện.

Chế độ sinh hoạt

Mẹ bầu nên duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, không nên suy nghĩ, căng thẳng quá mức vì điều này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự thay đổi cân nặng.

Trên đây là bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu một số lưu ý để duy trì mức tăng cân ổn định theo từng giai đoạn. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức chăm sóc bản thân và có thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn suôn sẻ.

Tăng bao nhiêu cân khi mang thai?

Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg, cụ thể như sau: 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg. 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 - 5 kg. 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 - 6 kg.nullTăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý? - Vinmecwww.vinmec.com › Trang chủ › Sức khoẻ tổng hợpnull

3 tháng đầu mang thai tăng bao nhiêu cân?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên tăng tổng cộng 1,5 – 2,3 kg (khoảng 450 – 700g mỗi tháng). Giai đoạn 3 tháng đầu mẹ bầu chỉ cần tăng khoảng 1,5-2,3 kg là hợp lý. Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ dài khoảng 6,5 cm, nặng khoảng 18 g và cực kỳ nhỏ bé nên mẹ sẽ chưa cảm nhận được sự thay đổi trọng lượng của con.nullMang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân?benhvienthucuc.vn › mang-thai-3-thang-dau-tang-bao-nhieu-cannull

3 tháng cuối thai kỳ nên tăng bao nhiêu cân?

Nhìn chung, ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa 5-6kg để em bé đủ cân nặng và quá trình sinh nở thuận lợi. 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần: Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.nullBa tháng cuối thai kỳ nên tăng tối đa 5-6kg - Vinmecwww.vinmec.com › vie › bai-vietnull

Bầu 26 tuần nên tăng bao nhiêu cân?

Giai đoạn thai kỳ 26 tuần, khuyến cáo mẹ nên tăng khoảng 0,5 kg/tuần. Nếu mẹ bầu thừa cân thì chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 - 0,3 kg/tuần.nullCân nặng thai nhi 26 tuần bao nhiêu là đạt chuẩn? - Frisowww.friso.com.vn › kinh-nghiem-hay › can-nang-thai-nhi-26-tuannull